Tàichính hộ gia đình

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG pdf (Trang 42 - 47)

- Tỷ lệ tiền gửi có kì hạn (t) và chứng từ nợ NH (b):

6.Tàichính hộ gia đình

Được hình thành từ tiền lương, tiền công, thu nhập của các thành viên trong gia đình do lđ hay sx KD; từ nguồn thừa kế tài sản; từ nguồn biếu tặng lẫn nhau trong quan hệ gđ, hay quan hệ XH ở trong và từ ngoài nước; từ các nguồn # như lãi tiền gửi NH, lợi tức từ những khoản góp vốn, mua trái phiếu, cổ phiếu… Qũy tiền tệ gđ chủ yếu được sd cho mục đích tiêu dùng của gia đình, tham gia vào qũy ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí… Tham gia vào thị trường tài chính qua việc góp cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…

Trong đk KT thị trường, các khâu của hệ thống tài chính vừa có quan hệ trực tiếp với nhau, vừa có quan hệ với nhau thông qua thị trường tài chính.

Câu 34: Thu chi NS nhà nước * Khái niệm NS Nhà nước:

- NS Nhà nước là bản dự toán thu và chi tài chính của Nhà nước trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

- NS Nhà nước là qũy tiền tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước

- NS Nhà nước là những quan hệ KT phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sd các nguồn tài chính # nhau.

 NS Nhà nước phản ánh các quan hệ KT phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sd qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính # nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định

* Đặc điểm:

- NS Nhà nước là 1 bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, bao gồm các quan hệ tài chính trong tổng thể các quan hệ tài chính của quốc gia:

+ Quan hệ tài chính giữa nhà nước với dân cư

+ Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các DN thuộc mọi thành phần KT, đặc biệt là với DN Nhà nước

+ Quan hệ tài chính giữa các tổ chức XH.

+ Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các nhà nước # và với các tổ chức quốc tế.

+ Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với tư cách là bên tham gia, hình thành qũy công như qũy bảo hiểm XH, quỹ đầu tư…

Các quan hệ đó có các đặc điểm sau đây:

- Tạo lập và sd quỹ luôn nằm với quyền lợi của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định

- Gắn liền với sở hữu nhà nước, chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng NS nhà nước cũng có những đặc điểm như các qũy tiền tệ #:

- Hoạt động thu chi được thực hiện theo nguyên tắc ko hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

* Vai trò:

- NS Nhà nước là công cụ chủ yếu phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sx, hình thành cơ cấu KT mới, thúc đẩy tăng trưởng KT ổn định và bền vững.

- NS Nhà nước là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát

- NS là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề XH

- NS nhà nước đối với việc củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh

- Vai trò kiểm tra của NS Nhà nước

* THU NS NHÀ NƯỚC

(1) KN: Thu NS Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung 1 phần nguồn tài chính quốc gia, hình thành qũy NS Nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước

- Về mặt nội dung: Thu NS Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối giữa hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung 1 phần nguồn tài chính quốc gia hình thành qũy tiền tệ tập trung của nhà nước - Thu NS nhà nước là gắn chặt với thực trạng KT và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng, giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu NS nhà nước.

(3) Nội dung

Thu NS nhà nước bao gồm:

- Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu từ hoạt động KT của nhà nước như:

+ Thu thu nhập từ vốn góp của nhà nước và các cơ sở KT + Tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở KT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thu hồi tiền cho vay của nhà nước gồm cả gốc và lãi - Thu từ các hoạt động của DN

- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước

- Thu từ vay nợ và viện trợ ko hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong & ngoài nước.

- Thu #: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên TS…

(4) Phân loại

- Theo nội dung KT:

+ Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm thuế, phí, lệ phí với nhiều hình thức cụ thể do luật định

+ Nhóm thu ko thường xuyên, bao gồm các khoản thu từ: hoạt động KT của nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước & các khoản thu #.

- Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NS nhà nước:

+ Thu trong cân đối NS nhà nước, bao gồm các khoản thu thường xuyên và thu ko thường xuyên.

+ Thu bù đắp thiếu hụt NS nhà nước khi số thu NS nhà nước ko đáp ứng được nhu cầu chi tiêu & nhà nước phải đi vay, bao gồm trong nước từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức KT – XH, vay từ nước ngoài.

(5) Nhân tố ảnh hưởng đến thu NS nhà nước: (a) Thu nhập GDP bình quân đầu người:

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển KT của 1 quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của 1 nước. Thu nhập GDP bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên của NS nhà nước

(b) Tỉ suất doanh lợi trong nền KT

Phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển KT. Tỉ suất doanh lợi càng lớn nguồn tài chính càng lớn. Đây là nhân tố quyết định đến việc nâng cao tỉ suất thu NS nhà nước

(c) Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên

Đối với các nước đang phát triển & nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thì nhân tố này có ảnh hưởng đến số thu NS nhà nước

Nhân tố này phụ thuộc vào:

- Quy mô tổ chức của bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó - Những nhiệm vụ KT XH mà nhà nước đảm nhận trong từng thời kì

- Chính sách sd kinh phí của nhà nước trong đk các nguồn tài trợ # cho chi phí nhà nước ko có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nước sẽ dẫn đến tỉ suất thu NS nhà nước tăng lên.

(e) Tổ chức bộ máy thu nộp:

Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn, lậu thuế, sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỉ suất thu NS nhà nước mà vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu NS nhà nước

Tỉ suất thu NS nhà nước được xem xét là hạt nhân cơ bản của chính sách thu nên cần phải được nghiên cứu, xem xét trên nhiều khía cạnh KT, chính trị, XH.

* CHI NS NHÀ NƯỚC(1) KN: (1) KN:

- Chi NS nhà nước là việc phân phối và sd quỹ NS nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định

- Chi NS nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính tập trung vào NS nhà nước và đưa chúng đến mục đích sd, vì thế chi NS nhà nước là những việc cụ thể ko chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước

(2) Đặc điểm:

- chi NS nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nvụ ktế, ctrị, xhội mà nhà nước đảm đương in từng thời kỳ

- chi NS nhà nước phải đảm bảo các hoạt động của các nhà nước trên tất cả các lĩnh vụ

- chi Ns nhà nước gắn liền với quyền lực của nhà nước.Qhội là cơ quan quyền lực cao nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-hiệu quả chi NS nhà nước khác với hiệu quả sdụng vốn của các DN, nó đc xem xéy trên tầm vĩ mô và là hiệu quả ktế, xhội, an ninh quốc phòng…dạ vào việc hoàn thành các mục tiêu ktế, xhội, an ninh, quốc phòng…

Tuy nhiên, điều đó ko bác bỏ trong đầu tư phải chú ý tới hiệu quả ktế, nhất là các khoản vay nợ để đầu tư.

- chi NS nhà nước là các khoản chi ko hoàn trả trực tiếp.

Chi NS nhà nước là bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỷ giá hối đoái…

Chi NS nhà nước có quy mô lớn, phức tạp, có tác động mạnh mẽ đến môi trường tài chính vĩ mô, đến tổng cung, cầu về vốn tiền tệ. Nếu thu chi cân đối đc về cơ bản tổng cung và tổng cầu về hàng hoá, dịch vụ của xhội sẽ ổn định.

(3) Nội dung chi NS nhà nước :

Do tính đa dạng và phức tạp nên chi NS nhà nước có rất nhiều khoản mục khác nhau, bao gồm:

Chi đàu tư phát triển: bao gồm các khoản chi cho đầu tư xdựng cơ sở hạ tầng; chi cho các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; chi hỗ trọ cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết; chi bổ sung đự trữ nhà nước.

- Chi sự nghiệp KT - Chi cho Y tế

- Chi cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Chi cho văn hoá, thể dục thể thao.

- Chi về xã hội

- Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể. - Chi cho an ninh quốc phòng.

- Chi khác: Chi viện trợ, cho vay, trả nợ gốc và lãi,…

(4) Phân loại

Căn cứ vào mục đích chi tiêu, nội dung chi ngân sách đc chia thành 2 nhóm: + chi tích luỹ của ngân sách nhà nước: là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất là tiềm lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng nền KT, là các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi tích luỹ khác.

+ Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước: là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lại.

Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý ngân sách nhà nước:

+ Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cho các hoạt động thường xuyên của nhà nước

+ Khoản chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi làm tăng cơ sở vật chất của đất nc và góp phần làm tăng trưởng KT.

+ Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để thực hiện nghĩa vụ trả các khoản đã vay trong nc và vay ngoài nc khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.

+ Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước, quỹ dự trữ tài chính.,

(5) Các nhân tố ảnh hưỏng đến chi ngân sách nhà nước

Nội dung, cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước là sự phản ánh những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, XH của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử và luôn biến động theo tình hình KT, XH, CTrị.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước:

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất: Nhân tố vừa tạo ra khả năng và điểu kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định.

- Khả năng tích luỹ của nền KT: nhân tố này càng lớn thì khả năng phát triển KT càng lớn. Tuy nhiên, việc chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát trỉên còn tuỳ thuộc ở khả năng tập trung nguồn tích luỹ vào ngân sách nhà nước và chính sách chi của ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử.

- Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ KT, XH mà nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ.

Ngoài nhân tố kể trên nội dung cơ cấu chi ngân sách của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như biến động KT, CT, XH, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái…

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưỏng đến nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trị nội dung và cơ cấu chi tiêu của ngân sách nhà nước một cách khách quan phù hợp với yêu cầu của tình hình KT, CT trong tửng giai đoạn lịch sử.

Câu 35: thực trạng của thị trường tài chính việt nam, cơ hội và thách thức thực trang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế ở nước ta trong giới khoa học kinh tế nói chung và chuyên ngành tài chính - tiền tệ nói riêng đang tồn tại một số quan niệm không trùng khớp nhau về thị trường vốn và thị trường tài chính. Một số người quan niệm rằng, thị trường vốn bao gồm thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn; trong đó thị trường vốn dài hạn là thị trường chứng khoán. Một số khác thì cho rằng, thị trường vốn bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường tài chính; trong đó, thị trường tài chính là thị trường chứng khoán...

Dù quan niệm nào đi nữa, thì nó vẫn phải bao gồm thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn. Vì vậy, nếu quan niệm thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn trung hạn, thì thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán chính là hai bộ phận thị trường đó. Thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang phát triển theo cơ chế thị trường, nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế, Đảng và Chính phủ ta đã chú trọng phát triển cả thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, từ khi hai Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực thi hành tháng 5-1990.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG pdf (Trang 42 - 47)