KIỂM TRA THỰC TẾ

Một phần của tài liệu Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào: Phần 2 (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 12: KHU VỰC DỊCH VỤ BƯỚC LÊN VŨ ĐÀ

KIỂM TRA THỰC TẾ

tăng trưởng. Từ đó, những người tiêu dùng nhiều nhất được coi là động cơ của tăng trưởng.

Nhưng rõ ràng đi siêu thị mua sắm luôn luôn vui hơn đi làm trong nhà máy. Trẻ con lên ba chắc cũng hiểu điều đơn giản ấy!

Về một khía cạnh khác, Ngài Barnacle cũng giải thích thêm rằng người Sinopia chính là những người giỏi nhất về tiết kiệm và chế tạo sản phẩm. Vì thế, theo ông ta thì “Thuê ngoài sản xuất sản phẩm tại Sinopia là vô cùng hiệu quả”.

ĐIỀU CÒN ĐỌNG LẠI

Trong thập kỷ vừa qua, vấn đề mất cân đối toàn cầu là đề tài thường xuyên nhất tại các sự kiện, hội thảo về kinh tế. Nhưng bất chấp mọi lời kêu gọi và những bài phân tích trên các phương tiện truyền thông, hầu như vẫn chẳng có tiến bộ nào trong việc giải quyết vấn đề này cả.

Con số thống kê dễ thấy nhất về sự mất cân đối chính là thâm hụt thương mại của nước Mỹ. Trong hầu hết chiều dài lịch sử của Mỹ, quốc gia này xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu và luôn duy trì thặng dư thương mại. Trong một số năm, nhất là giai đoạn giữa thế kỷ XX, con số thặng dư này thật sự ấn tượng. Chúng ta sử dụng nguồn vốn thặng dư để xây dựng thêm nhiều tư liệu sản xuất trong nước, cũng như mua thêm tư liệu sản xuất ở nước ngoài. Trong quá trình này, Mỹ trở thành quốc gia giàu có nhất hành tinh. Nhưng từ cuối thập niên 1960, cán cân thương mại bắt đầu thay đổi, và đến năm 1970 thì nước Mỹ bắt đầu rơi vào trạng thái thâm hụt triền miên.

Tình trạng đồng dollar Mỹ được thế giới sử dụng như đồng tiền dự trữ đóng vai trò lớn trong việc để cho thâm hụt phình ra mà không ai kiểm tra. Nếu không có nhu cầu từ bên ngoài dành cho dollar Mỹ do hệ thống kinh tế toàn cầu gây ra, có lẽ không có quốc gia nào chịu đựng nổi tình trạng mất cân đối lâu đến như vậy. Các công ty và Chính phủ khác trên thế giới khi đó sẽ đương nhiên từ chối đổi hàng hóa lấy một đồng tiền không có giá trị.

Trong thập niên 1970 và 1980, thâm hụt thương mại vào khoảng từ 10 tỷ USD đến 50 tỷ USD, tức là vẫn có thể quản lý được. Qua thập niên 1990, con số này chạm đỉnh 100 tỷ USD. Tuy tình hình là đáng báo động, con số thâm hụt này vẫn là khá nhỏ bé so với quy mô to lớn của nền kinh tế Mỹ. Nhưng sau năm 2000 thì mọi chuyện tồi tệ đi rất nhiều.

Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, với sự trỗi dậy của Trung Quốc như một nền kinh tế xuất khẩu, thâm hụt thương mại của Mỹ bình quân đạt mức 600 tỷ USD / năm, đỉnh điểm lên tới 703 tỷ USD vào năm 2006. Chia trung bình cho mọi người Mỹ, kể cả trẻ em lẫn người lớn, con số này nghĩa là 2.500 USD cho mỗi đầu người!

Sau khi đợt suy thoái 2008 bắt đầu, con số thâm hụt bắt đầu giảm xuống. Nhưng như chúng ta sẽ thấy, các chính sách của Chính phủ Mỹ chẳng mấy chốc sẽ chặn đứng đà quay đầu tích cực của con số này.

Bình thường thì thâm hụt thương mại sẽ có xu hướng tự điều chỉnh.

Chẳng hạn, một quốc gia có thặng dư thương mại, tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, sẽ tạo ra một nhu cầu cho đồng tiền của họ, xét trên phạm vi quốc tế. Cụ thể, nếu bạn muốn mua hàng của quốc gia đó, bạn cần phải có tiền của họ. Kết quả là, vị thế thương mại mạnh sẽ dẫn tới đồng nội tệ mạnh. Điều ngược lại cũng xảy ra với vị thế thương mại yếu. Khi không ai muốn mua hàng của một quốc gia, không ai cần đồng nội tệ của quốc gia đó nữa, từ đó đồng nội tệ đó sẽ suy yếu đi.

Nhưng khi một đồng nội tệ mạnh lên, sản phẩm của quốc gia đó sẽ trở nên đắt đỏ hơn trước. Điều này tạo ra cơ hội cạnh tranh, cho phép những quốc gia với đồng tiền yếu hơn bán được một số sản phẩm của họ trên thị trường. Khi những quốc gia này bán được nhiều hàng hóa hơn, nhu cầu về đồng tiền của họ cũng tăng theo. Đối trọng về tiền tệ này giúp sự mất cân bằng về thương mại luôn được kiểm tra, theo dõi.

Nhưng chính địa vị là đồng tiền dự trữ quốc tế, cũng như việc Trung Quốc quyết định neo tỷ giá đồng nhân dân tệ với dollar Mỹ đã chặn đứng cơ chế tự điều chỉnh nói trên và khiến cho tình hình trở nên nguy hiểm ngoài tầm kiểm soát.

Một phần của tài liệu Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào: Phần 2 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)