Du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 41)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.1. Du lịch cộng đồng

1.1.1.1. Khái niệm

Du lịch: là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. (Tổng Cục du lịch, 2005).

Du lịch bền vững: định nghĩa về phát triển du lịch bền vững được Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) đưa ra năm 1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch trong tương lai”. (Trần Thị Lê Ngân, 2018)

Du lịch cộng đồng: là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa...). (Nguyễn Thị Dung, 2020)

Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của du khách để tìm hiểu thêm về cuộc sống hằng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân từ thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đo trong một khoảng thời gian nhất định. (Nguyễn Thị Dung, 2020)

1.1.1.2. Các hình thức du lịch cộng đồng như

Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh no) kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương co sự quan tâm đến vấn đề môi trường. No thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững

thông qua một quá trình quản lý môi trường co sự tham gia của tất cả các bên liên quan. (Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam,

2012).

Du lịch văn hóa: là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số..

Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với công cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách co thể tm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu. (Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012)

Du lịch bản địa: du lịch bản địa/ dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn co của họ chính là yếu tố thu hút khách du lịch. (Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012)

Du lịch làng: khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ă ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh, trong đo du khách ở lại du lịch qua đêm trong những ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch co thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc các

nhân, cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi

cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà. (Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012)

Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ: nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương co một lịch sử lâu dài. No không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ co thể giúp người dân địa phương để tm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú, độc đáo của họ. (Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012).

Du lịch gắn với hộ gia đình (Homestay): du lịch Homestay là một loại hình du lịch mà khách du lịch đến tạm thời và tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hằng ngày của người dân bản địa trong thời gian chuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tm hiểu, khám phá văn hóa bản địa. Du lịch Homestay là loại hình du lịch ở nhà dân nghĩa là người dân chính là cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch và cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ bổ sung trong quá trình lưu trú. Khách du lịch thông qua loại hình này co thể khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa đặc trưng. Du lịch Homestay là loại hình hướng tới lịch ích của cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo sự công bằng trong du lịch, gop phần bảo tồn tài nguyên du lịch. (Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012).

1.1.1.3. Đặc điểm của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là sự khai thác những giá trị văn hóa và truyền thống của vùng miền.

Loại hình du lịch này tập trung vào hoạt động thưởng thức những đặc sản truyền thống đến từ nền văn hóa ẩm thực, làng nghề hay những hoạt động dân gian của khách du lịch.

Khách tham quan được hòa mình vào với thiên nhiên, mang tới các trải nghiệm cực kỳ bình yên, thú vị và tạo một khoảng không gian thoải mái, trong lành tại vùng quê.

Đối với du lịch cộng đồng được tổ chức thêm hình thức kinh doanh lưu trú kiểu gia đình còn giúp cho khách tham quan tìm hiểu sâu sắc hơn về lối sinh hoạt của người dân địa phương tại đây.

1.1.1.4. Vai trò của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng gop phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đoí. Điều này cực kỳ quan trọng vì no làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh quan tự địa phương.

Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ co tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa là hệ thống các cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt hơn, điều kiện tếp cận tốt hơn như: khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch, viễn thông vv... Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm: Thông qua các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm cho bản thân và người địa phương. Du lịch cộng đồng co thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm tại địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra thành thị.

Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa, góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống, cải tạo, bảo vệ tài nguyên thiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam với các nước khác. Đây là yếu tố quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoa, truyền thống và là cơ hội phát triển kinh tế của các vùng kho khăn. (Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012)

1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng

Các chính sách của chính quyền, địa phương: các chính sách co vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch noi chung và du lịch cộng đồng noi riêng. Chính sách đưa ra các quy hoạch, hỗ trợ thúc đẩy phát triển du lịch

Con người: con người là một trong những nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công của mô hình du lịch cộng đồng; thái độ thân thiện, dễ mến làm cho du khách cảm thấy mình được chào đón vui vẻ, chu đáo, tạo nên một nét đẹp đặc trưng của những điểm du lịch cộng đồng.

Tài nguyên:

- Cảnh quan: cảnh quan thiên nhiên nói lên được vẻ đẹp riêng co của vùng; nét đặc trưng riêng mà các vùng khác không có, những cảnh quan tự nhiên nên gìn giữ và cần được phát huy bảo vệ để không bị mất đi vẻ đẹp riêng vốn co của vùng.

- Văn hóa, đặc sắc vùng: tạo nên điểm nhấn cho điểm du lịch đó, những nét đẹp về văn hóa, phong thuc tập quán của vùng thu hút khách du lịch tm hiểu và khám phá cũng như những món ăn đặc sản của địa phương tạo nên một cái gì đo riêng biệt cho vùng mà khi nhắc tới địa danh đó, người ta nghĩ ngay tới những món ăn đặc trưng hay một nét văn hóa gì đo mà chỉ co ở khu vực đo mới co.

- Giao thông: giao thông co vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch; giao thông thuận lợi, dễ dàng trong quá trìng di chuyển tới các khu vực co điểm du lịch, gắn kết đưa các tour du lịch thuận tiện hơn, thu hút nhiều khách du lịch hơn.

- Mô hình làm du lịch tại địa phương: các mô hình trải nghiệm, du khách tham gia và các hoạt động sản xuất,... nhiều mô hình mới mẻ kết hợp với những tour trải nghiệm nhiều khách du lịch.

Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch: điểm đến du lịch co thể được hiểu là một địa điểm mà khách du lịch lựa chọn đến và ở lại trong một khoảng thời gian để tham quan, trải nghiệm (Leiper, 1995). Theo UNWTO (2007) thì điểm đến du lịch bao gồm một số các thành phần cơ bản thu hút khách du lịch đến với điểm đến và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch khi họ đã đến. Theo Holloway và Humphrey (2012), điểm đến du du lịch bao gồm tất cả các tài nguyên co sức hấp dẫn, thu hút, khuyết khích khách du lịch đến tham quan, theo nhom tác giả sức hút của điểm đến du lịch gồm bốn khía cạnh là các địa điểm tự nhiên, các địa điểm xây dựng, các sự kiện tự nhiên và các sự kiện xây dựng. Điểm đến du lịch co sức hấp dẫn được xem là một trong những yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của khách du lịch, đồng thời co thể là động lực cho khách du lịch ra quyết định đi du lịch. Một số học giả (Goodall,1988; Gartner, 1989) đã chỉ ra mối quan hệ giữa sức hấp dẫn của điểm đến du lịch với quyết định lựa chọn của du khách, theo đo các điểm đến co nhiều hình ảnh hấp dẫn sẽ co khả năng được du khách ra quyết định lựa chọn.

Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch: khả năng tiếp cận điểm đến du lịch co thể được hiểu là khả năng di chuyển đến điểm du lịch và việc di chuyển giữa các điểm trong khu vực của điểm đến được thuận tiện, đơn giản, nhanh chong và an toàn. Đây được xem là những yếu tố đánh giá thuộc tính hấp dẫn của điểm đến du lịch. Khả năng tiếp cận điểm đến phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng giao thông (đường xá, bãi đỗ xe, phương tiện vận chuyển...); trang thiết bị giao thông (loại hình, kích cỡ, tốc độ, phạm vi của loại hình vận tải...) và những quy định liên quan đến hoạt động vận tải (Hà Nam Khánh Giao, 2011).

Tính tiện nghi của điểm đến du lịch: tính tiện nghi của điểm đến du lịch là những yếu tố dịch vụ và cơ sở vật chất nằm ở điểm đến hoặc gắn liền với điểm đến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách dễ dàng tiếp cận, sử

dụng. Hà Nam Khánh Giao (2011); Baum (2013) cho rằng tính tiện nghi của điểm

đến du lịch là một trong những nhân tố quan trọng tác động ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ, co tác động ảnh hưởng đến kinh nghiệm của khách du lịch trong suốt thời gian lưu trú, tạo môi trường thuận tiện, thoải mái cho khách du lịch tham gia vào điểm đến. Các tác giả đã chỉ ra những dịch vụ được yêu cầu để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi họ xa nhà , bao gồm: hệ thống chỗ ở, nhà vệ sinh công cộng; bảng chỉ dẫn, điểm mua sắm (cửa hàng bán lẻ), nhà hàng... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng.

Sự tham gia của người dân địa phương: sự tham gia của người dân địa phương là yếu tố quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch và sự hỗ trợ của cộng đồng là sự thiết yếu để đạt được sự phát triển du lịch bền vững (Bramwell và Sharman, 1999); (Hall, 2005); (Tosun, 2002). Đã co nhiều học giả nghiên cứu đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình phát triển như: Arnsstein (1969); Murphy (1985); Cernea (1991), Jamal và Getz (1995); Reed (1997); Wearing & Mc Donald (2002); Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016). Tuy nhiên, đứng trên góc độ nghiên cứu khác nhau thì quan điểm của sự tham gia cũng co sự khác biệt, tổng quan tài liệu cho thấy 2 quan điểm chính, tham gia theo hình thức là một quá trình và tham gia là một công cụ để đạt mục tiêu của chương trình.

Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương: nghiên cứu của nhiều học giả (Frank & Smith, 1999; Aref và cộng sự, 2009; Moscardo, 2008) trước đây đều cho rằng để nâng cao năng lực cộng đồng trong phát triển du lịch, người dân tham gia phải co kiến thức và kỹ năng, qua đo giúp họ co được những suy nghĩ và hành động theo những cách thức phù hợp nhất. Kiến thức và kỹ năng được coi là một công cụ hỗ trợ cho phát triển cộng đồng và là nhân tố quan trọng cho phát triển DLCĐ.

Lãnh đạo cộng đồng: sự phát triển của DLCĐ thường bắt nguồn từ một nhom nhỏ trong cộng đồng, tuy nhiên, những sáng kiến phát triển DLCĐ phải

được sự hỗ trợ của những người co kiến thức và kỹ năng thích hợp trong quản

lý các nguồn lực tài chính và con người, cũng như xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện. Những công việc này thường do lãnh đạo cộng đồng thực hiện, do vậy, lãnh đạo cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong phát triển cộng đồng thành công và đặc biệt, no là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển DLCĐ (Aref và Redzuan, 2008).

Sự hỗ trợ của các tổ chức trong cộng đồng: Liên quan đến các tổ chức trong cộng đồng, về bản chất đo là các nhóm trong cộng đồng, co quy mô nhỏ theo từng nhóm đối tượng tham gia chính thức hoặc không chính thức như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân... và một số tổ chức đoàn thể khác trong cộng đồng, ở đo các thành viên co cơ hội để bày tỏ quan điểm và trao đổi thông tin cho sự phát triển DLCĐ. Theo Maclellan Wright và cộng sự (2007), các tổ chức trong cộng đồng co thể gop phần làm thu hẹp khoảng cách giữa các cá nhân và tổ chức trong một cộng đồng, chúng co thể tác động ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển DLCĐ.

Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng: hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng được hiểu là sự liên kết, phối hợp cùng thực hiện DLCĐ giữa cộng đồng địa phương với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khác bên ngoài cộng đồng. Trong đó, các cơ quan, tổ chức bên ngoài cộng đồng chủ yếu hỗ trợ giúp cộng đồng trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch; tư vấn, hỗ trợ, đào

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 41)