Biểu đồ 2.6. Nợ xấu doanh nghiệp nhỏ và vừa và nợ xấu toàn danh mục của VRB

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA (Trang 56 - 58)

Biểu đồ 2. 1. Huy động vốn từ khách hàng giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo tài chính VRB giai đoạn 2017-2019

Vốn huy động từ khách hàng có xu hướng tăng giai đoạn 2017-2019. VRB cũng đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi phục vụ nhu cầu khách hàng, linh hoạt các biện pháp nhận gốc lãi, ngoài ra với sản phẩm tiền gửi nổi bật của VRB “Tiền gửi Hành trình đến với nước Nga” đã giúp VRB thu hút lượng lớn nguồn vốn trong dân cư. Tại 31/12/2019, tổng vốn huy động từ khách hàng đạt 10.108 tỷ đồng, tăng 1.905 tỷ đồng, tương đương mức tăng 23,22% so với 31/12/2018.

Về cơ cấu vốn huy động theo loại tiền, vốn VND chiếm tỷ trọng lớn (trên 73% giai đoạn 2017-2019), tuy nhiên tỷ trọng có xu hướng giảm dần do VRB tăng được nguồn vốn huy động từ ngoại tệ, vốn VND duy trì ổn định giai đoạn 2017-2019. Vốn huy động ngoại tệ tăng mạnh thời điểm 31/12/2019 đạt 2.707 tỷ đồng, tăng 300,07% so với 31/12/2018.

Xét theo đối tượng khách hàng thì vốn huy động từ cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, mặc dù tỷ trọng vốn huy động từ cá nhân giảm dần lần lượt chiếm 59,94% - 65,57% - 53,60% tương ứng các năm 2017-2018-2019, tuy nhiên về mặt quy mô thì vẫn tăng liên tục từ 4.983 tỷ đồng tại 31/12/2017 lên 5.418 tỷ đồng tại 31/12/2019. Bên cạnh nhiệm vụ phục vụ các dự án hợp tác kinh tế liên Chính phủ, VRB còn cung cấp dịch vụ thanh toán, thương mại Việt - Nga

thông qua nhiều hoạt động như: thiết lập kênh thanh toán RUB/VND với thị trường Nga; hỗ trợ các doanh nghiệp Nga xúc tiến hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước SNG do đó VRB cũng thu hút được một lượng lớn nguồn vốn thanh toán của các TCKT. Vốn huy động từ TCKT tăng từ 3.330 tỷ đồng thời điểm 31/12/2017 lên 4.690 tỷ đồng thời điểm 31/12/2019 (tăng 1.360 tỷ đồng, tương đương mức tăng 40,84%).

Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiền gửi. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 65% tổng vốn huy động, tuy nhiên có xu hướng giảm dần.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi, được chú trọng phát triển. VRB hiện đang trong tiến trình tăng cường mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao vị thế trên thị trường, tình hình phát triển tín dụng tại VRB giai đoạn từ 2017 - 2019 như sau:

Bảng 2. 3. Dư tín dụng tại VRB giai đoạn từ năm 2017 - 2019

(+/-%) (+/-%) trị (%) trị (%) trị (%) Nội tệ 9.958 68,54 9.337 64,84 10.70 9 66,55 -6,23 14,69 Ngoại tệ 4.570 31,46 5.063 35,16 5.384 33,45 10,79 6,34 Tổng 14.527 100 14.40 0 100 16.09 2 100 -0,88 11,75

Nguồn: Báo cáo tài chính VRB giai đoạn 2017-2019

Nhìn chung, quy mô tín dụng của VRB có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019. Tại ngày 31/12/2018, tổng dư tín dụng của VRB đạt 14.400 tỷ đồng, giảm nhẹ 127 tỷ đồng, tương đương mức giảm 0,87% so với thời điểm 31/12/2017. Tuy nhiên, tại 31/12/2019, nhờ nỗ lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy

hoạt động tín dụng, tổng dư tín dụng tăng mạnh 1.692 tỷ đồng, tương đương 11,75% và đạt 16.092 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019. Dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư tín dụng của VRB, chiếm trên 96% tổng dư tín dụng.

So với các NHTM Việt Nam trên thị trường, mặc dù quy mô tín dụng của VRB còn nhỏ do mới đi vào hoạt động từ 2006, tuy nhiên VRB đã rất nỗ lực trong việc tăng thị phần hoạt động và mở rộng phát triển tín dụng. Sau đây là đánh giá về cơ cấu dư nợ cho vay của VRB trong giai đoạn 2017-2019:

Dư nợ tín dụng theo loại tiền cho vay:

Bảng 2. 4. Dư nợ tín dụng theo loại tiền giai đoạn 2017-2019

trị g (%) trị g (%) trị g (%) Ngắn hạn 8.573 59,01 8.357 58,03 9.346 58,08 -2,53 11,84 Trung hạn 3.340 22,99 2.911 20,22 2.660 16,53 -12,82 -8,63 Dài hạn 2.615 18,00 3.132 21,75 4.086 25,39 19,79 30,46 Tổng 14.527 100 14.400 100 16.09 2

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA (Trang 56 - 58)