Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu: 1 Mở bài: Tự làm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác PHẨM NGỮ văn 9 HAY (1) (Trang 148 - 150)

1. Mở bài: Tự làm

(ND: Bé Thu – một đứa bé bướng bỉnh, đáo để nhưng lại thương cha hết mực).

2. Thân bài

a) LĐ1: Bé Thu – một bé bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì.

- Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác, lạ lùng, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “má, má”.

- 3 ngày nghỉ phép:

+ Thu xa lánh ông Sáu trong lúc ông tìm cách vỗ về, gần gũi. Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba.

+ má doạ đánh, Thu bộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, gọi chắt nước cơm nhưng lại nổi trổng.

+ Bác Ba nói mẫu nhưng Thu vẫn không gọi.

+ Bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước chứ không chịu gọi “ba”.

+ Thu đã hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung toé – bị đòn, không khóc, chạy sang nhà bà ngoại, cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to.

-> Bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “con bé đáo

để thật”, còn ông Sáu thì không nén được: “Sao mày cứng đầu quá vậy?”.

-> Chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Lý do nó không nhận ba thật đơn giản, trẻ con, bất ngờ mà hợp lý.

b) LĐ2: Bé Thu – Một cô bé có tình yêu thương cha tha thiết. - Trước lúc ông Sáu lên đường

+ Tình cha con của ông đã trở lại vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào nhất.

+ Trong cái ngày trước khi ông Sáu lên đường vào chiến khu, con bé cùng ngủ với bà ngoại. Trong đêm ấy, bà đã giảng giải cho nó nghe, phân tích cho nó hiểu. Con bé đã biết được rằng ông Sáu chính là cha mình. Nó cũng hiểu vết sẹo ghê sợ trên mặt ông là vết thương của ông trong chiến đấu. Sau khi hiểu được nguồn gốc lai lịch vết sẹo trên mặt cha, con bé lăn lộn suốt một đêm không ngủ được. Có lẽ nó hối hận lắm vì đã từng đối xử không tốt với ông. Lúc này, không chỉ yêu cha, nó còn rất thương ba nữa.

+ Người đọc đã chứng kiến một cuộc chia tay cảm động sáng hôm sau, trước khi cha nó lên đường Thu cũng có mặt trong buổi đưa tiễn cha nhưng lại mang tâm trạng hoàn toàn khác trước: “Nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”. Khi đối diện với ông Sáu, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Người đọc cảm nhận được đằng sau đôi mắt mênh mông, xôn xao ấy đang xáo động biết bao tình cmả. + Tiếng gọi ba vỡ oà từ sâu thẳm trong tâm hồn bé bỏng của nó. Sự khao khát tình cha con lâu nay bị kìm nén bỗng bật lên. Bắt đầu là tiếng thét “Ba…a…a ba”, tiếng gọi thân thương, tiếng gọi ông Sáu chờ đợi suốt 9 năm ròng, cuối cùng ông cũng được nghe.

+ Thế rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tới… dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu, hôn cả vết sẹo dài trên má ông, cái vết sẹo trước kia nó ghê sợ và cảm thấy xấu xí vô cùng. Đến bây giờ, hiểu được vì sao cha có vết sẹo, Thu thương cha nó lắm. Hành động của em như muốn xoa dịu nỗi đau đã gây ra cho cha. Sau khi nghe ông Sáu nói:

Ba đi rồi ba về với con”, bé Thu thét lên: “Không!”, hai tay ôm chặt lấy cổ cha, 2 chân

cấu chặt người nga. Em khóc vì thương cha, vì ân hận đã không phải với cha, vì không biết đến bao giờ mới được gặp lại cha. Lúc này tất cả hành động của Thu đều gấp gáp dồn dập, trái hẳn lúc dầu.

+ Trong tâm hồn cô bé, tình yêu với cha đã có sự thay đổi. Ngoài tình yêu còn có tình thương rồi cao hơn cả là niềm tự hào vô bờ bến, niềm kiêu hãnh vô cùng vì người cha chiến sĩ, người cha hy sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cả cuộc đời cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Giờ đây người cha ấy lại tiếp tục đi theo con đường vinh quang mà cả dân tộc ta đang đi.

3. Kết bài: Tác giả quả rất am hiểu tâm lý trẻ em nên đã diễn tả sinh động tình cảm của bé

Thu trong cuộc chia tay cha con đầy cảm động. Ông còn rất yêu thương trẻ thơ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác PHẨM NGỮ văn 9 HAY (1) (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w