- Lê Anh Trà I.TÌM HIỂU CHUNG
2. NGHỆTHUẬT Đặc sắc về nghệ thuật:
-Đặc sắc về nghệ thuật: + Luận điểm rõ ràng. + Lập luận chặt chẽ. +Dẫn chứng chọn lọc
Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh.
-Kết hợp giữa kể và bình luận: đan xen giữa những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “ có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
-Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
-Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị hiền triết của dân tộc.
-Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiện đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chớ Minh của Lê Anh Trà. Câu 2: Đề thi tuyển sinh Hà Nội năm 2016
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết: “ Nhưng điều kỡ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đó nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gỡ lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bỡnh dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…
(Trớch Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giỏo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đó cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hũa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gỡ về tỡnh cảm của tỏc giả dành cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hóy trỡnh bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc, văn hóa dân tộc trong thời kỡ hội nhập và phỏt triển.
Gợi ý
1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.
– Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.
2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Tây. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.
3. Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập: Học sinh có thể triển khai bài viết theo những quan điểm riêng. Sau đây là một số gợi ý : – Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
– Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. – Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đũi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lũng, chung tay gúp sức.
Đề thi thử
Câu 1. (2,0 đểm)
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chớ Minh đó tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đó ghé lại nhiều hải cảng, đó thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đó sống dài ngày ở Phỏp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đó làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đó tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực… Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đó nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”.
(“Phong cách Hồ Chớ Minh” – Lờ Anh Trà – in trong cuốn “Hồ Chớ Minh và văn hóa Việt Nam” - 1990).
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? b. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn?
c. Đoạn văn sau tác giả đó sử dụng biện phỏp tu từ gỡ: Trờn những con tàu vượt trùng dương, Người đó ghé lại nhiều hải cảng, đó thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đó sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Và người đó làm nhiều nghề”.
d. Cụm từ “Cú thể nói” là thành phần gì của câu: “Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào
lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”
e. Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là gì? f. Qua đoạn trích trên, em học tập được những gì từ cách tiếp thu văn hóa các
nước của Bác? Gợi ý
Câu 1 (2đ):
b, Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn (0,5đ):
- Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người; tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó - Phép nối: Có thể nói; Và; Nhưng
- Phép lặp: Người; Chủ tịch Hồ Chí Minh
c, Đoạn văn tác giả đó sử dụng biện phỏp tu từ: liệt kê (0,25đ) d, Cụm từ “Cú thể nói” là thành phần: biệt lập tình thái (0,25đ).
e, Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là: “Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại” (0,25đ)
f, Học tập được cách tiếp thu văn hóa các nước của Bác (0,5đ):
- Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực…
Câu 2: Ấn tượng của em về một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh( Viết một
đoạn văn nghị luận khoảng 10 theo cách lập luận tổng hợp – phân tích- tổng hợp)
Ấn tượng của em về một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là Phong các văn hóa của Người được giới thiệu chú trọng vào phong cách sinh hoạt rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam , nhưng cũng rất hiện đại.
Nét độc đáo nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợ hài hũa những phẩm chất tất khỏc nhau ,thống nhất trong một con người. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây , xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bỡnh dị, Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay , Một mặt là tinh hoa con Lạc cháu hồng đúc nên Người , mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chớ Minh.
Cuối cùng, khẳng định ý nghĩa của phong cach Hồ Chí Minh.
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9. Năm học 2013-2014. Trường THCS Cát Linh, Hà Nội.
Câu 1: (4 điểm) : Cho đoạn văn sau :
" Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm khác đời, mà đây là lối sống thanh cao , một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng mang lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác."
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ?
b) Từ văn bản trên và sự hiểu biết của bản thân, hãy làm sỏng tỏ nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày bằng 1 đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu). Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán. Gạch dưới câu cảm thán ấy.
> Gợi ý và đáp án: Cõu 1:
a.
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Phong cách Hồ Chớ Minh” của Lê Anh Trà. b.
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu, không mắc lỗi về văn phạm. - Có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân dưới câu cảm thán đó.
* Yêu cầu về nội dung: Cú thể trình bày theo các ý sau:
+Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao cá như cảnh làng quê quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khác, là nơi họp của Bộ Chính trị,…
+ Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chiếc va li con với vài bộ áo quần.
+ Việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại vẻ đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của Hồ Chí Minh: “Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ - Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”.
+ Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chớ Minh lại vô cùng thanh cao. Đây không phải là cách sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó. Đây cũng “hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”.