ĐIỀU CÒN ĐỌNG LẠ

Một phần của tài liệu Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào: Phần 2 (Trang 28 - 30)

Bao năm qua các nhà kinh tế đã đánh giá sai mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đa số họ cho rằng đây là mối quan hệ mà hai bên cùng có lợi: Mỹ có được những sản phẩm giá rẻ, những khoản vay giá rẻ, trong khi Trung Quốc có được việc làm trong ngành chế tạo. Nhưng liệu một sự sắp xếp như vậy thực sự có lợi cho cả hai bên?

Người Mỹ hưởng lợi: họ có hàng hóa mà không phải sản xuất, họ vay tiền và không cần tiết kiệm, về phần mình, người Trung Quốc phải làm việc mà không được tiêu xài những gì họ đã sản xuất ra.

Thế thì lợi ích là ở đâu?

Đa số các chuyên gia kinh tế đương đại cũng không nhận ra mức độ của việc lãi suất thấp tại Mỹ là do mức tiết kiệm cao ở nước ngoài. Hãy nhớ một điều căn bản: để có tiền cho vay, phải có ai đó tiết kiệm. May cho nước

Mỹ là nền kinh tế toàn cầu tạo điều kiện cho những quan hệ kiểu này phát triển vượt qua phạm vi biên giới quốc gia.

Lá chủ bài của Mỹ cho đến hôm nay chính là địa vị của đồng dollar Mỹ. Là đồng tiền dự trữ chính thức của thế giới, đồng dollar Mỹ được chấp nhận là đồng tiền thanh toán cho mọi giao dịch quốc tế. Điều này có nghĩa là không chỉ Mỹ và các đối tác thương mại của họ, mà tất cả mọi người trên trái đất này đều cần dollar Mỹ để giao dịch thương mại quốc tế. Ngay cả khi chẳng ai mua hàng của Mỹ, thì nhu cầu về đồng dollar Mỹ vẫn tồn tại. Chẳng có quốc gia nào có được “số đỏ” về mặt tiền tệ như thế!

Đa phần dollar Mỹ của người ngoại quốc lại được ký gửi tại các ngân hàng Mỹ, tức là có thể dùng để cho dân Mỹ vay. Cách thức này cho phép người Mỹ chúng ta chi tiêu mà chẳng hề phải tiết kiệm.

Hiện nay, với việc neo chặt đồng nội tệ của họ với dollar Mỹ, nhà chức trách Trung Quốc thực chất đã buộc công dân nước này phải giữ lại một phần trong số tiền tiết kiệm của mình dưới hình thức dollar Mỹ.

Không có những khoản tiết kiệm từ Trung Quốc và các nước khác, tất cả mọi người ở Mỹ (kể cả Chính phủ) sẽ khó khăn khi đi vay nợ, phải trả lãi suất cao hơn nhiều. Lãi suất cao và tín dụng khan hiếm sẽ giáng một đòn chết người vào nền kinh tế tràn ngập nợ vay của chúng ta.

Khi các nhà lãnh đạo Mỹ ngày càng mâu thuẫn với Trung Quốc, chúng ta càng phải thấu hiểu sợi dây cứu hộ này trước khi nó tuột khỏi tầm tay. Tất nhiên, vì mối quan hệ kiểu này không thể là mãi mãi, nên càng kết thúc nó sớm thì càng đỡ đau đớn, nhất là với người Mỹ. Nói cách khác, càng ăn “của chùa” lâu thì càng khó tự kiếm ăn khi “của chùa” đó không còn nữa!

Một phần của tài liệu Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào: Phần 2 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)