ĐCSVN, Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb CTQG, H 2006, tr 175.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới ý nghĩa đối với việc đấu tranh chống phi chính trị hoá quân đội hiện nay (Trang 25 - 49)

Là đội quân sản xuất: tăng gia sản xuất cải thiện đời sống cho bộ đội vừa là bản chất, vừa là truyền thống của quân đội ta; chăm lo xây dựng kinh tế, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Tích cực tham gia xây dựng, phát triển kinh tế, góp phần tăng thêm của cải cho xã hội, xây dựng đất nước và tự giải quyết một phần nhu cầu của chính mình; tích cực củng cố và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường sự quản lý của Nhà nước và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường.

Là đội quân công tác: Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, đó là: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Do đó phải vận động quần chúng nhân dân xây dựng cơ sở vững mạnh, góp phần tăng cường sự đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, quân đội với nhân dân; giúp dân chống thiên tai, giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống, tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ và chấp hành đúng đường lối quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; đấu tranh làm thất bại âm mưu chia rẽ quân đội với nhân dân của kẻ thù; tăng cường hơn nữa việc giúp đỡ nhân dân về mọi mặt một cách thiết thực và hiệu quả; chăm lo xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương nơi các đơn vị đóng quân. Quân đội ta không chỉ là đội quân tuyên truyền vận động chính trị, mà còn là một đội quân tham gia vào công cuộc động viên và tổ chức toàn dân xây dựng và bảo vệ đất nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội; tích cực góp phần củng cố và phát triển cơ sở chính

trị, xây dựng địa bàn, xây dựng hậu phương, xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và rộng hơn là thế trận bảo vệ Tổ quốc.

Ba chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quá trình thực hiện là một thể thống nhất, đan xen vào nhau giữa các chức năng, trong đó chức năng chiến đấu là cơ bản nhất, ở mỗi đơn vị, sự kết hợp, đan xen thực hiện cả ba chức năng đó tuỳ thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để vận dụng thực hiện đúng đắn, phù hợp, đảm bảo cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

6. Chấp hành nghiêm pháp luật, điều lệnh, điều lệ của quân đội. 7. Sẵn sàng chiến đấu cao và chiến đấu thắng lợi, hoàn thành mọi nhiệm vụ, chức năng, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hai là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đây là nguyên tắc tối cao, là nội dung cốt lõi, là gốc, là nền tảng trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Ngay từ đầu khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng ta quyết lãnh đạo quân đội và nhân dân vượt mọi khó khăn gian khổ”26, và phải có các đại biểu của Đảng bên cạnh người chỉ huy để lãnh đạo quân đội.

Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam phải lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam?

Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin khi xác định sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Mác và Ăngghen đã chỉ cho giai cấp công nhân con đường đúng đắn nhất để tự giải phóng mình, dưới sự lãnh đạo của chính đảng cách mạng của giai cấp mình, giai cấp công nhân phải liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân, dùng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, lập nên nhà nước chuyên chính vô sản và dùng nhà nước đó làm công cụ để bảo vệ quyền thống trị của mình đối với toàn bộ xã hội. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” các ông đã chỉ rõ: “Giai cấp vô sản không tự giấu diếm ý định của mình, họ công khai tuyên bố rằng, mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực cách mạng, lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện thời - “giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách lật đổ giai cấp tư sản bằng bạo lực”. Bởi vì, theo các ông, để củng cố, giữ vững địa vị thống trị của mình, tiến hành chiến tranh xâm lược, giai cấp tư sản đã xây dựng một bộ máy khổng lồ bao gồm quân đội, cảnh sát, nhà tù..., muốn đập tan bộ máy ấy, giai cấp công nhân không còn cách nào khác là phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Tuy nhiên, Mác và Ăngghen trong khi nhấn mạnh vai trò của bạo lực cách mạng, các ông cũng đề cập đến khả năng giành chính quyền bằng phương pháp hoà bình, nhưng đây là một khả năng rất quý và hiếm, nó chỉ xuất hiện khi

có các điều kiện khác kèm theo. Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ đó, giai cấp vô sản phải có lực lượng vũ trang của mình, lãnh đạo lực lượng đó cùng với nhân dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị và bảo vệ thành quả cách mạng. Trong thư gửi “Đồng minh những người cộng sản”, Mác và Ăngghen nhấn mạnh: “công nhân phải được vũ trang có tổ chức, cần phải trang bị súng trường, cạcbin, đại bác và đạn dược”, rằng “công nhân cần phải tổ chức thành những đội quân vô sản độc lập”. Như vậy, quan điểm của các ông là trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản cùng với việc sử dụng bạo lực chính trị, tất yếu phải sử dụng bạo lực vũ trang, phải tổ chức ra lực lượng vũ trang và lãnh đạo lực lượng vũ trang đó.

Lênin đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới, khi mà chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản đã trở nên phản động, hiếu chiến, xâm lược. Lênin đã phân tích một cách sâu sắc tính tất yếu khách quan của việc xây dựng một tổ chức quân sự của giai cấp vô sản, bởi vì không có bạo lực cách mạng thì giai cấp vô sản không thể chiến thắng được kẻ thù, đồng thời Người chỉ rõ: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”27. Xem xét về vấn đề chiến tranh và quân đội, Lênin chỉ ra rằng: Trong mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị: chính trị là mục đích, chiến tranh là công cụ, để đạt được mục đích chính trị thì giai cấp, nhà nước phải có công cụ mạnh, công cụ mạnh đó là quân đội. Quân đội bao giờ cũng là quân đội của 27 V.I.Lênin,Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1978, Tập 38, tr. 53.

một giai cấp, một nhà nước nhất định, do một giai cấp, một nhà nước tổ chức ra, nuôi dưỡng và sử dụng nó vào mục đích chính trị. Sức mạnh của nhà nước trước hết biểu hiện ở sức mạnh của quân đội. Do đó, bao giờ quân đội cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp, của nhà nước nhất định, mang bản chất của giai cấp đã sinh ra nó. Không có quân đội của nhiều gia cấp, siêu giai cấp, phi giai cấp. Quân đội của giai cấp tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản, quân đội của giai cấp công nhân mang bản chất của giai cấp công nhân. Để quân đội mang bản chất giai cấp công nhân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân.

Đồng thời, Lênin đã xây dựng hoàn chỉnh học thuyết về quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản. Trong học thuyết của mình, Lênin đã giải quyết thành công hàng loạt vấn đề về nguyên tắc xây dựng một quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, trong đó vấn đề căn bản nhất trong những nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản là Đảng Cộng sản lãnh đạo chặt chẽ quân đội về mọi mặt và đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mọi tình huống. Theo Lênin, sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là tất yếu khách quan, là một quy luật nhằm làm cho Hồng quân tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa

xã hội. Đây là tiêu chí để phân biệt quân đội kiểu cũ với quân đội kiểu mới, quân đội cách mạng với quân đội phản cách mạng.

Trung thành và vận dung đúng đắn, sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về những nguyên tắc về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, kế thừa và phát triển kinh nghiệm truyền thống dựng nước phải đi đôi với giữ nước qua mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam và kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, cũng như kinh nghiệm của bản thân với tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh đã sớm thấy rõ con đường cách mạng Việt Nam chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản. Người kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình; “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”28. Khi đã tìm thấy con đường cứu nước, xác định được đường lối cách mạng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, Người đã chủ động tập trung vào việc xây dựng lực lượng cho cách mạng, trước hết là lực lượng chính trị và từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho việc tiến hành cách mạng bạo lực ở Việt Nam. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lực lượng để tiến hành cách mạng bạo lực không phải chỉ là lực lượng vũ trang, phương thức tiến hành cách mạng bạo lực không phải chỉ là đấu tranh quân sự. Người đã chỉ rõ: cách mạng bạo lực bao giờ cũng phải dựa vào hai lực lượng: lực lượng 28 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, Tập 12, tr. 304.

chính trị của toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang. Phương thức tiến hành cách mạng bạo lực phải vừa là đấu tranh chính trị, vừa là đấu tranh quân sự, phải kết hợp hai phương thức ấy cho phù hợp với tình hình từng nơi, từng lúc để giành thắng lợi. Khi đã có chính quyền thì khẩn trương phát triển lực lượng, chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù bằng bạo lực cách mạng để giữ vững chính quyền. Khi buộc phải kháng chiến thì kiên quyết động viên toàn dân đứng lên chiến đấu, với tinh thần: “ Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”29, “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”30. Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời, Hồ Chí Minh đã chủ trương việc: “Tổ chức ra quân đội công nông”, “Vũ trang cho công nông”, “Lập quân đội công nông”, “Tổ chức đội tự vệ công nông”. Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng (năm 1935), Đảng đã ra Nghị quyết về tổ chức và lãnh đạo tự vệ thường trực, và chỉ rõ: công nông cách mạng tự vệ đội là dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương, quân uỷ Đảng Cộng sản...Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng từ trong các tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên đến Qquân đội nhândân Việt Nam ngày nay. Sau khi thành lập các đội du kích, Người đã trực tiếp chỉ đạo thành lập chi bộ đảng và bầu ra ban chi uỷ để lãnh đạo đội. Trong chỉ đạo xây dựng 29 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, Tập 4, tr. 480.

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Người yêu cầu: Tổ chức của Đội phải lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, có đội viên, có bộ đội là có sự lãnh đạo của Đảng, và luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng trong đội tự vệ. Hồ Chí Minh cho rằng, việc tổ chức ra quân đội để tiến hành đấu tranh cách mạng là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt nam, cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng cách mạng, Đảng rất coi trọng xây dựng lực lượng quân sự và giữ quyền lãnh đạo chặt chẽ quân sự trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Không những tổ chức ra quân đội, Đảng còn xác định sự tất yếu phải lãnh đạo quân đội đó. Quyền lãnh đạo quân đội thuộc về đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, không phân quyền lãnh đạo đó cho một giai cấp nào, một tổ chức, một đảng phái nào khác. Trong điều kiện lịch sử nhất định, về sách lược, có thể có sự liên hiệp nhất định trong mặt trận, trong chính quyền, nhưng quân đội là lực lượng vũ trang của Đảng, công cụ chủ yếu của Nhà nước chuyên chính vô sản, thì Đảng phải nắm quyền lãnh đạo. Có như vậy thì sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội mới vững chắc và thích hợp với tính chất, đặc điểm của quân đội. Chính nhờ nắm chắc và lãnh đạo chặt chẽ quân đội mà Đảng đã phát huy được sức mạnh của quân đội, làm cho quân đội luôn mang bản chất giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

dạy: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”31. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong xây dựng và lãnh đạo quân đội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức và lãnh đạo quân đội của các Đảng cộng sản trên thế giới đã chứng minh: bất kỳ ở đâu, trong tình huống nào mà Đảng Cộng sản không nắm chắc và giữ vai trò lãnh đạo đối với quân đội thì quân đội ở đó không còn là lực lượng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nếu khi nào Đảng Cộng sản buông lỏng sự lãnh đạo của mình đối với quân đội, lập tức quân đội xa rời mục tiêu chiến đấu, bị mất phương hướng chiến đấu, dẫn đến biến chất và bị kẻ thù vô hiệu hoá, trở thành lực lượng đối trọng của giai cấp, của nhà nước đã tổ chức ra nó. Ngược lại, thực tiễn của cách mạng Việt Nam hơn 60 năm qua đã khẳng định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm cho quân đội ta luôn luôn là lực lượng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, quân đội không xa rời mục tiêu chiến đấu, không bị mất phương hướng chiến đấu.

Ngày nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, sâu sắc và mau lẹ, đang đặt ra yêu cầu cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong khi đặt lên hàng đầu

nhiệm vụ xây dựng đất nước, chúng ta không một phút lơ là đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt. Do đó, Đảng ta

Một phần của tài liệu THU HOẠCH xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới ý nghĩa đối với việc đấu tranh chống phi chính trị hoá quân đội hiện nay (Trang 25 - 49)