NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ỨNG DỤNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1635 ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 46)

Việc thay đổi công nghệ, một mặt sẽ mang lại cho ngân hàng những lợi thế cạnh tranh rất lớn, mặt khác cũng mang lại những rủi ro tiềm tàng không hề nhỏ. Công nghệ ngân hàng hiện nay được đánh giá là chiếc chìa khóa thành công của các ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng theo chuẩn hiện đại với sự phát triển linh hoạt, tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng với thời gian cũng như chi phí là thấp nhất. Xu hướng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động ngân hàng, mà đầu tiên phải kể đến là việc ứng dụng Core Banking đã mở ra cho các ngân hàng một hướng đi mới để cạnh tranh và phát triển.

Tuy nhiên, việc ứng dụng Core Banking luôn đi kèm với nó là những khó khăn và rủi ro mà các ngân hàng cần phải tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng. Việc xác định rõ những yếu tố cần thiết để triển khai một hệ thống Core Banking là vô cùng cần thiết, bởi lẽ đối với hệ thống ngân hàng thì bất cứ một sai sót nào trong quá trình triển khai cũng sẽ quyết định tới sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống ngân hàng. Những yêu cầu cần xác định trước là: Yêu cầu về vốn, yêu cầu về nguồn nhân lực và yêu cầu về cơ sở hạ tầng .

1.2.1. Sự phát triển kinh tế xã hội

Sự phát triển của kinh tế xã hội là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc các ngân hàng thương mại ứng dụng Core Banking.

Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu về khối lượng giao dịch, sản phẩm dịch vụ của người dân, doanh nghiệp đối với ngân hàng ngày càng lớn. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về tốc độ xử lý, thuận tiện trong giao dịch thì việc áp dụng Core Banking là yêu cầu bức thiết để các ngân hàng giải quyết một khối lượng công việc lớn và tạo lợi thế lớn trong việc cạnh tranh. Với nền tảng công nghệ của Core Banking sẽ tạo ra những bước chuyển biến rất lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, thể hiện sức mạnh công nghệ của ngân hàng, quyết định tính đa dạng của sản phẩm, khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa kênh dịch vụ.

Ngoài ra, sự phát triển của kinh tế xã hội sẽ thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.Hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nhiều công ty trên thế giới cung cấp hệ phần mềm ứng dụng đa dạng với tính năng ngày càng được cải tiến.Điều này khiến cho các ngân hàng đang được tiếp cận gần hơn với nhiều phần mềm, chương trình mới để mang lại hiệu quả cao trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, triển khai các dịch vụ ngân hàng trực tuyến hiện đại, bảo mật thông tin và tiết

kiệm chi phí hoạt động giúp khách hàng tận hưởng nhiều tiện ích vượt trội trong giao dịch.

1.2.2. Chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng

Các ngân hàng dựa trên thế mạnh của chính mình để xây dựng chiến lược kinh doanh riêng.Mỗi một ngân hàng đều có những chiến lược kinh doanh riêng, đó là các ngân hàng có thể định hướng phát triển mảng bán buôn hoặc bán lẻ để từ đó phát triển và ứng dụng Core Banking phù hợp với ngân hàng mình.Đặc biệt các ngân hàng cũng có thể thay đổi chiến lược kinh doanh trước đó của mình nhằm đáp ứng phù hợp hơn với yêu cầu thị trưởng.Tại Việt Nam hiện nay, thị trường ngân hàng bán lẻ đang rất hấp dẫn và đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết, một số ngân hàng trước đây tập trung mảng ngân hàng bán buôn thì nay lại mở rộng mảng

bán lẻ, tung ra nhiều sản phẩm mới phục vụ khách hàng thể nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa... Chính vì vậy hệ thống Core Banking của mỗi ngân hàng lại phải phát triển và nâng cấp thêm nhiều ứng dụng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng nhu thị truờng ngân hàng.

1.2.3. Nguồn vốn đầu tư kỹ thuật công nghệ

Chi phí cho một dự án triển khai Core Banking đối với từng ngân hàng có thể khác nhau nhung đều là một khoản chi phí khá lớn so với ngân hàng. Số luợng các ngân hàng lớn, có tổng tài sản hơn 400 tỷ USD, ngân sách đầu tu cho Core banking có thể lên đến 250 triệu USD, và đối với một ngân hàng nhỏ với tổng tài sản nhỏ hơn 100 tỷ USD thì chi phí thực hiện ít nhất cũng lên đến 5 triệu USD. Các khoản chi phí này bao gồm chi phí cho bản quyền phần mềm lõi Core Banking, chi phí tu vấn thiết kế và cài đặt, chi phí vận hành, chi phí đào tạo đội ngũ nhân lực cho việc chuyển giao công nghệ và sử dụng công nghệ.Vì vậy, mỗi ngân hàng khi quyết định đầu tu triển khai hệ thống Core Banking mới đều phải cân nhắc kỹ về khả năng tài chính của mình để thực hiện dự án

Thông thuờng, một dự án triển khai Core Banking sẽ tiêu tốn khoảng 7-8 triệu USD cho bản quyền phần mềm, tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm đó và một khoản tuơng đuơng cho chi phí tu vấn thiết kế hoặc cài đặt hệ thống, chi phí cho phần cứng là chi phí cho máy móc, thiết bị gấp 1,5-5 lần chi phí phần mềm, cộng với chi phí về nhân lực và chi phí khác cũng rất lớn. Điều này cho thấy, để có thể ứng dụng đuợc công nghệ hiện đại đòi hỏi ngân hàng phải có một trình độ phát triển nhất định, nguồn vốn nhất định và cũng có thể thấy bên cạnh đó ngân hàng cần phải có một mạng luới khách hàng, mạng luới chi nhánh tuơng ứng.

1.2.4. Nguồn nhân lực của mỗi ngân hàng thương mại

Core Banking là một phần mềm rất hữu ích đối với ngân hàng. Tuy nhiên nó đuợc xây dựng trên cơ sở kiến trúc công nghệ vô cùng phức tạp, vì vậy, đội ngũ chuyên gia nhận chuyển giao của ngân hàng cũng cần phải có trình độ hiểu biết nhất định vềCore Banking để có thể thực sự làm chủ và vận hành đuợc hệ thống.

có vai trò như những người sử dụng cuối cùng (end-user) của hệ thống.Họ sẽ có trách nhiệm trực tiếp nhập thông tin khách hàng và giao dịch vào hệ thống lõi. Chỉ một sai sót của nhân viên ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt sai lầm khác và dẫn đến hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, để ứng dụng Core Banking một cách hiệu quả thì đội ngũ nhân viên cần phải được đào tạo một cách cẩn thận. Chi phí đào tạo cho đội ngũ nhân viên cũng cần được các ngân hàng đặc biệt chú trọng trong quá trình thực hiện nâng cấp Core Banking của mình.

1.2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ quốc gia: Ngành viễn thông cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc phát triển công nghệ ngân hàng, cơ bản là các đường truyền hữu tuyến, hoặc các đường truyền leased line phục vụ truyền tải thông tin giữa các ngân hàng. Nếu không có các đường truyền này thì ngân hàng sẽ không thể tiến hành các hoạt động của mình một cách bình thường dù hệ thống Core Banking ứng dụng có mạnh đến đâu chăng nữa.

Tuy nhiên, yếu tố về cơ sở hạ tầng này lại nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng. Cơ sở hạ tầng phát triển công nghệ thông tin nằm trong tay các công ty Viễn thông. Vì vậy, các ngân hàng cần có chiến lược liên kết với các công ty viễn thông này để đảm bảo việc truyền tải thông tin, bảo mật với chi phí thấp khi xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống Core Banking.

Kỹ thuật công nghệ đối với mỗ i ngân hàng thương mại: Đối với m ỗ i ngân hàng thương mại, nếu được đầu tư hệ thống k thuật công nghệ hiện đại thì sử dụng khai thác hiệu quả hơn cho hiện tại và phát triển các dịch vụ trong tương lai. Do vậy,việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật để đầu tư hết sức quan trọng sao cho phù hợp với điều kiện vốn đầu tư và kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Một hệ thống kỹ thuật mở là lựa chọn tốt nhất cho mỗi ngân hàng. Bởi với hệ thống mở sẽ không phụ thuộc vào bất cứ nhà cung cấp giải pháp, phần cứng, phần mềm, viễn thông, an ninh bảo mật nào. Không những thế nó rất dễ nâng cấp, thay thế và liên kết với các hệ thống khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 khái quát chung về hệ thống ngân hàng lõi Core Banking bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề về hệ thống ngân hàng lõi Core Banking: khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, các đặc điểm cũng như vai trò của hệ thống ngân hàng lõi đối với hoạt động của ngân hàng.

- Phân tích chi tiết cấu trúc chung của một hệ thống ngân hàng lõi và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi tại ngân hàng.

Tóm lại, chương 1 đã khái quát đầy đủ những vấn đề cơ bản về hệ thống ngân hàng lõi Core Banking; qua đó làm cơ sở để chương 2 tiếp tục phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ ngân hàng lõi tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín ( Sacombank ).

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG LÕI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 2.1. ỨNG DỤNG NGÂN HÀNG LÕI TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Điều kiện cơ sở cho sự phát triển của ngân hàng lõi tại Việt Nam

2.1.1.1. Cơ sở ph áp lý

Các văn bản luật:

• Luật Ngân hàng Nhà nước (1997,2010)

• Luật các tổ chức tín dụng (1990, 1994, 1997, 2010)

• Luật Giao dịch điện tử 2005

• Luật Công nghệ thông tin 2006 Các văn bản dưới luật:

• Nghị quyết 49-NQ/CP của Chính phủ ngày 04/04/1993: Thể chế hóa về mặt Nhà nước đối với việc phát triển công nghệ thông tin; Chỉ đạo các ngành trong việc phát triển công nghệ thông tin.

• Nghị quyết 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 của Chính phủ về xây dựng và

phát triển công nghệ phần mềm giai đoạn 2000-2005

• Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

• Quyết định số 81/2011/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị.

• Quy chế giao dịch một cửa của các tổ chức tín dụng 2005

• Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng 2006

• Quy chế về kế toán trên máy vi tính của các tổ chức tín dụng 2006

• Quy chế về nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện từ năm 2006

• Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành ngân hàng giai đoạn

1990-2000 và giai đoạn 2001-2005

• Quyết định số 246/2005/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát Dtriển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

• Quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 ban hành Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng.

• Quyết định của Chính phủ số 169/2006/QĐ-TT ngày 17/07/2006 quy định về

việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thống tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

• Thông tư số 01/2011/TT-NHNN quy định việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Có thể thấy cơ sở pháp lý để ứng dụng thương mại điện tử nói chung và hệ thống Core Banking nói riêng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy luật Giao dich thương mại điện tử đã được ban hành và có hiệu lực nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được điều kiện hiện nay. vẫn còn thiếu những văn bản dưới luật để ngân hàng có thể dễ dàng triển khai ứng dụng những công nghệ mới.

2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Một vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải quan tâm trước khi quyết định có ứng dụng giải Core Banking hay không, đó là vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ. Cơ sở hạ tầng công nghệ của một quốc gia mạnh sẽ là nền móng vững chắc để phát triển và ứng dụng công nghệ cao vào mọi mặt của đời sống kinh tế chứ không chỉ riêng ngành ngân hàng.Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn phát triển và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Bảng xếp hạng “Chỉ số cạnh tranh Công nghệ thông tin toàn cầu năm 2014” do Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA công bố cho biết Việt Nam xếp thứ 68/144 quốc gia có lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới dựa trên 7 tiêu chí liên quan đến tính bảo mật thông tin, hệ thống bảo vệ, tình trạng tội phạm mạng, sở hữu trí tuệ, độ tương thích, việc áp dụng các bộ luật quốc

tế, sức mạnh quảng bá. Tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc Vietnam ICT Summit 2015, Phó Thủ tuớng Vũ Đức Đam khẳng định nỗ lực của ngành CNTT ở Việt Nam: Tiếp tục đạt tốc độ tăng truởng 16% ( 2014 ), thuộc top 5 nuớc tăng truởng CNTT nhanh nhất thế giới, đứng đầu thế giới trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm thuê ngoài. Tuy các con số không đáng kể nhung đã thể hiện đuợc sự đầu tu của Việt Nam cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đuợc nâng cao.

Một yêu cầu thiết yếu để duy trì tình trạng hoạt động tốt của Core Banking là hệ thống cơ sở công nghệ thông tin phải tốt để đảm bảo tốc độ đuờng truyền, không gian luu trữ dữ liệu...Tuy nhiên điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ ở nuớc ta còn nhiều hạn chế về mặt tốc độ đuờng truyền, chất luợng máy móc, số luợng các trung tâm luu trữ và xử lý số liệu không nhiều cũng nhu chất luợng chua đuợc cao. Chính những điều này đã cản trở quá trình hoạt động của phần mềm không đuợc muợt mà mà đôi khi vẫn có những sự cố từ khâu xử lý giao dịch với khách hàng cho đến xuất báo cáo hay tính toán các chỉ số theo yêu cầu. Một giải pháp khả thi đuợc một số ngân hàng áp dụng, đó là mua các gói sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ lớn để bản thân ngân hàng có thể xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng mình. Điều này đã cải thiện đuợc một phần của vấn đề ở việc luu trữ dữ liệu, tuy vậy, những vấn đề liên quan đến tốc độ đuờng truyền vẫn phải hoàn toàn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng chung. Thêm vào đó, chi phí cho một giải pháp của Microsoft hay IBM là không hề nhỏ.

Nói chung, do có xuất phát điểm muộn hơn các quốc gia phát triển, thêm vào đó

là sự thiếu kinh phí dẫn đến điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam tuy đã có những phát triển đáng kể trong khoảng thời gian gần đây nhung vẫn chua đuợc đánh giá cao và còn nhiều hạn chế gây ảnh huởng không nhỏ đến quá trình phát triển hệ thống Core Banking của các ngân hàng. Tuy vậy, các ngân hàng hoàn toàn có thể tin tuởng vào sự nâng cấp và phát triển của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nuớc ta trong tuơng lai nhờ có nguồn vốn đầu tu đáng kể từ các nguồn tài trợ nhu FDI, ODA, thêm vào đó là quyết tâm của Chính phủ khi coi phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ trọng tâm để phát triển đất nuớc trong tuơng lai.

2.1.2. Thực trạng ngân hàng lõi tại Việt Nam

2.1.2.1. Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu 1635 ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w