Nâng cao chất lượng nguồn thông tin khách hàng

Một phần của tài liệu 021 chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đông nam á chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ (Trang 90 - 91)

Quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa bên vay (khách hàng) và bên cho vay (ngân hàng). Trong khi đó, các thông tin khách hàng cung cấp đôi khi mang tính chất chống đối, thiếu minh bạch, không đầy đủ. Để đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh, các thông tin phải được cập nhật và tích cực thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: hồ sơ đề nghị vay vốn, hồ sơ năng lực, hồ sơ tài chính của khách hàng, hồ sơ từ các cơ quan thuế, hay thông tin có được từ phỏng vấn khách hàng,...

Trên thực tế, nhiều cán bộ tín dụng chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin tín dụng, vẫn còn tình trạng cấp tín dụng khi chưa có đầy đủ thông tin hay tiến hành công việc một cách chủ quan, cảm tính, gây ra rủi ro tín dụng. Thay vì chỉ ghi nhận thông tin một chiều từ phía khách hàng, Chi nhánh cần chủ động tìm kiếm, biết cách tạo ra thông tin riêng cho mình để xử lý và khai thác thông tin hiệu quả, chất lượng phụ vụ toàn bộ quy trình nghiệp vụ tín dụng:

- Tăng cường đi khảo sát tình hình thực tế tại địa điểm kinh doanh chính, khu sản xuất, địa điểm triển khai dự án của KHDN. Đây là công việc bắt buộc trong quy trình tín dụng của SeABank nói chung và Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng. Tuy nhiên, thực tế công tác này còn chưa được triệt để chấp hành; đối với các doanh nghiệp có dự án triển khai ở các tỉnh thành khác, công tác đi thực địa gặp khó khăn hoặc được thực hiện một cách sơ sài, chiếu lệ, thậm chí nhiều đơn vị đã bỏ qua bước này; nhiều cán bộ tín dụng chưa đủ chuyên môn nên hạn chế trong khả năng thẩm định khách hàng.

- Thành lập nhóm chuyên môn có chức năng tổ chức lưu trữ thu thập thông tin về doanh nghiệp, thông tin về ngành nghề, thông tin về thị trường sản phẩm, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội, thông tin công nghệ,... dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học hoặc liên kết chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và thể hiện tính chuyên nghiệp của Chi nhánh.

- Việc thu thập và xử lý nguồn thông tin từ tất cả các nguồn phải được thực hiện thường xuyên và có sự sang lọc kỹ càng.

- Hiện nay, có tới 70% thông tin là do các phương tiện truyền thông, báo chí mang lại. Đơn vị kinh doanh cần tập trung khai thác nguồn thông tin trên cơ sở thiết lập mối quan hệ với một số cơ quan thông tấn báo chí để nắm bắt thêm những thông tin liên quan đến hoạt động cho vay của chi nhánh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu 021 chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đông nam á chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w