Sơ đồ 2.2. Quy trình cấp tín dụng hiện tại ở chi nhánh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA (Trang 67 - 122)

6 3.364.58 5 Tỷ lệ Top 3 ngành có dư nợ lớn nhất 67,72% 81,60% 78,51%

Nguồn: Số liệu tổng hợp Ban Quản lý rủi ro VRB

Nhìn chung, cả nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn đều có xu hướng giảm dần về nợ xấu trong giai đoạn 2017-2019. Đặc biệt nợ xấu trung và dài hạn thời điểm 31/12/2019 giảm 73,86% so với thời điểm 31/12/2018, chỉ còn 7,1 tỷ đồng.

Các khoản nợ xấu ngắn hạn là do các khách hàng vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh tuy nhiên lại dùng vốn sai mục đích, đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc do nguồn tiền của khách hàng không về đúng như kế hoạch kinh doanh. Thêm nữa, trong ngắn hạn, áp lực trả nợ đối với khoản vay lớn, do đó dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.

Tuy nhiên, về mặt định hướng, các NHTM trên thị trường Việt Nam đều đẩy mạnh cho vay vốn ngắn hạn và hạn chế nguồn vốn cho vay trung dài hạn do các đánh giá trong dài hạn thường thiếu chính xác hơn trong ngắn hạn. Do đó để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đòi hỏi công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau cho vay là vô cùng quan trọng, phát hiện kịp thời các dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng để sớm có các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

-I- Nợ xấu cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề kinh tế

Bảng 2. 10. Nợ xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề

ba ngành là ngành Công nghiệp sản xuất và chế biến, ngành xây dựng và bất động sản, ngành bán buôn và bán lẻ (ngành thương mại). Trong đó:

Ngành Công nghiệp sản xuất và chế biến có tỷ lệ nợ xấu thấp trong khi đây là ngành có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong danh mục cho vay các khách hàng pháp nhân. Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cũng bao gồm đa dạng các ngành nhỏ cấp hai, trong đó các ngành không có nhiều phụ thuộc lẫn nhau như: sản xuất chế biến thực phẩm, sản suất thiết bị điện tử quang học, sản xuất kim loại, ngành dệt may, ....Do đó VRB cần tập trung phát triển tín dụng vào các ngành có mức độ đa dạng và rủi ro thấp.

Ngành xây dựng và bất động sản có tỷ lệ nợ xấu khá cao năm 2017 là 6,18% do thị trường bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2011-2014 rơi vào khủng hoảng, với tình trạng bong bóng bất động sản, thị trường bị đóng băng, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, thị trường đã có những dấu hiệu khả quan hơn. Nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã tác động nhiều đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và thi công xây lắp. Từ năm 2018 trở lại đây, tỷ lệ nợ xấu của các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản giảm mạnh. Đặc biệt tỷ lệ này giảm mạnh chỉ còn 0,68% tổng dư nợ ngành xây dựng và bất động sản thời điểm 31/12/2019.

Ngành bán buôn và bán lẻ cũng có tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh trong giai đoạn 2017-2019. Đặc biệt tại 31/12/2019, nợ xấu cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành bán buôn và bán lẻ chỉ còn chiếm 0.67% tổng dư nợ ngành bán buôn và bán lẻ.

Ngành khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống và du lịch, mặc dù dư nợ chiếm tỷ trọng dư nợ rất nhỏ trong danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu ở mức rất cao, dao động từ 56%-70%. Đây là ngành khá rủi ro, hiện tại VRB hạn chế cho vay đối với các khách hàng trong ngành này, chỉ lựa chọn các khách hàng thực sự tốt, có phương án vay vốn khả thi, rõ ràng, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Ngân hàng 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 VietcomBank 1,14 0,99 0,79 VietinBank 1,14 1,58 1,16 SHB 2,33 2,40 1,91 TPBank 1,09 1,12 1,29 An Bình 2,77 1,88 2,31 Nam Á 2,11 1,54 1,97 VPBank 3,39 3,50 3,42 VRB 2,95 2,43 1,66 2017 2018 2019 Số lượng DNNVV nợ quá hạn 56 49 39

Nhìn chung, nợ xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VRB chủ yếu là các khoản nợ phát sinh trước năm 2015, giai đoạn nền kinh tế còn khó khăn, thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng. Từ năm 2016 trở lại đây, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ xấu phát sinh mới rất ít, VRB tập trung xử lý các khoản nợ xấu hiệu hữu và mở rộng dần quy mô tín dụng.

-I- So sánh tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa so với tỷ lệ nợ xấu toàn danh mục

Biểu đồ 2. 6. Nợ xấu doanh nghiệp nhỏ và vừa và nợ xấu toàn danh mục của VRB

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của VRB được kiểm soát giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN toàn danh mục được kiểm soát dưới 3%, tuân thủ quy định của NHNN. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu giảm sâu xuống dưới 2% tại thời điểm 31/12/2019 chỉ còn 1,66%.

So sánh tỷ lệ nợ xấu của VRB trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa với tỷ lệ nợ xấu chung toàn danh mục có thể thấy rằng VRB kiểm soát được chất lượng nợ tốt hơn khi cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nợ xấu tại VRB phần lớn tập trung tại các khách hàng doanh nghiệp lớn. Do vậy, VRB định hướng mở rộng tín dụng đối với phân khúc bán lẻ và phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa là phù hợp, không những giúp ngân hàng đa dạng hóa danh mục khách hàng mà còn nâng cao chất

lượng danh mục tín dụng.

-I- So sánh nợ xấu của VRB và một số ngân hàng trên thị trường

Bảng 2. 11. Nợ xấu một số NHTM Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các ngân hàng

Đối với với nhóm các NHTM cổ phần nhỏ như: SHB, An Bình, Nam Á, VRB có tỷ lệ nợ xấu khá tương đồng, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu của VRB thấp hơn nhiều so với VPBank. VPBank là ngân hàng có tốc độ phát triển khá tốt trên thị trường, tuy nhiên để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh, ngân hàng chấp nhận rủi ro cao.

- Tỷ lệ số lượng khách hàng nợ xấu và nợ quá hạn giai đoạn 2017-2019

Bảng 2. 12. Tỷ lệ số lượng khách hàng nợ quá hạn và nợ xấu

khách hàng DNNVV 16,92% 15,31% 12,50% Tỷ lệ khách hàng nợ xấu/ Tổng số khách

Biểu đồ 2. 7. Số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ quá hạn và nợ xấu 350 300 250 200 150 100 50 0 2017 2018 2019

ɪ:ɪ: Số lượng DNNVV nợ quá hạn N Số lượng DNNVV nợ

xấu

■ Tổng số lượng DNNVV

Nguồn: Số liệu tổng hợp Ban Quản lý rủi ro VRB

VRB có tỷ lệ số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ xấu khá lớn tuy nhiên có xu hướng giảm dần từ 12,99% (31/12/2017) xuống còn 8,97% (31/12/2019). Tỷ lệ số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ quá hạn cũng có xu hướng giảm dần từ 16,92% xuống còn 12,50% trong tổng số khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tỷ lệ số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ quá hạn và nợ xấu lớn hơn tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho thấy nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của VRB tập trung vào những khách hàng nhỏ và có sự phân tán, không tập trung vào một số khách hàng.

- Xét về mức độ tập trung tín dụng

Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung chủ yếu vào các ngành: Công nghiệp sản xuất và chế biến, Xây dựng và bất động sản và ngành bán buôn và bán lẻ, tỷ trọng dư nợ của ba ngành này luôn chiếm trên 67%, đặc biệt năm 2018, tỷ trọng ba ngành này là 81,60%, năm 2019 là 78,51%. Theo Chiến lược quản lý rủi ro của VRB, tỷ lệ cấp tín dụng của ba ngành có dư nợ lớn

nghiệp nhỏ và vừa được trích

nhất lớn hơn 80% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp sẽ được xếp vào mức độ rủi ro tập trung tín dụng rất cao. Việc tập trung dư nợ vào một số ngành cũng tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng khi có biến động bất ổn trong nền kinh tế đối với ngành đó. Xuất phát từ thực trạng này đòi hỏi ngân hàng cần đa dạng hóa hơn các khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau để giảm thiểu rủi ro.

- Trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

VRB trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của VRB. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

+ Dự phòng cụ thể: là số tiền VRB trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Số tiền dự phòng phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức: H

R = ΣR' , .. Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng.

∑⅛1Ri: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r. Trong đó: Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ thứ i; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm nợ.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

+ Dự phòng chung: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Số tiền dự

phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Sau đây là bảng thống kê số dư trích lập DPRR cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 2. 13. Dự phòng rủi ro khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chỉ tiêu 2,017 2,018 2,019

Qũy dự phòng rủi ro 67.616 91.600 48.926

Nợ đã xử lý 14.935 46.773 12.799

Hệ số khả năng bù đắp (lần) 4,53 1,96 3,82

Nguồn: Số liệu tổng hợp Ban Quản lý rủi ro VRB

Tỷ lệ này cho biết dự phòng rủi ro trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa được trích so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tốt, vẫn phải trích lập nhiều dự phòng. Năm 2018 mức trích lập dự phòng cao nhất chiếm 2,38% tổng dư nợ, tuy nhiên đến năm 2019 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 1,14% do nỗ lực của ngân hàng trong việc đẩy mạnh thu hồi nợ xấu. Tuy nhiên, dự phòng rủi ro sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, do đó VRB cần chú ý đến chỉ tiêu này và kiểm soát tốt nhằm giảm mức trích lập dự phòng rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

-I- Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

Bảng 2. 14. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khi các khoản vay đã được xử lý dự phòng rủi ro tức là đã xảy ra thất thoát cho ngân hàng. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho biết ngân hàng có đủ khả năng để bù đắp cho số dư nợ mất đi bằng quỹ dự phòng rủi ro hay không. Từ bảng số liệu trên ta thấy, VRB luôn có hệ số khả năng bù đắp rủi ro cao cho thấy ngân hàng luôn tuân thủ quy định của NHNN trong việc trích lập dự phòng rủi ro để xử lý các khoản vay mất vốn.

2.2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ

và vừa

Trong công tác quản trị rủi ro, VRB đã xây dựng quy trình cho vay khách hàng, quy định về hệ thống phân cấp thẩm quyền phán quyết. Quy định về quản trị rủi ro tại VRB làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác quản trị rủi ro. Do đó, quyết định quản trị rủi ro minh bạch, rõ ràng và bám sát chính sách quản trị các loại rủi ro liên quan.

a, Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Công tác nhận diện rủi ro tại VRB trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trong cả ba khâu của qúa trình cấp tín dụng: trước khi cấp tín dụng, trong khi cấp tín dụng và sau khi cấp tín dụng. Nội dung nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Quy định số 143/2016/QĐ-HĐTV.

Trước khi cấp tín dụng, nhận diện rủi ro tín dụng được thực hiện tại tuyến một bao gồm các phòng ban: phòng QHKH, phòng QLRR của chi nhánh, ban Khách hàng và ban QLRR Hội sở chính. Các cán bộ khách hàng sẽ nhận diện rủi ro thông qua việc gặp gỡ, trao đổi thông tin với khách hàng, thái độ của khách hàng trong việc hợp tác cung cấp các thông tin và các hồ SO,.. ..Tại phòng QLRR chi nhánh hay Ban QLRR Hội sở chính, nhận diện rủi ro chủ yếu được thực hiện trên bề mặt hồ SO và tìm hiểu thêm các thông tin khác như lịch sử tín dụng của khách hàng (CIC), trong một số trường hợp, nếu phòng QLRR nhận thấy cần thẩm định trực tiếp thì có thể phối hợp với phòng khách hàng để đi gặp gỡ khách hàng.

Trong khi cấp tín dụng thì nhận diện rủi ro chủ yếu được thực hiện thông qua việc rà soát tính đầy đủ và trung thực của các hồ sơ như hồ sơ giải ngân, hồ sơ phát hành bảo lãnh,... và được thực hiện bởi phòng QHKH và bộ phận quản trị tín dụng. Các cán bộ tiến hành kiểm tra việc cấp tín dụng có đúng mục đích không, các hồ sơ có đảm bảo tính pháp lý và chân thực, hồ sơ giải ngân vốn vay có đầy đủ, tình hình hoàn thiện các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo quyền lợi của VRB trong trường hợp có tranh chấp xảy ra hoặc phải xử lý tài sản bảo đảm để xử lý rủi ro tín dụng.

Sau khi cấp tín dụng, rủi ro tín dụng được nhận diện bởi phòng QHKH và bộ phận quản trị tín dụng thuộc phòng Dịch vụ khách hàng và ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc hội sở chính. Theo đó, cán bộ phòng QHKH thực hiện kiểm tra sau cho vay bao gồm các nội dung như: kiểm tra mục đích sử dung vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá lại giá trị của TSBĐ. Bộ phận quản trị tín dụng sẽ thực hiện việc theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, nhắc nợ khách hàng hàng tháng. Trong trường hợp phát hiện khách hàng có dấu hiệu chậm trả sẽ phối hợp với phòng khách hàng để xử lý.

b, Đo lường rủi ro tín dụng

VRB sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tương ứng với các nhóm nợ để đo lường rủi ro tín dụng.

-I- Mô hình xếp hạng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng nhằm hỗ trợ các cấp có thẩm quyền trong quá trình ra quyết định cấp tín dụng. VRB đưa ra hướng dẫn tiến hành xếp hạng tín dụng cho từng đối tượng khách hàng như khách hàng bán lẻ, định

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA (Trang 67 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w