Ngân hàng TW chưa thực sự mạnh, năng lực điều hành chính sách tiền tệ và vận hành nghiệp vụ NHTW còn hạn chế. Họat động dịch vụ của các NHTM và TCTD chưa phát triển. Tiến trình cơ cấu lại các NHTM chưa đạt được các kết quả như dự kiến, đặc biệt là xử lý nợ xấu đang có xu hướng gia tăng trở lại. Việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế.
Tiến trình cổ phần hóa DNNN nói chung, cổ phần hóa NHTM Nhà nước nói riêng còn rất chậm, đây cũng là lực cản cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Hội đồng quản trị các NHTM cổ phần có tư
tưởng chần chừ, chậm đưa cổ phiếu của các NHTM cổ phần của mình niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, cũng làm chậm tiến trình nói trên.
Nhiều thách thức
Thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá đang đối mặt với nhiều thách thức, ngoại vi cũng như nội tại, cần được giám sát kỹ hơn trong một chính sách minh bạch hơn, đó là nội dung chính trong số nhiều ý kiến được nêu ra tại buổi hội thảo vừa đề cập.
Diễn giả chính của buổi hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kinh Tế, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, nhận định, rằng “thị trường tài chánh Việt Nam đặt nền tảng trên hệ thống ngân hàng,” phát triển nhanh, nhưng phần vốn Nhà Nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Ông nói: “Hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp hơn 20% vốn cho toàn bộ lượng đầu tư xã hội trong nền kinh tế Việt Nam. Số lượng ngân hàng hoạt động tăng rất nhanh, từ 9 đơn vị trong năm 1991, tăng lên đến con số 80 trong năm 2008.”
Tiến sĩ Sơn cho biết, rằng mặc dầu phát triển nhanh, tính chất của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn mang tính quốc doanh, vì tỷ lệ ngân hàng có vốn nhà nước hoặc do nhà nước làm chủ, vẫn chiếm đa số.
Cho đến nay, mặc dầu Nhà Nước Việt Nam chỉ làm chủ 6 ngân hàng, nhưng số vốn thuộc Nhà Nước trong toàn bộ hệ thống lại chiếm đến hơn 67%.
Nếu tính trong khu vực ngân hàng cổ phần, thì phần lớn trong số 34 ngân hàng loại này đều do Nhà Nước thành lập hoặc cung cấp vốn.
Trong số những thách thức mà hệ thống ngân hàng và thị trường tài chánh phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, câu hỏi được đặt ra, là tính minh bạch và vai trò của Nhà Nước trong thị trường này.
Cơ hội:
Trong thời gian gần đây, những tin xấu về tình hình suy thoái kinh tế, thất nghiệp, phá sản, tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và lạm phát dồn dập tấn công nhà đầu tư. Khu vực đồng Euro, Hoa Kỳ, Nhật Bản - những nền kinh tế lớn nhất thế giới sa sút trầm trọng và đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Một trong những nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất thế giới với tăng trưởng GDP luôn đạt mức hai con số trong vòng 4 năm - Trung Quốc - được dự báo sẽ chỉ còn trên 9% trong năm nay, và 8% trong năm 2009. Tiếp đó là các tập đoàn khổng lồ (Citigroup, General Motors, Bear Stearns, Goldman Sachs, Lehman Brothers...) lao đao, ngậm ngùi sa thải hàng nghìn đến hàng trăm nghìn nhân viên, khiến tình trạng thất nghiệp lan rộng. Ở Mỹ, từ đầu năm 2008, đã có hàng tá ngân hàng bị phá sản và khó khăn len lỏi đến ngõ ngách của nền kinh tế, mọi doanh nghiệp, ảnh hưởng đến từng người dân.
Trong khi tình hình kinh tế và tài chính của nước Mỹ - nền kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất thế giới – chìm sâu vào suy thoái, tổng thống dân cử da mầu đầu tiên của Mỹ Brack Obama đã được lựa chọn vì niềm tin người dân đặt vào khả năng chèo lái của ông nhằm đưa nước Mỹ ra khỏi hiểm họa suy thoái. Obama với những cam kết và kế hoạch giúp vực dậy nền kinh tế và thị trường chứng khoán, đã lựa chọn Timothy Geithner, giám đốc Cục dự trữ liên bang chi nhánh New York làm Bộ trưởng tài chính. Geithner được xem là nhân vật già
dặn kinh nghiệm đã đi qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, kể cả cuộc khủng hoảng 1997-1998 và cứu Mexico thoát khỏi vỡ nợ trước đó. Trong cuộc khủng hoảng, Geithner đã thực hiện tốt vai trò là người đứng đầu liên lạc giữa FED và Wall Street. Niềm tin vào khả năng và kinh nghiệm của bộ trưởng tài chính mới khiến chỉ số S&P 500 tăng lên +6,3% vào ngày Thứ 6 (21/11/2008), thoát khỏi mức đáy trong vòng 11 năm trở lại đây. Sự căng thẳng về chính trị trong cuộc bầu cử vận mệnh của nước Mỹ đã kết thúc, tình hình khó khăn về kinh tế dường như đã ở mức đáy và khó có thể lún sâu hơn.
Trong nước – thông tin khích lệ
Trước đây, nhiều người cho rằng TTCK Việt Nam quá non trẻ và "không giống ai" nên hầu như không bị tác động bởi TTCK khu vực và thế giới. Nhận định đó có thể đúng vào thời gian trước nhưng nay đã không còn phù hợp. Tám năm là khoảng thời gian đủ để thị trường định hình và bắt nhịp với quy luật vận động chung, trong đó yếu tố quyết định quan trọng nhất là tâm lý của nhà đầu tư. Nhiều thông tin mang tính khích lệ đã đến với nhà đầu tư. Gần nhất là tin giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xuống còn 11% từ 12% vào ngày 20/11/2008. Đây là đợt điều chỉnh giảm lãi suất lần thứ 3 liên tiếp trong vòng một tháng. Tiếp theo động thái của NHNN, hàng loạt các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Agribank, BIDV... cũng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, xuống mức thấp nhất là 12%/năm. Cùng với đó là chính sách trợ giúp các doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất của NHNN và các ngân hàng thương mại. Đây là tin vui đối với thị trường, bởi vì lãi suất thấp tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp vay vốn và phát triển sản xuất kinh doanh. Trước đó, thị trường còn đón tin giá xăng giảm từ 14.000 đồng/ lít xuống còn 13.000 đồng/lít. Tính từ đầu tháng 10 tới nay, đã có 6 lần cắt giảm giá xăng dầu. Doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng với đó bớt đi nỗi lo chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành bị đội lên cùng với giá xăng dầu.
Một thông tin rất quan trọng đó là thành công của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố thương mại lớn nhất nước ta – TP. Hồ Chí Minh đã giảm 0,69% trong tháng 11, còn trong tháng 10,
CPI cả nước giảm 0,19%. Mặc dù CPI của Hà Nội trong tháng 11 tăng 1,07% do trận lụt lịch sử, nhưng xu hướng tăng sẽ khó tiếp diễn.
Nhiều doanh nghiệp vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt trong thời kỳ khó khăn. Phải kể đến là tập đoàn FPT (mã chứng khoán FPT) tăng trưởng liên tục 3 quý đầu năm và tháng 10 tiếp tục tăng trưởng đạt doanh thu 80 triệu USD, vượt 11,7% kế hoạch... Bên cạnh những doanh nghiệp lao đao, thì vẫn có những doanh nghiệp thực sự vận hành có hiệu quả và phát triển bền vững, có tương lai đầy hứa hẹn. Vn-Index còn cách ngưỡng 300 điểm không xa, HaSTC-Index đã cận kề điểm xuất phát, nhà đầu tư cần có “cái đầu nóng và trái tim lạnh” để có được những quyết định hợp lý vào thời điểm này.
MỤC LỤC
Câu 1: CMR tiền tệ ra đời gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá?
Câu 2: Phân tích các chức năng của tiền tệ và giải thích mối quan hệ giữa chúng. Đồng tiền VN thực hiện các chức năng này như thế nào
Câu 3: Nội dung cơ bản của tín dụng thương mại? mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?
Câu 4: Phân tích những ưu điểm & hạn chế của các hình thức tín dụng trong nền KT.
Câu 5: Trình bày chức năng và vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế
Câu 6: Phân biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Mối quan hệ giữa 2 TT này.
Câu 7: Phân biệt thị trường tài chính trực tiếp và thị trường tài chính gián tiếp. Vai trò của các trung gian tài chính thể hiện trên các thị trường này ntn?
Câu 11: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. giải thích mqh giữa giá chứng khoán với lãi suất thị trường
Câu 12: Trình bày nội dung của lý thuyết dự tính khi giải thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Câu 13: Trình bày nội dung lý thuyết môi trường ưu tiên trong việc giải thích cấu trúc kì hạn của lãi suất
Câu 10: Trình bày lộ trình tự do hoá lãi suất ở VN
Câu 14: Trình bày những nội dung cơ bản của các loại hình NH trung gian trong nền KT thị trường. Đặc điểm chung của các loại hình này
Câu 15: Trình bày chức năng của NHTM và giải thích mối quan hệ giữa các chức năng đó
Câu 16: Phân tích tính chất và tầm quan trọng các nguồn vốn của NHTM. để khơi tăng nguồn vốn các NHTM cần phải làm j.
Câu 17: Trình bày kết cấu ts Có của NHTM. Mqh giữa khả năng sinh lời và việc bảo đảm thanh toán của NH
Câu 24: Mức cầu tiền tệ của nền kinh tế cấu thành từ các thành phần nào? Giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến các thành phần đó?
Câu 25: Mức cung tiền tệ là gi?nguyên tác câu thành mức cung tiền tệ?
Mức cung tiền tệ
Câu 26:Trình bày quá trình cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng. Trong qua trình đó, vai trò của NHTW và vai trò của NHTM đc thể hiện ntn?
Câu 27: Giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động của lượng tiền cung ứng và đánh giá khả năng của NHTW in việc kiểm soát lượng tiền cung ứng.
Câu 29: GIẢI THÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ NHÂN TIỀN
TỆ VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT LƯỢNG TIỀN CƠ SỞ CỦA NHTW
Câu 30:phân tích nguyên nhân của lạm phát.thực trạng của lạm phát ở việt nam những năm gần đây?
Câu 31:trình bày giải pháp kiềm chế lạm phát
Câu 32: trình bày nội dung, công cụ của chính sách tiền tệ. đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện các công cụ chính sách tiền tể trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ?
Câu 33: hệ thống tài chính Việt Nam. bộ phận tàichính hợp thành?
Câu 34: Thu chi NS nhà nướcCâu 1: CMR tiền tệ ra đời gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá?
Câu 2: Phân tích các chức năng của tiền tệ và giải thích mối quan hệ giữa chúng. Đồng tiền VN thực hiện các chức năng này như thế nào
Câu 3: Nội dung cơ bản của tín dụng thương mại? mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?
Câu 4: Phân tích những ưu điểm & hạn chế của các hình thức tín dụng trong nền KT.
Câu 5: Trình bày chức năng và vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế
Câu 6: Phân biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Mối quan hệ giữa 2 TT này.
Câu 7: Phân biệt thị trường tài chính trực tiếp và thị trường tài chính gián tiếp. Vai trò của các trung gian tài chính thể hiện trên các thị trường này ntn?
Câu 11: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. giải thích mqh giữa giá chứng khoán với lãi suất thị trường
Câu 12: Trình bày nội dung của lý thuyết dự tính khi giải thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Câu 13: Trình bày nội dung lý thuyết môi trường ưu tiên trong việc giải thích cấu trúc kì hạn của lãi suất
Câu 10: Trình bày lộ trình tự do hoá lãi suất ở VN
Câu 14: Trình bày những nội dung cơ bản của các loại hình NH trung gian trong nền KT thị trường. Đặc điểm chung của các loại hình này
Câu 15: Trình bày chức năng của NHTM và giải thích mối quan hệ giữa các chức năng đó
Câu 16: Phân tích tính chất và tầm quan trọng các nguồn vốn của NHTM. để khơi tăng nguồn vốn các NHTM cần phải làm j.
Câu 17: Trình bày kết cấu ts Có của NHTM. Mqh giữa khả năng sinh lời và việc bảo đảm thanh toán của NH
Câu 24: Mức cầu tiền tệ của nền kinh tế cấu thành từ các thành phần nào? Giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến các thành phần đó?
Câu 25: Mức cung tiền tệ là gi?nguyên tác câu thành mức cung tiền tệ?
Mức cung tiền tệ
Câu 26:Trình bày quá trình cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng. Trong qua trình đó, vai trò của NHTW và vai trò của NHTM đc thể hiện ntn?
Câu 27: Giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động của lượng tiền cung ứng và đánh giá khả năng của NHTW in việc kiểm soát lượng tiền cung ứng.
Câu 29: GIẢI THÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ NHÂN TIỀN
TỆ VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT LƯỢNG TIỀN CƠ SỞ CỦA NHTW
Câu 30:phân tích nguyên nhân của lạm phát.thực trạng của lạm phát ở việt nam những năm gần đây?
Câu 31:trình bày giải pháp kiềm chế lạm phát
Câu 32: trình bày nội dung, công cụ của chính sách tiền tệ. đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện các công cụ chính sách tiền tể trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ?
Câu 33: hệ thống tài chính Việt Nam. bộ phận tàichính hợp thành?
Câu 34: Thu chi NS nhà nước
Câu 35: thực trạng của thị trường tài chính việt nam, cơ hội và thách thức thực trang