7. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Mô hình chất lượng khoảng cách của Parasuraman & cộng sự (1985)
(1985)
Parasuraman & cộng sự (1985) cho rằng: chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ. Mô hình chất lượng dịch vụ được xây dựng dựa trên phân tích 05 khoảng cách chất lượng dịch vụ:
Hình 1.2: Mô hình chất lượng khoảng cách của Parasuraman & cộng sự (1985)
Nguồn: Parasuraman và cộng sự (1985)
- Khoảng cách 1 (KC1): là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận của nhà cung cấp dịch vụ về kỳ vong đó. Sự diễn dịch kỳ vọng của khách
hàng khi
không hiểu thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng khách hàng
tạo ra
sự sai biệt này.
- Khoảng cách 2 (KC2): được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, trở ngại khách quan lẫn chủ quan khi chuyển các kỳ vọng được cảm nhận sang
- Khoảng cách 3 (KC3): hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng không đúng các tiêu chí đã định. Vai trò nhân viên giao dịch trực
tiếp rất
quan trọng tạo ra chất lượng dịch vụ.
- Khoảng cách 4 (KC4): là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách hàng nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể
làm giảm
chất lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đã cam kết.
- Khoảng cách 5 (KC5): hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng kỳ vọng khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Parasuraman & cộng sự
(1985) cho rằng chất lượng dịch vụ chính là khoảng cách thứ 5, khoảng cách này
lại phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước. Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ 5 hay
làm tăng chất lượng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ phải nỗ lực rút ngắn các khoảng
cách này.
Parasuraman & cộng sự (1985) cũng đưa ra 10 yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ theo quan điểm khách hàng và coi đó là 10 tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ theo quan điểm khách hàng:
(1) Tin cậy: Tính chắc chắn của kết quả, có căn cứ, NH luôn thực hiện đúng dịch vụ và giữ lời hứa danh dự ngay từ lần đầu tiên.
(2) Đáp ứng: NH luôn sẵn sàng hay sẵn lòng phục vụ khách hàng một cách nhanh
chóng trong việc thực hiện nghiệp vụ khách hàng yêu cầu.
(3) Năng lực phục vụ: Nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ. Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực
(6) Thông tin: Liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe những vấn đề liên quan đến họ như giải
thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nại, thắc mắc.
(7) Tín nhiệm: Nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho khách hàng
tin cậy vào công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi của công ty, nhân
cách của
nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
(8) An toàn: Liên quan đến khả năng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, thể hiện
qua sự an toàn về vật chất, tài chính cũng như bảo mật thông tin.
(9) Hiểu biết khách hàng: Thể hiện qua khả năng hiểu biết nhu cầu của khách hàng
thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá nhân
họ và
nhận dạng được khách hàng thường xuyên.
(10) Phương tiện hữu hình: Thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.
Tuy nhiên, những lý luận về chất lượng dịch vụ của Parasuraman & cộng sự đã được họ sửa đổi và bổ sung vào năm 1988, đã tóm gọn lại chỉ còn 5 tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của một nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ:
(1) Tin cậy: Tính chắc chắn của kết quả, có căn cứ, NH luôn thực hiện đúng dịch vụ và giữ lời hứa danh dự ngay từ lần đầu tiên.
(2) Đáp ứng: NH luôn sẵn sàng hay sẵn lòng phục vụ khách hàng một cách nhanh
chóng trong việc thực hiện nghiệp vụ khách hàng yêu cầu
(3) Năng lực phục vụ: thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.