Nguồn: Báo cáo tài chính VRB năm 2017, 2018, 2019
Biểu đồ 2. 2. Dư nợ tín dụng theo loại tiền giai đoạn 2017-2019
Cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng tăng dần với tốc độ tăng trưởng trung bình 8,6%. VRB tận dụng được lợi thế của ngân hàng liên doanh có một trong hai ngân hàng mẹ là ngân hàng nước ngoài với nguồn ngoại tệ dồi dào và lãi suất thấp, VRB đẩy mạnh cho vay ngoại tệ, đặc biệt với các doanh nghiệp có liên quan đến thị trường Nga. Cụ thể, VRB luôn chú trọng trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng dành riêng cho thị trường các công ty xuất nhập khẩu như: “Chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua kênh thanh toán song phương Việt -Nga, Cho vay ưu đãi với doanh nghiệp có quan hệ với thị trường liên minh kinh tế Á Âu”. Theo đó, cho vay bằng ngoại tệ của VRB chiếm tỷ trọng khá tốt trong tổng dư nợ của VRB, khoảng 31-35%. Tại ngày 31/12/2019, cho vay bằng ngoại tệ của VRB đạt 5.684 tỷ đồng.
Cho vay bằng VND vẫn chiếm chủ đạo trong hoạt động tín dụng của VRB. Cho vay nội tệ luôn chiếm tỷ trọng trên 65%, tại ngày 31/12/2019, cho vay nội tệ đạt 10.709 tỷ đồng, tăng 14,69% so với thời điểm 31/12/2018. Cho vay bằng nội tệ mặc dù tỷ trọng giảm dần trong giai đoạn 2017-2019, tuy nhiên về quy mô thì liên tục tăng trưởng. Thời điểm 31/12/2019, dư nội tệ đạt 10.709 tỷ đồng, tăng trưởng 14,69% so với năm 2018. VRB nhận định thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển và không ngừng nỗ lực mở rộng thị phần.
❖ Phân loại theo kỳ hạn vay:
Bảng 2. 5. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2017-2019
Đối tượng khách hàng 2017 2018 2019 sánhSo 2018/ 2017 (+/- %) So sánh 2019/ 2018 (+/-%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Cá nhân 2.061 14,19 3.474 24,12 4.413 27,43 68,56 27,03 DNNVV 3.751 25,82 3.847 26,72 4.286 26,63 2,56 11,41 Doanh nghiệp lớn 8.715 59,99 7.079 49,16 7.393 45,94 -18,77 4,43 Tổng dư nợ 14.52 7 100 14.40 0 100 16.09 2 100 -0,88 11,75
Biểu đồ 2. 3. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2017-2019
Nguồn: Báo cáo tài chính VRB năm 2017, 2018, 2019
Tín dụng ngắn hạn là xu thế trên thị trường, các ngân hàng tập trung cấp tín dụng ngắn hạn và giảm tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn. VRB cũng không nằm ngoài xu hướng đó, tín dụng ngắn hạn của VRB luôn chiếm trên 58% tổng dư nợ tín dụng, VRB khuyến khích cho vay bổ sung hạn mức vốn lưu động.
Ve mặt quy mô, dư nợ ngắn hạn giảm nhẹ trong năm 2018, năm 2018 dư nợ ngắn hạn là 8.357 tỷ đồng, giảm 214 tỷ đồng tương đương mức giảm 2,53% so với năm 2017. Năm 2019 dư nợ ngắn hạn đạt 9.346 tỷ đồng, tăng 989 tỷ đồng so với năm 2018, tương đương mức tăng 11,84%.
Dư nợ cho vay trung hạn giảm liên tục, từ 3.340 tỷ đồng thời điểm 31/12/2017 xuống còn 2.660 tỷ đồng thời điểm 31/12/2019. Dư nợ dài hạn có xu hướng tăng nhanh và liên tục giai đoạn 2017-2019. Cho vay dài hạn mặc dù ngân hàng sẽ thu được biên lãi suất lớn hơn, tuy nhiên do các dự báo trong dài hạn thường khó chính xác hơn trong ngắn hạn nên có thể ảnh hưởng đến rủi ro và cân đối vốn của ngân hàng. Do đó VRB nên tập trung nguồn lực cho phát triển tín dụng ngắn hạn.
❖ Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng:
Bảng 2. 6. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2017-2019
Tông thu nhập 1.834.546 1.972.377 2.324.002 137.831 7,51 351.62 5 17,83 Chi phí hoạt động 1.696.743 1.767.082 2.106.101 70.339 4,15 9339.01 19,19 Lợi nhuận trước Chi phí DPRR 137.803 205.295 217.901 67.492 48,98 12.606 6,14 Chi phí DPRR 106.560 190.196 91.486 83.636 78,49 98.710 -51,90
Lợi nhuận sau trích lập
DPRR
31.243 15.099 126.415 - 16.144 -51,67 111.31
6
737,24
Biểu đồ 2. 4. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2017-2019
Nguồn: Báo cáo tài chính VRB năm 2017, 2018, 2019
Nhìn chung, do VRB là ngân hàng quy mô nhỏ và đang trong giai đoạn mở rộng quy mô nên VRB vẫn còn tập trung nhiều dư nợ đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn, ngoài ra VRB còn nhận hỗ trợ từ BIDV đối với những khoản vay hợp vốn có quy mô lớn, do đó tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn vẫn chiếm khá cao
(trên 45%), tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần từ 59.99% thời điểm 31/12/2017 xuống còn 45.94% thời điểm 31/12/2019.
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng nhanh chóng giai đoạn 2017-2019, phù hợp định hướng bán lẻ của ngân hàng, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân thời điểm 31/12/2018 đạt 3.474 tỷ đồng, tăng 1.413 tỷ đồng, tương đương mức tăng 68,56% so với thời điểm 31/12/2017. Thời điểm 31/12/2019, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 4.413 tỷ đồng, tăng 939 tỷ đồng, tương đương mức tăng 27,03% so với thời điểm 31/12/2018.
Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng tăng dần cả về quy mô và tỷ trọng. Tại 31/12/2018, dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 3.847 tỷ đồng, tăng 96 tỷ đồng tương đương mức tăng 2,56% so với 31/12/2017. Đến thời điểm 31/12/2019, dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 4.286 tỷ đồng, tăng 439 tỷ đồng, tương đương mức tăng 11,41% so với 31/12/2018. VRB định hướng phát triển phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa để đa dạng hóa danh mục khách hàng và giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân hàng mẹ.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2. 7. Kết quả hoạt động kinh doanh của VRB giai đoạn từ năm 2017-2019
Biểu đồ 2. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ năm 2017-2019
Nguồn: Báo cáo tài chính VRB năm 2017, 2018, 2019
Nhìn lại kết quả kinh doanh trong 3 năm 2017-2019, có thể thấy rằng VRB đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng kể. Tổng thu nhập tăng trưởng liên tục. Năm 2018 tổng thu nhập tăng trưởng 137.831 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 7,51% so với năm 2017, năm 2019 tăng 17,83% so với năm 2018.
Về lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro, năm 2018 chỉ tiêu này khá thấp do ngân hàng phải trích một phần vốn lớn để dự phòng rủi ro, chi phí DPRR năm 2018 là 190 tỷ đồng, tăng 78,49% so với năm 2017. Tuy nhiên nhờ nỗ lực trong công tác thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, chi phí DPRR năm 2019 là 91 tỷ đồng, giảm mạnh 98,7 tỷ đồng, tương đương mức giảm 51,90% so với năm 2018, dẫn đến lợi nhuận sau trích lập DPRR của ngân hàng năm 2019 đạt 126 tỷ đồng, tăng 111 tỷ đồng, tương đương 737,24% so với năm 2018.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga
2.2.1. Cơ sở pháp lý
VRB quản trị rủi ro tín dụng theo Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng và hệ thống các văn bản, chính sách, quy trình/quy định về tín dụng.
__________Nhóm 2__________ 210.856 63.569 116.041
__________Nhóm 3__________ 3.652 11.455 9.992
__________Nhóm 4__________ 21.374 335 4.707
VRB đã ban hành Quyết định số 039/2019/QĐ-HĐTV về Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng giai đoạn 2018 - 2020 ngày 12/4/2019 và Quyết định số 126/2019/QĐ-HĐTV ngày 05/09/2019 về việc sửa đổi và bổ sung Quyết định số 039/2019/QĐ-HĐTV ban hành ngày 12/04/2019. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng giai đoạn 2018 - 2020 là văn bản xác định các nhiệm vụ và mục tiêu, cách tiếp cận thực tế trong hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các hoạt động mang rủi ro tín dụng tại VRB.
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng xác định mức độ rủi ro VRB yêu cầu đối với khách hàng mục tiêu, đưa ra khuyến nghị về việc phát triển danh mục tín dụng, cơ cấu danh mục tín dụng, yếu tố cốt lõi của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, phương hướng phát triển và cải thiện tại VRB. Mục tiêu chính của Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng giai đoạn 2018 - 2020 là đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh của VRB theo hướng tín dụng bền vững và tăng trưởng lợi nhuận, đồng thời đảm bảo chất lượng danh mục tín dụng tốt và đạt mức vốn chủ sở hữu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của VRB quy định hệ thống các giới hạn rủi ro tín dụng, quy định về các ngưỡng kiểm soát rủi ro bao gồm: ngưỡng mục tiêu, ngưỡng cảnh báo, ngưỡng giới hạn. VRB quy định rõ ràng về tần suất kiểm tra, giám sát các giới hạn, đồng thời VRB cũng đề ra các biện pháp ứng xử phù hợp trong các trường hợp vượt các ngưỡng kiểm soát, các cấp thẩm quyền phê duyệt.
Hệ thống các văn bản, chính sách, quy trình/quy định về tín dụng bao gồm: chính sách khách hàng pháp nhân, quy trình cho vay KHDN, quy định bảo đảm tiền vay, quy định về thẩm quyền phán quyết, quy định xử lý nợ,...
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV
2.2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm đối tượng được VRB chú trọng trong việc phát triển tín dụng, ngân hàng đang giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các khách hàng lớn và mở rộng quy mô đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa nhằm đa dạng hóa danh mục khách hàng. Trong thời gian vừa qua VRB đã có nỗ lực rất lớn trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực trạng rủi ro tín dụng giai đoạn 2017-2019 cụ thể như sau:
- Nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bảng 2. 8. Nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
________Tổng dư nợ________ 3.750.595 3.847.436 4.285.713
________Tỷ lệ nợ xấu_______ 2,67% 2,13% 1,12%
Ngắn hạn 70.277 54.725 40.902 -15.552 -22,13 -13.823 -25,26 Trung và
dài hạn
29.807 27.280 7.130 -2.527 -8,48 -20.150 -73,86
Tổng 100.084 82.005 48.031 -18.080 -18,06 -33.973 -41,43
Nguồn: Số liệu tổng hợp Ban Quản lý rủi ro VRB
Do đặc thù là một ngân hàng liên doanh, quy mô nhỏ, chưa có nhiều tiếng tăm trên thị trường nên quy mô tín dụng của VRB vẫn còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm, tuy nhiên VRB đã có sự tăng trưởng đều qua các năm phù hợp với định hướng của ngân hàng. Cụ thể: năm 2018 tổng dư nợ cho vay đạt 3.847.436 triệu đồng (tăng 2,58%) so với năm 2017, năm 2019 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh đạt 4.285.713 triệu đồng (tương ứng mức tăng 11,39%) so với năm 2018. Ngược lại với tốc độ tăng trưởng dư nợ, nợ xấu giảm dần, nhờ nỗ lực lớn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và thu hồi nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,67% năm 2017 xuống còn 2,13% năm 2018, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu giảm sâu dưới mức 2% thời điểm 31/12/2019.
Trong cơ cấu nợ xấu giai đoạn 2017-2019 thì nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là nợ gần như ngân hàng không còn khả năng thu hồi từ khách hàng và phải dùng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro. Đối với nợ nhóm 5, ngân hàng phải trích
lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ là 100%, do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngân hàng. Các khoản nợ xấu này chủ yếu phát sinh từ trước năm 2016. Nhìn chung, giai đoạn 2017-2019, nợ nhóm 5 trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giảm mạnh từ 100.084 triệu đồng thời điểm 31/12/2017 xuống còn 48.031 triệu đồng thời điểm 31/12/2019 do VRB sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro.
Nợ quá hạn tại 31/12/2019 chiếm 8,29% tổng dư nợ, tuy nhiên đã giảm mạnh xuống chỉ còn 3,83% thời điểm 31/12/2019. Trong cơ cấu các khoản nợ quá hạn thì nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng cao nhất, nợ nhóm 3 và 4 không đáng kể. Nợ nhóm 2 là các khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày, mặc dù chưa tính vào trong nhóm nợ xấu, tuy nhiên cũng phản ánh tình hình khó khăn của khách hàng dẫn đến khách hàng chậm trả nợ. Nếu ngân hàng không kiểm soát tốt các khoản nợ nhóm 2 và nhanh chóng có các biện pháp đốc thúc, thu hồi nợ thì các khoản nợ này sẽ nhanh chóng chuyển sang nhóm nợ xấu, khi đó thì khả năng thu hồi sẽ giảm đi nhiều, đồng thời ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ trích lệ cao hơn nhiều so với nợ nhóm 2. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vốn của ngân hàng.
-I- Phân chia nợ xấu theo kỳ hạn khoản vay
Bảng 2. 9. Nợ xấu khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kỳ hạn khoản vay
(%) ngành (%) ngành (%) ngành Công nghiệp sản xuất và chế biến 1,19 1.769.19 7 1,65 1.917.84 7 1,20 2.100.56 5 Xây dựng và bất ______động sản______ 6,18 457.255 2,53 653.179 0,68 801.239 Bán buôn và bán lẻ 5,46 313.289 1,38 568.530 0,67 462.781 Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống và du lịch 69,73 28.656 56,16 35.581 65,44 8.258 Ngành khác 1,15 1.182.19 8 0,88 672.300 0,97 912.870 , Tổn g 2,67 3.750.59 2,13 3.847.43 1,12 4.285.71 Tổng 3 ngành có dư nợ lớn nhất 2.539.74 2