a. Kinh nghiệm của Mỹ
Không phải là tất cả các khoản nợ tín dụng đều được xếp loại, chỉ buộc phải xếp loại khi các nguồn thu để trả nợ không đủ và khi thanh lý nợ có nhiều rắc rối. Các khoản nợ tín dụng được xếp loại thành: những khoản tín dụng chú ý, khoản nợ kém tiêu chuẩn, nợ có nghi ngờ, nợ bị mất trắng.
Quỹ dự phòng tổn thất cho vay được trích từ thu nhập vầ được duy trì ở mức vừa đủ để trang trải các khoản tổn thất đã biết trong cơ cấu tín dụng.
Để tránh rủi ro ở Mỹ quản lý tiền cho vay theo nguyên tắc sàng lọc, giám sát, thiết lập những mối quan hệ lâu dài và các mức tín dụng, yêu cầu thế châó và những yêu cầu về số dư bù và hạn chế tín dụng. Ngân hàng sang lọc người vay vốn có triển vọng tốt trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập được.
Thực hiện đa dạng hóa đối tượng cho vay, không tập trung cho một số khách hàng hoặc một số ngành nghề như vậy sẽ giảm được khả năng rủi ro. Thực hiện tốt chính sách đối với khách hàng. Với khách hàng có mối quan hệ thường xuyên có thể được vay mượn nhanh chóng, lãi suất thấp.
Vật thế chấp và số dư bù: vật thế chấp là tài sản mà khách hàng đem ra để làm vật bảo đảm xin vay. Một dạng khác của vật thế chấp là số dư bù; đó là khi khách hàng nhận được tiền vay bắt buộc phải để lại một số tiền nhất định trong một tài khoản ở ngân hàng. Nếu người xin vay không trả được nợ ngân hàng có thể lấy số tiền đó bù vào tổn thất.
Hạn chế tín dụng: Ngân hàng xem xét cho vay rất thận trọng, không mở rộng tín dụng một cách ồ ạt đẻ tránh rủi ro có thể xảy ra.
b. Kinh nghiệm của Malaysia
Các NHTM đề có quỹ dự phòng tối thiểu 1%/ tổng dư nợ, ngoài ra, còn có quỹ dự phòng đặc biệt cho các khoản tổn thất có nghi ngờ.
Nợ tổn thất là nợ không có khả năng thu hồi, số tiền này cần được xóa sổ hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng.
Nợ nghi ngờ là nợ được coi là không có khả năng thu hồi vì khó đánh giá số tiền mất nên tỷ lệ dự phòng 50%.
Nợ kém tiêu chuẩn: NHTM cần chú ý thu hồi bớt nợ, bổ sung thế chấp, nắm thông tin thường xuyên để có giải pháp thích hợp.
c. Kinh nghiệm của Thái Lan
Xếp loại nợ thành 3 loại: tổn thất, có nghi ngờ, kém tiêu chuẩn.
Quỹ dự phòng được lập cho các khoản tín dụng bị xếp loại nghi ngờ ở tỷ lệ 50% và mất trắng với tỷ lệ 100%. Nợ kém tiêu chuẩn ngân hàng được quyền xử lý. Ngoài ra, các khoản nợ cần lưu ý để sớm đưa ra các gải pháp xử lý, đưa các khoản nợ này về nợ bình thường
1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Ả
Vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với NHTM. Các NHTM trong hoạt động tín dụng cần phải chú trọng tăng cường công tác thu thập thông tin, sàng lọc những thông tin tin cậy để có quyết định cho vay đúng đắn, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định.
Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức xã hội cho cán bộ công nhân viên.
Thường xuyên áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào dịch vụ ngân hàng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của
nền kinh tế, chính trị và xã hội. Việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của
mỗi NHTM. Nhưng thực tế cho thấy chất lượng tín dụng ngân hàng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ.
Trong điều kiện hiện nay để có thể hội nhập và theo kịp sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cần phải tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới là cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những lý luận chung cơ bản về chất lượng cho vay tại các ngân hàng thương mại, các phương pháp xác định, đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay và nêu lên thực tại việc quản lý chất lượng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp của các NHTM hiện nay và có những kinh nghiệm quản lý chất lượng cho vay của các nước trong khu vực và tại các NHTM Việt Nam. Chất lượng cho vay khách hàng Doanh nghiệp là sự đáp ứng yêu cầu cho vay của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp, hay chất lượng cho vay khách hàng Doanh nghiệp góp phần thể hiện sự ổn định, vững chắc của tín dụng Ngân hàng.
Để hiểu sâu hơn về hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam nói chung, và SeABank Thanh Xuân nói riêng, chương 2 sẽ đi vào phân tích thực trạng chất lượng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chinhánh nhánh
Thanh Xuân
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định. Được thành lập từ năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất và hiện tại nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5,335 tỷ đồng, là một trong 07 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale sở hữu 20% cổ phần.
Với những thành tích hoạt động trong năm vừa qua, SeABank đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Giải thưởng doanh nghiệp ASEAN - ABA 2010, Top 300/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam...
b. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi
nhánh Thanh Xuân.
Ngày 26/07/2006 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Thanh Xuân được chính thức được thành lập- là tiền thân của Seabank Chi nhánh Hai Bà Trưng; năm 2017 Chi nhánh chuyển trụ sở chính về địa chỉ: Tòa Artemis, số 3 Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. SeABank Thanh Xuân có gần 60 cán bộ nhân viên, 03 phòng giao dịch trực thuộc và phục vụ gần 10,000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn. Trong đó số cán bộ có bằng đại học chính
Năm 2 015____ Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 487,983 100 578,762 100 850,586 100 Phân theo kỳ hạn________________________________________________________ - Ngắn hạn__________ 353,251 72.39 487,318 84.20 745,198 87.61 - Trung - Dài hạn 134,732 27.61 91,444 15.80 105,388 12.39
Phân theo thành phần kinh tế______________________________________________
- Tổ chức kinh tế 267,903 54.90 335,450 57.96 494,956 58.19
- Dân cư____________ 134,049 27.47 138,266 23.89 193,763 22.78
- Tổ chức tín dụng 86,031 17.63 105,045 18.15 161,867 19.03
Phân theo loại tiền_______________________________________________________
- Nội tệ_____________ 349,054 71.53 401,487 69.37 675,110 79.37
- Ngoại tệ___________ 138,929 28.47 177,275 30.63 175,476 20.63
quy trở lên là 90%, còn lại 10% có trình độ tương đương đại học; 100% cán bộ quản lý có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ; 100% cán bộ nhân viên có trình độ tin học cơ bản.
Cùng với các điểm giao dịch khác của SeABank tại khu vực miền Bắc, Chi nhánh Thanh Xuân cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bao gồm: huy động vốn, cho vay, thanh toán, kinh doanh tiền tệ ... với loại hình, tính chất đa dạng; đối tượng là các khách hàng tại địa bàn quận Thanh Xuân và các khu vực lân cận.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SeABank- Chi nhánh Thanh Xuân
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức SeABank- Chi nhánh Thanh Xuân
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- CN Thanh Xuân- Năm 2017)
2.1.3. Đặc điểm môi trường kinh doanh
Quận Thanh Xuân nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Thanh Xuân; Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì; Phía Đông giáp quận Hoàng Mai và một phần nhỏ quận Hai Bà Trưng; Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và một phần nhỏ quận Hà Đông.
Quận Thanh Xuân gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường với diện tích tự nhiên là 908.3 ha; dân số trên 270 nghìn người; mật độ dân số: 28.172 người/km2 và 22,728 doanh nghiệp trên địa bàn.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
a. Hoạt động huy động vốn của SeABank- Chi nhánh Thanh Xuân
Ngân hàng tổ chức kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Để thực hiện tốt hoạt động cho vay đầu tư, ngân hàng cần phải có nguồn vào, đó là các khoản như đi vay từ các tổ chức kinh tế, dân cư; hoạt động này có tác động sâu sắc tới chất lượng hoạt động cũng như sự tồn tại của ngân hàng. Và sự phù hợp giữa đầu vào và đầu ra cho thấy hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Bảng số liệu sau cho cái nhìn tổng quan về tình hình huy động vốn,hoạt động của SeABank- Chi nhánh Thanh Xuân:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SeABank Thanh Xuân
đương tăng 18.6% so với năm 2015 và 850,586 triệu đồng năm 2017, tăng 46.97% so với năm 2016.
Theo kỳ hạn: Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỷ
(%) (%) (%)
chiếm 84.2% và năm 2017 là 87.61% tổng nguồn vốn huy động. Trong khi đó, nguồn vốn trung - dài hạn lại có xu hướng giảm nhẹ - Từ 134,732 triệu đồng năm 2015 xuống còn 105,388 triệu đồng năm 2017.
Theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn tập trung chủ yếu từ tiền gửi của các tổ
chức kinh tế; Cụ thể: Năm 2016 đã tăng 67.548 triệu đồng so với năm 2015, tương đương 25.21%; Năm 2017 tăng 159,506 triệu đồng so với năm 2016, tương đương 47.55%.
Theo loại tiền: Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn là nội tệ - Chiếm trung
bình qua các năm khoảng 75% và có xu hướng tăng so với nguồn vốn huy động là ngoại tệ.
Việc tận dụng lợi thế về hình ảnh ngân hàng, vị trí trung tâm kinh tế, cũng như các chiêu thức quảng cáo - khuyến mại (như: tặng quà hấp dẫn cho những khoản tiền lớn, thẻ mua hàng siêu thị, các poster...) để thu hút khách hàng gửi tiền đã mang lại khoản tiền gửi lớn cho ngân hàng để kinh doanh và đầu tư.
Các tổ chức kinh tế chuyên kinh doanh, sản xuất và cung cấp các loại dịch vụ khác nhau mà trong hoạt động có dòng vốn luân chuyển liên tục; Do đó, các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu để hưởng các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, thu và chi khi mua bán hàng hóa - dịch vụ với các tổ chức kinh tế khác. Đặc điểm của loại tiền gửi này là có chi phí đầu vào tương đối rẻ và ổn định - Vì các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích để thuận tiện hơn cho việc giao dịch, không phải với mục đích hưởng lãi như tiền gửi cá nhân. Ngân hàng nên chú trọng đến loại tiền gửi từ tổ chức kinh tế, vì khoản tiền này có xu hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi là hình thức huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng cần được phát huy hơn hữa.
Ngân hàng đã thực hiện thành công các chính sách lãi suất linh hoạt; làm tốt công tác điều hành nguồn vốn đảm bảo cân đối; sử dụng vốn hàng ngày một cách phù hợp; sử dụng hạn mức thấu chi hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn; chủ động kết hợp với việc thực hiện lãi suất hợp lý cho từng đối tượng khách hàng và tạo được sự tin tưởng của khách hàng.
b. Hoạt động cho vay của SeABank Thanh Xuân
Nhận thức được vai trò của hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, nên ngân hàng đã tìm cách hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng tín dụng và giải pháp phù hợp với cơ chế quản lý giám sát của ngân hàng, đảm bảo theo một quy trình lành mạnh, nâng cao tính độc lập, khách quan trong việc thẩm định, phân tích tín dụng. Chi nhánh đã chủ động trong công tác cho vay linh hoạt với từng đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế. Kết quả đạt được trong những năm gần đây về tín dụng của chi nhánh đã có những bước tăng vọt chưa từng thấy mặc dù nền kinh tế diễn biến phức tạp, thị trường tiền tệ biến động thất thường, khó đoán, vàng và đô la liên tục tăng giá. Tuy nhiên chi nhánh đã có những giải pháp riêng cho sự phát triển của mình, bảng cơ cấu tình hình tín dụng cho vay của Ngân hàng được thể hiện ở bảng bên dưới:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của SeABank Thanh Xuân
Phân theo thành phần kinh tế_____________________________________________
- Doanh nghiệp quốc doanh_______
165,078 53.24 217,634 50,96 313,735 48.19
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
72,834 23.49 94,68 1 22,17 167,903 25.79 - Hộ gia đình______ 42,944 13.85 59,14 9 13,85 990,16 13.85 - Cá nhân________ 17,633 5.69 24,28 5,68 37,02 5.70 - Khác___________ 11,575 3.73 31,31 7,33 42,20 6.48
Phân theo loại tiền_______________________________________________________
- Nội tệ___________ 191,898 61.89 287,716 67.37 457,224 70.23
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng dư nợ có xu hướng tăng mạnh qua các năm (2015 - 2017); Cụ thể: Năm
2016 dư nợ tăng 117 tỷ đồng so với năm 2015 (tương đương tăng 37.74%);
Năm
2017 dư nợ tăng 223.97 tỷ đồng so với năm 2016 (tương đương tăng 52.44%). Sự
tăng trưởng dư nợ được phân bổ theo từng tính chất như sau:
Theo thời gian vay: Tăng trưởng dư nợ theo khoản vay ngắn hạn tăng mạnh:
Năm 2016 dư nợ tăng 97.23 tỷ đồng so với năm 2015 (tương đương 45.85%); Năm 2017 dư nợ tăng 186.48 tỷ đồng so với năm 2016 (tương đương 60.3%). Trong khi đó, dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng đều và ổn định hơn: Năm 2016 dư nợ tăng 19.77 tỷ đồng so với năm 2015 (tương đương 20.18%); Năm 2017 dư nợ tăng 37.48 tỷ đồng so với năm 2016 (tương đương 31.83%).
Theo thành phần kinh tế: Ngân hàng tập trung vào phân khúc khách hàng là các
doanh nghiệp quốc doanh (chiếm tỷ lệ khoảng 48% - 53%); Tiếp đến là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - khoảng 22% - 25%; Hộ gia đình chiếm tỷ trọng tương đối lớn - khoảng 13% - 14%; Cuối cùng là phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng khác (chiếm khoảng 3% - 6%); Sự biến động theo thành phần kinh tế như sau:
- Doanh nghiệp quốc doanh: Dư nợ năm 2016 tăng 52.55 tỷ đồng so với năm 2015 (tương đương tăng 31.84%); Dư nợ năm 2017 tăng 96.1 tỷ đồng so với
năm
2016 (tương đương tăng 44.16%) (hoạt động cho vay của Ngân hàng có xu
hướng
phát triển khá tốt).
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Có xu hướng tăng qua các năm 2015 - 2017 (tăng khoảng 95 tỷ qua 3 năm - tương đương 30% - 77%)
- Hộ gia đình và cá nhân cũng có xu hướng tăng đều qua các năm 2015- 2017