Xây dựng quân đội về chính trị nhằm đánh bại âm mưu “phi chính trị hoá” của kẻ thù đối với quân đội ta.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới ý nghĩa đối với việc đấu tranh chống phi chính trị hoá quân đội hiện nay (Trang 58 - 65)

37 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H

3.2. Xây dựng quân đội về chính trị nhằm đánh bại âm mưu “phi chính trị hoá” của kẻ thù đối với quân đội ta.

chính trị hoá của kẻ thù đối với quân đội ta.

Để thực hiện mưu đồ “phi chính trị hoá” quân đội ta, tách rời quân đội với Đảng, Nhà nước và với nhân dân, sự tấn công đó của kẻ thù diễn ra với những biện pháp, thủ đoạn tinh vi, nham hiểm. Để đánh bại âm mưu đó của kẻ thù, một mặt, phải củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong quân đội; mặt khác, phải tích cực, chủ động chống lại hệ tư tưởng, lối sống tư sản với mọi biểu hiện đa dạng, tinh vi đang hàng ngày, hàng giờ xâm nhập vào quân đội ta.

Như chúng ta đã biết, ngay từ đầu khi có quân đội của giai cấp vô sản, một quân đội kiểu mới, Lênin đã chỉ ra nguồn gốc, bản chất của 38 ĐCSVN, Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb CTQG, H. 2006, tr

quân đội, tính tất yếu của việc xây dựng quân đội về chính trị, về sự lãnh đạo của đảng công nhân đối với quân đội. Đồng thời Người đã phê phán các quan điểm cơ hội xét lại đòi quân đội đứng ngoài chính trị và “phi chính trị hoá” quân đội. Lênin đã kịch liệt phê phán quan điểm và thái độ của bọn cơ hội xét lại, của chủ nghĩa xã hội- sô vanh đã mơ hồ về vấn đề giai cấp, chúng cho rằng phải thực hiện hợp tác giai cấp chứ không phải đấu tranh giai cấp, từ bỏ những biện pháp đấu tranh cách mạng. Theo Lênin, chủ nghĩa cơ hội “nó đã triệt để hoàn thành sứ mệnh làm tay sai cho giai cấp tư sản trong phong trào công nhân...làm cho giai cấp công nhân phải khuất phục giai cấp tư sản nước “họ”, là liên minh với giai cấp tư sản để áp bức các dân tộc khác và để đấu tranh cho những đặc quyền đặc lợi nước lớn, vì sự thống nhất đó chỉ là sự phân liệt của giai cấp vô sản cách mạng ở tất cả các nước”39. Vì vậy, hơn lúc nào hết vai trò của quân đội trong cuộc chiến tranh phải có mục tiêu rõ ràng, không thể có thái độ thờ ơ đứng ngoài chính trị và theo Lênin: những người xã hội chủ nghĩa phải có thái độ đúng đắn, phải thừa nhận và ủng hộ nội chiến cách mạng, phải chuẩn bị công phu cho nội chiến cách mạng.

Hiện nay, nhân loại đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những diễn biến hết sức nhanh chóng phức tạp và khó lường. Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng 39 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, Tập 26, tr 406- tr 407.

bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt”40. Đặc biệt cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ cầm đầu đã dẫn đến một thực tế là đã làm cho nhiều người nhầm lẫn giữa tính chất phi nghĩa và tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh này. Trên cơ sở khoa để hiểu rõ và phát huy sức mạnh của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta.

Đối với lực lượng vũ trang nhân dân phải nghiên cứu và vận dụng đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, có thái độ đúng đắn trong xử lý các vấn đề thuộc về phạm vi, trách nhiệm của mình, đúng chức năng nhiệm vụ với quan điểm đứt khoát quân đội là công cụ bạo lực sắc bén của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như chúng ta đã biết, quân đội xuất hiện và tồn tại gắn liền với chính trị, là công cụ thực hiện chính trị ấy. Mọi mặt hoạt động của quân đội đều bị quy định bởi chính trị và phụ thuộc vào chính trị. Chính trị quy định bản chất, chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ cơ bản như quan hệ giữa quân đội với giai cấp, với chế độ xã hội, với nhân dân, với dân tộc. Quân đội bao giờ cũng gắn liền với giai cấp, nhà nước sinh ra nó, mang bản chất giai cấp sâu sắc. Vì vậy, không có và không thể có quân đội đứng ngoài giai cấp, ngoài nhà nước, một quân đội “phi giai cấp” hoặc “siêu giai cấp”, quân đội “phi chính trị” hoặc “đứng ngoài chính tri”. Cho nên, 40 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.

phải kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch đòi “phi chính trị hoá quân đội” để quân đội đứng ở vị trí “trung lập”, điều đó trái với các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, vì vậy các lực lượng vũ trang nhân dân ta cần hết sức cảnh giác, tránh mơ hồ giai cấp. Bọn cơ hội xét lại tiếp tục tuyên truyền cho luận điểm của giai cấp tư sản: “quân đội của dân tộc”, “quân đội của nhân dân”, “quân đội đứng ngoài chính trị”, “quân đội phi giai cấp”.v.v..

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đang tập trung hô hào “phi chính trị hoá quân đội”. Mục đích của chúng là tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, làm cho quân đội không còn là công cụ bạo lực sắc bén của Nhà nước ta, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Từ vô hiệu hoá quân đội, các thế lực thù địch mong muốn sẽ giành chính quyền bằng phương pháp hoà bình, làm cho quân đội mất mục tiêu chiến đấu của mình. Để hiểu rõ bản chất “phi chính trị hoá quân đội”, chúng ta xem xét dưới các góc độ sau đây:

Một là, như chúng ta đã biết không thể có một quân đội nào đứng ngoài chính trị, phi chính trị theo cả lý luận chung và thực tiễn cũng chứng minh như vậy. Bởi vì, quân đội là tổ chức vũ trang, do nhà nước, giai cấp tổ chức ra, nuôi dưỡng và sử dụng theo mục tiêu chính trị mà nhà nước, giai cấp đó xác định. Theo Lênin: chiến tranh là thủ đoạn chính trị từ đầu đến cuối, khi tiến hành chiến tranh thì lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt, do vậy không có quân đội chung chung đứng

ngoài nhà nước, ngoài giai cấp. Khi có đảng chính trị ra đời thì đảng chính trị đó lãnh đạo nhà nước vì vậy, quân đội mang bản chất giai cấp của đảng chính trị lãnh đạo nhà nước đó. Mặt khác, quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước nhằm sử dụng vào đấu tranh vũ trang và tiến hành các cuộc chiến tranh, mà chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, do đó quân đội không thể đứng ngoài chính trị. Qua phân tích như trên chúng ta thấy rằng “phi chính trị hoá quân đội” không đúng cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn.

Hai là, chúng ta tiếp tục khẳng định quân đội cách mạng của nhà nước chuyên chính vô sản mang bản chất giai cấp công nhân. Bởi vì, muốn tiến hành cách mạng thắng lợi thì giai cấp công nhân phải sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Do vậy quân đội phải mang bản chất của giai cấp công nhân- giai cấp tổ chức ra nhà nước chuyên chính vô sản. Vì vậy Đảng cộng sản lãnh đạo quân đội là nguyên tắc tối cao. Do đó, không có quân đội cách mạng nào lại đứng ngoài chính trị và phi chính trị.

Ba là, trong cuộc đấu tranh giai cấp và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì quân đội vẫn là công cụ của đảng và nhà nước để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó quân đội phải mang bản chất chính trị và không thể đứng ngoài chính trị.

Như vậy, với luận điểm “phi chính trị hoá quân đội” thì Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam không mơ hồ giai cấp, không mắc mưu các thế lực thù

địch, thậm chí một số người cho rằng mình là cộng sản nhưng lại chống phá chủ nghĩa xã hội- đó là chủ nghĩa cơ hội xét lại không thể chối cãi được, tiêu biểu cho chủ nghĩa cơ hội xét lại là Goócbachốp (Liên xô cũ) đã nguỵ trang dưới chiêu bài “yêu chuộng hoà bình”, “đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thế giới”, “mở cửa, đối thoại với chủ nghĩa đế quốc”, tư tưởng “cùng tồn tại trong ngôi nhà chung”...và cho rằng: “Chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn khác” đã lỗi thời, không còn phù hợp, cần phải xếp nó vào thư viện v.v.. và đã đưa đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Mặt khác, từ thực tiễn cách mạng ở nước ta không cho phép chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Lịch sử đã chọn Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng (lịch sử đã chứng minh điều đó), do vậy, chúng ta không thể thực hiện đa nguyên, đa đảng.

Từ phân tích ở trên, chúng ta khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam là một tất yếu lịch sử, là nguyên tắc tối cao trong xây dựng Nhà nước ta nói chung và trong xây dựng quân đội ta nói riêng, là nhân tố chủ yếu để xây dựng quân đội về chính trị, là tiền đề, điều kiện để xây dựng quân đội toàn diện tạo sức mạnh chiến đấu của quân đội và là điều kiện kiên quyết để chống “phi chính trị hóa” quân đội. Chỉ khi nào chúng ta mất cảnh giác cách mạng, mơ hồ

giai cấp thì kẻ thù sẽ sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Hiện nay, một bộ phận cán bộ chiến sỹ ta mai một về bản chất giai cấp công nhân (do biến đổi cơ cấu giai cấp- xã hội như đã phân tích ở trên), nó sẽ tác động cùng chiều với “phi chính trị hoá quân đội”, điều đó cần phải khắc phục.

Mặt khác, sự tiến công của kẻ thù bằng chiến lược “diễn biến hoà bình” tạo ra sự mơ hồ giai cấp, mất cảnh giác cách mạng, sự thờ ơ với chính trị ở các hình thức và cấp độ khác nhau thì đây là khởi đầu cho quá trình“phi chính trị hoá” quân đội ta. Hơn nữa, sự kích động của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền quá mức đã làm phai nhạt lý tưởng một bộ phận cán bộ chiến sỹ đó là biểu hiện “phi chính trị hoá” quân đội, “phi lý tưởng quân đội”; cùng với tâm trạng hoài nghi dao động, đó là các yếu tố phá hoại chính trị của quân đội ta.

Vì vậy, hơn bao giờ hết phải coi trọng xây dựng quân đội về chính trị, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh chiến đấu tổng hợp của Quân đội ta. Trọng tâm là tăng cường bản chất giai cấp công nhân đối với quân đội: giáo dục hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, giữ vững nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới- quân đội vô sản; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện tốt chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt

Nam. Đồng thời, phải có trách nhiệm xây dựng quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, lấy xây dựng quân đội về chính trị làm cơ sở, tiếp tục đổi mới, mua sắm vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với điều kiện, khả năng kinh tế của đất nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của quân đội đáp ứng với mọi tình huống của cách mạng Việt Nam hiện nay.

Như vậy, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác, nhằm tạo ra các nhân tố có lợi để đẩy lùi, đánh bại chiến lược “diễn biến hoà bình” và làm cho “phi chính trị hoá quân đội” của địch bị phá sản.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới ý nghĩa đối với việc đấu tranh chống phi chính trị hoá quân đội hiện nay (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w