những phẩm chất hết sức cơ bản của quân đội ta đã được Hồ Chí Minh đúc kết và đã trở thành truyền thống quý báu của quân đội ta ngày nay.
Để xây dựng tư tưởng, lòng trung thành, phẩm chất đạo đức, lối sống cho quân nhân trong quân đội ta cần thực hiện tốt các yêu cầu như sau:
Thứ nhất, tạo được bầu không khí dân chủ, kỷ luật, nếp sống chính quy là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thống nhất chính trị, tư tưởng cao trong mỗi đơn vị; làm lành mạnh hoá các mối quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ huy, giữa cấp trên, cấp dưới, giữa cán bộ chiến sỹ.
Thứ hai, xây dựng môi trường văn hoá chính trị lành mạnh, thuận lợi cho việc giáo dục tư tưởng, lòng trung thành, phẩm chất đạo đức, lối sống cho quân nhân trong quân đội ta.
Thứ ba, kết hợp với nhiều hình thức, biện pháp, giữa gia đình, bạn bè, người thân và môi trường lành mạnh để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tích cực đến việc giáo dục tư tưởng, lòng trung thành, phẩm chất đạo đức, lối sống cho quân nhân trong quân đội ta.
Tóm lại, các yêu cầu tên đây là những thành tố đặc biệt quan trọng, cùng với các thành tố khác mà tạo nên hiệu quả của giáo dục tư tưởng, lòng trung thành, phẩm chất đạo đức, lối sống cho quân nhân trong quân đội ta, đó vừa là nhiệm vụ trực tiếp, quan trọng, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của các đơn vị nói riêng và của toàn quân ta nói chung.
Năm là, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Đối với việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện, việc xác định xây dựng quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nội dung cơ bản hàng đầu, tạo nên sức mạnh chiến đáu tổng hợp cho quân đội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản vào điều kiện hoàn cảnh Việt Nam, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng. Người viết: “Phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, kỹ thuật và văn hoá, ra sức công tác và lao động; tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội”35. Nhưng Hồ Chí Minh còn xác định nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị là cơ sở, là nền tảng trong xây dựng quân đội, trong đó Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội nhân dân Việt Nam là nguyên tắc tối cao, bất di bất dịch (như đã phân tích ở trên) .
Mặt khác, xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, phát huy sức mạnh tổng hợp của quân đội, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ 35 Hồ Chí Minh, Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, H 1970, tr 268.
quốc xã hội chủ nghĩa, vừa thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vừa bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ mọi quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quân đội muốn có sức mạnh tổng hợp phải được đào tạo, huấn luyện đầy đủ các nội dung phục vụ cho chiến đấu và chiến thắng và là thước đo khi ra đánh giặc. Người viết: “Học chính cương, chính sách rồi phải thực hiện. Nếu thuộc lầu mà không biết đánh giặc thì vô dụng. Cho nên các chú phải học tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ đội đánh giặc, học phương pháp chỉ huy chiến đấu, ...v.v..Tóm lại là học để nâng cao trình độ của người chỉ huy”36. Quân đội là công cụ bạo lực, là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp bảo vệ và cùng với lực lượng vũ trang làm nòng cốt đối với nhiệm vụ quốc phòng của đất nước, quân đội phải nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, tổ chức, trình độ khoa học quân sự, có ý thức tiết kiệm, tích cực bảo quản, phát huy hết tính năng và hiệu quả của vũ khí, trang bị, khí tài hiện có. Đồng thời, phải tập trung đầu tư, từng bước trang bị những vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, của cách mạng trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, tạo nên tiềm lực quân sự mạnh đủ sức mạnh để răn đe, ngăn chặn và sẵn sàng đánh thắng mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, phải bảo đảm số lượng hợp lý nhưng chất lượng phải cao, kết hợp huấn luyện theo những trang bị hiện có với từng bước hiện đại
hoá quân đội, tích cực nâng cao mặt bằng kiến thức. Xây dựng đội ngũ cán bộ cân đối, đồng bộ giữa quân chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, giữa các quân, binh chủng. Đồng thời, phải nâng cao tính kỷ luật và ý thức cảnh giác cách mạng để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, mọi âm mưu và thủ đoạn xâm lược của kẻ thù.
Muốn xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ cần có tổ chức, biên chế, trang bị theo chuẩn hoá; vừa có đủ hệ thống bổ sung quân và chế độ phục vụ, cung cấp đầy đủ, vừa có hệ thống chỉ huy thống nhất. Mọi mặt hoạt động huấn luyện, giáo dục, sinh hoạt, công tác và chiến đấu đều được quy định nghiêm ngặt trong điều lệnh, điều lệ của quân đội, bảo đảm cho quân đội có tính kỷ luật cao, đủ điều kiện và khả năng tác chiến tập trung, quy mô lớn, hiệp đồng các quân, binh chủng. Do vậy, việc xây dựng quân đội theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là tất yếu, phù hợp với điều kiện mới, phù hợp với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay cần tập trung một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa phải gắn chặt với nhau. Bảo vệ Tổ quốc ngày nay không chỉ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹ lãnh thể, mà còn là bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ công cuộc hoà bình xây dựng đất nước. Phải tạo điều kiện giữ vững hoà bình
và ổn định lâu dài để xây dựng đất nước. Bảo vệ Tổ quốc phải đủ sức chủ động làm thất bại mọi âm mưu, biện pháp chiến lược phá hoại, lật đổ, xâm lược dưới mọi hình thức của kẻ thù.
Hai là, xây dựng chế độ một cách toàn diện, phát triển vững mạnh, đồng thời phải trực tiếp bảo vệ từng tế bào của chế độ một cách kiên quyết và thường xuyên. Xây dựng và bảo vệ xâm nhập lẫn nhau, gắn bó với nhau, hỗ trợ tích cực cho nhau, diễn ra một cách phổ biến, thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi, trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, trong mỗi tổ chức, mỗi con người.
Ba là, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, một mặt nhấn mạnh tích cực xây dựng dất nước về mọi mặt theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; mặt khác, không coi nhẹ các biện pháp vũ trang, bảo đảm có đủ sức mạnh cần thiết để răn đe, giữ vững hoà bình và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược: Phải chăm lo xây dựng tiềm lực mọi mặt đất nước: tiềm lực kinh tế, chính trị- tinh thần, khoa học- công nghệ và tiềm lực quân sự tạo nên sức mạnh to lớn của đất nước; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xay dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ giữ gìn hoà bình, không để xảy ra chiến tranh là thượng sách để giữ nước. Quá trình xây dựng đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là quá trình tạo ra sức mạnh lớn nhất để bảo vệ đất nước, là quá trình bảo vệ tích cực nhất, chủ động nhất, mỗi bước tiến lên của quá trình xây dựng là tạo nên một sức mạnh mới cho quá trình bảo vệ. phải tăng
cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống; phải gắn chặt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ động đối phó có hiệu quả và sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động kết hợp chống phá từ bên trong và tấn công quân sự từ bên ngoài của các thế lực thù địch.
Yêu cầu cơ bản xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn hiện nay đó là: Sức mạnh chính trị tinh thần trở thành sức mạnh chiến đấu chủ yếu, trực tiếp, nhất là trong cuộc đấu tranh phi vũ trang chống “diễn biến hoà bình” và “tự diễn biến”; xây dựng quân đội không chỉ tinh nhuệ về quân sự, mà còn phải giỏi trên mặt trận đấu tranh chính trị- tư tưởng; xây dựng quân đội về chính trị không chỉ là xây dựng sức mạnh chiến đấu trực tiếp, mà còn tạo cơ sở để xây dựng sức mạnh toàn diện, thực hiện phương hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Từ yêu cầu, nhiệm vụ nêu trên, vai trò của quân đội ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay được thể hiện trên các nội dung sau đây: Quân đội cùng toàn Đảng, toàn dân tích cực đấu tranh phòng chống “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ; giữ vững ổn định chính trị của đất nước; tích cực tham gia xây dựng kinh tế, thực hiện tốt ba chức năng của quân đội.