Kiến nghị tới NHNN

Một phần của tài liệu 049 chất lượng hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 93 - 101)

NHNN là cơ quan trọng yếu trong việc định hướng chiến lược phát triển chung toàn hệ thống NHTM tại Việt Nam. Do vậy để thúc đẩy, tạo điều kiện hơn nữa HĐCV của các NHTM cũng như đối với riêng SHB, Luận văn kiến nghị một số nội dung NHNN cần thực hiện:

3.3.2.1. Hoàn chỉnh môi trường pháp lý liên quan tới cho vay.

Nhiều năm qua, các phát sinh về pháp lý xảy ra khi triển khai hoạt động cho vay được giảm dần, cải thiện theo hướng kín kẽ, rõ ràng, đầy đủ và đáp ứng với thông lệ quốc tế, thúc đẩy mở rộng hoạt động cho vay của NHTM. Nhưng đứng trước sự phát triển to lớn của Cách mạng Công nghệ, trong khi khuôn khổ pháp lý còn bất cập, quy định chưa hợp lý vẫn tồn tại nhiều, các vấn đề mới, phức tạp phát sinh mà pháp luật chưa có quy định, hoặc chưa được điều chỉnh kịp thời. Ở hoàn cảnh đó, NHNN cần thực hiện rà soát, tiếp tục cập nhật những hình thức cho vay mới, gỡ bỏ những quy định không cần thiết.

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin CIC

Các NHTM đều tương tác với trung tâm thông tin CIC, vì vậy muốn hệ thống cung cấp hiệu quả nhất các dữ liệu thì CIC cần:

S Tập hợp, tích lũy dữ liệu khách hàng từ những NHTM khác và tổng hợp, cập nhật thông tin cho hệ thống dữ liệu chung. Ngoài ra cần phải thường xuyên phân tích và đưa ra dự báo chung về ngành, làm cơ sở cho các ngân hàng phân tích, đáp ứng theo yêu cầu của công tác thẩm định tín dụng.

S Dựa trên nguồn tin được tập hợp, trung tâm thông tin CIC phải thực hiện phân tích, đánh giá, đưa ra ý kiến nhận định cũng như truyền đạt thông tin cho toàn bộ các NHTM về ngành nghề đang được quan tâm, đồng thời dự đoán xu hướng thị trường phát triển. Điều này đòi hỏi bộ phận nhân sự phải có trình độ cao về năng lực chuyên môn để các báo cáo, thông tin chất lượng, chính xác.

S Tạo liên hệ với những tổ chức, dịch vụ tư vấn và trao đổi thông tin, dữ liệu.quốc tế nhằm hợp tác trao đổi, khai thác nguồn thông tin cần thiết, đặc biệt là thông tin của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay những tổ chức mà có công ty mẹ đặt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam về tình hình tài chính.

3.3.2.3. Triền khai quyết liệt việc áp dụng các chuẩn mực Basel II trong các NHTM.

Các mục tiêu chính của Basel II nhằm gia tăng mức an toàn, hiệu quả, lành mạnh và năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM qua ba trụ cột chính: trụ cột I về bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, trụ cột II nhằm nâng cao khả năng tự đánh giá mức đủ vốn

của ngân hàng, trụ cột III nhằm tuân thủ kỷ luật thị trường. NHNN nên thực hiện: S Xây dựng, triển khai công cụ thanh tra việc triển khai tính toán vốn theo Basel II để hỗ trợ việc thanh tra, giám sát quy trình, kết quả tính của mỗi NHTM trong hệ thống.

S Đầu tư, nâng cấp hệ thống data và IT chuẩn bị cho công tác thanh tra, giám sát triển khai Basel II

S Tiếp tục thúc đẩy hoạt động đào tạo, tuyên truyền thực hiện Basel II thông qua hợp tác quốc tế, đề xuất chuyên gia thích hợp với nhu cầu, triển khai những khóa đào tạo, tập huấn đối với bộ phận phụ trách dự án Basel II tại mỗi NHTM, đồng thời hợp tác cùng những tổ chức tư vấn để học hỏi, tham khảo kinh nghiệm triển khai Basel II.

Với tốc độ phát triển ngày càng gia tăng của hoạt động ngân hàng, đặc biệt ở hoàn cảnh hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, việc thanh tra giám sát của NHNN đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì ổn định và nâng cao chất lượng HĐCV toàn hệ thống.

Thời gian qua, mặc dù hoạt động thanh tra, giám sát trong hệ thống NHTM có nhiều đổi mới sau những bài học của một số nhà băng khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu cao. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn các bất cập chưa lường trước được các vấn đề trọng yếu để xảy ra một loạt các sai phạm. Nhiều cuộc thanh tra đã phát hiện sai phạm nhưng chậm chễ ở công tác xử lý dẫn đến tình trạng giám sát lỏng lẻo, thiếu biện pháp kịp thời khắc phục. Trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng, công tác thanh tra cần đổi mới về phương thức cũng như thực tế tác nghiệp, có sự thanh tra giám sát thường xuyên dựa trên các quy định của pháp luật.

Công tác thanh tra, giám sát cần chú trọng vào các nội dung tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại, vi phạm pháp luật như việc cho vay, QTRR, quy trình của các NHTM. Trong hoạt động thanh tra, giám sát cần đưa ra phương án thanh tra hiệu quả tránh chồng chéo, trang bị cho cán bộ thanh tra đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức đối với từng nghiệp vụ thanh tra đặc thù. Ngoài ra, cần nâng cao tính độc lập của công tác giám sát, thanh tra ngân hàng để những kết luận thanh tra có tính chính xác, độ tin cậy cao. Đồng thời, phải thực hiện theo dõi, giám sát việc bổ sung, khắc phục những tồn tại theo kết luận. Hiện nay công tác thanh tra giám sát vẫn đặt nặng vào việc phát hiện sai sót, chưa đẩy nhanh được tiến độ khắc phục. Vì vậy, sau khi thanh tra, các cơ quan thanh tra của NHNN cần tích cực làm việc với các ngân hàng bị thanh tra để hoàn thiện và khắc phục các sai phạm theo kết luận thanh tra với thời hạn cụ thể, rõ ràng và có chế tài xử lý kịp thời khi không khắc phục được.

3.3.2.5. Tăng cường quản trị công ty trong hoạt động của NHTM.

Quản trị công ty tác động tới khả năng chấp nhận rủi ro trong hoạt động của NHTM, nó đánh giá mức độ chịu đựng của Ngân hàng trước biến động của nền kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng nhằm huy động và phân bổ tiết kiệm của xã hội, bởi vậy,

quản trị NHTM tốt đem đến những phản ánh tích cực tới giá trị ngân hàng, tác động tới

giá vốn khách hàng (tổ chức - cá nhân) của họ. NHTM là một hình thức đặc biệt của doanh nghiệp, nên vận hành với những đặc điểm khác với công ty: sự đa dạng về các đối tượng cho vay nên khó quản lý; độ rủi ro cao; chịu sự kiểm soát chặt chẽ với những

quy định khắt khe và chi tiết do ảnh hưởng bởi tính hệ thống, bởi vậy hoạt động quản

trị công ty càng cần có sự quan tâm, tăng cường.

Trên thực tế, việc quản trị công ty tại các NHTM thời gian vừa qua còn bộc lộ hạn chế, phải được khắc phục nhằm cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, mở rộng hệ thống NHTM như hiện tại:

- Chưa phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc nên dẫn đến hệ quả là Chủ tịch HĐQT vẫn còn can thiệp khá sâu vào hoạt động điều hành của Tổng giám đốc. Nói cách khác, tại SHB chưa phân định rõ chức năng quản lý với chức năng điều hành.

- Chưa quy định cụ thể về nghĩa vụ trong công khai, minh bạch thông tin và lợi ích liên đới của người điều hành, giám đốc các NHTM. Hệ quả dẫn đến tình trạng cổ đông chưa kiểm soát được những giao dịch của NHTM với các bên có quan hệ (cho vay nội bộ, cho vay cổ đông lớn...).

- Hiện nay chưa xây dựng được bộ chuẩn mực đạo đức khung trong quản trị Ngân hàng. Trong công tác kinh doanh, những NHTM rất quan tâm tới chuẩn mực đạo đức từ việc xây dựng đến áp dụng vào thực tế. Hiệp hội Ngân hàng cũng xây dựng và áp dụng đối với thành viên của Hiệp hội. Tuy nhiên, ở mức độ quốc gia, chưa có bộ quy tắc quản trị Ngân hàng.

- Các quy định thực thi pháp luật quản trị NHTM chưa đủ mạnh. Do yếu tố về quy trình, nghiệp vụ nên các hành vi sai trái từ những hoạt động trong ngân hàng thường được phát hiện muộn; đồng thời mức độ nhạy cảm của thông tin cao (liên quan đến người quản lý, điều hành). Điều này dẫn đến những vi phạm của người người quản lý, điều hành bị che giấu hoặc “giải quyết nội bộ” nên các sai phạm có thể bị bỏ qua hoặc không triệt để xử lý.

NHTM đang có chiều hướng gia tăng với tính chất, mức thiệt hại ngày càng nghiêm trọng đặt ra đòi hỏi phải cải thiện hiệu quả giám sát từ bên trong.

Từ các hạn chế nếu trên, tác giả đề xuất NHNN thực hiện:

Thứ nhất, xây dựng thông tư quy định các quy tắc quản trị NHTM để cụ thể hóa những đặc thù về quản trị NHTM, trong đó quy định chi tiết nhằm phân định trách nhiệm của người quản lý, điều hành NHTM với nghĩa vụ tuân theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hoạt động NHTM. Bộ quy tắc quản trị NHTM hướng tới giải quyết:

- Chắc chắn cần tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD của người quản lý, điều hành với việc tuân thủ, thể hiện nghĩa vụ của bản thân và bảo đảm quyền lợi của thành viên góp vốn và cổ đông.

- Kiểm soát hiệu quả hành vi lạm dụng việc tuân thủ quy định bảo đảm an toàn

hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD để trục lợi của người quản lý, điều hành.

- Cụ thể hóa trách nhiệm công khai thông tin của người điều hành, quản lý NHTM tới những bên liên quan và phát huy vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc tuân thủ các quy định này.

Thứ hai, NHNN cần nhanh chóng xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức quản trị ở phạm vi ngân hàng dựa theo bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng.

Thứ ba, tăng cường các thiết chế bảo đảm thực thi trách nhiệm của người quản lý, điều hành NHTMCP bằng các phương án:

- Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong giám sát thực thi pháp luật quản trị NHTM, nghiên cứu bổ sung thêm tiêu chuẩn tuân thủ pháp luật quản trị ngân hàng khi kết nạp hội viên.

- Tăng cường cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp trong điều tra, phát giác hành vi sai trái từ cá nhân quản lý điều hành NHTM giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Bộ Công an và cơ quan điều tra địa phương.

KẾT LUẬN

Chất lượng hoạt động cho vay luôn luôn là nội dung được quan tâm bởi mỗi NHTM, khi đây không chỉ đang là nguồn thu nhập lớn trong số các hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế quốc gia. Chất lượng hoạt động cho vay giảm sút sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường có thể xảy ra khi vốn vay không quay vòng đúng hạn, NHTM trong vai trò là người đi vay cũng sẽ không đủ nguồn tiền theo kế hoạch để chi trả những món nợ sắp đáo hạn, tạo ra một nguy cơ thanh khoản không chỉ đối với một NHTM mà có thể toàn hệ thống. Do đó nghiên cứu chất lượng hoạt động cho vay vẫn luôn luôn có tính cập nhật, thời sự, thu hút nhiều quan tâm từ những nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, cũng như mọi ông chủ nhà bang, đặc biệt trong tình hình Chính phủ và NHNN đã có Chiến lược phát triển Ngành Ngân hàng định hướng đến năm 2030.

Hòa cùng với xu thế cơ cấu lại trong hệ thống NHTM, SHB cũng tiến hành quá

trình sáp nhập cùng Habubank, chấp nhận một mức nợ xấu cao sau sáp nhập, trải qua

giai đoạn tăng trưởng nóng trong tín dụng, xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn, chất lượng

hoạt động cho vay tuy vẫn được kiểm soát theo dự báo ngân hàng đề ra, nhưng đã có những dấu hiệu suy giảm mạnh so với những ngân hàng TMCP cùng quy mô. Điều này có thể là nguyên ngân phát sinh nhiều khoản nợ quá hạn, nợ xấu tại SHB thời gian

gần đây. Với thực tại như vậy, Luận văn thực hiện nghiên cứu khá đầy đủ những nội dung để sáng tỏ thực trạng ở SHB qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động cho vay.

Tuy vậy, các biện pháp được tác giả đề cập có thể vẫn chưa thích hợp áp dụng vào quy mô và phạm vi triển khai hiện tại của ngân hàng, có phương án đã được ngân hàng sử dụng trong thực tế và đạt được kết quả tốt, nhưng cũng có phương án chỉ là lý thuyết chưa thể áp dụng vào thực tiễn giai đoạn này, bởi lẽ chất lượng cho vay của NHTM là nội dung tương đối phức tạp, có tác động, liên quan nhiều chủ thể, vấn đề khác trong nền kinh tế. Vì vậy, tác giả dù đã rất cố gắng trình bày các nội dung trong phạm vi kiến thức của bản thân nhưng Luận văn khó khôngXin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.Burak Guner-Barclays Global investors (2007), "Bank lending opportunites and credit standards", Journal OfFinancial stability 4(2008) 62-87.

2. Allen N.BERGER & Gregory F.UDELL (1990), "Collateral, loan quality, and bank risk”, Journal OfMonetary Economics, New york University, 21-42.

3. Bogdan Florin Filip (2015), "The Quality of Bank Loans within the Framework of

Globalization", Procedia Economics and Finance 20 (2015) 208-217.

4. Các ngân hàng: VPB, TCB, MBB, ACB (2015-2019), Báo cáo thường niên các năm 2015-2019.

5. KOLAPO,T.Fuso&AYENI,R.Kolade&OKE,M.Ojo(2012), Credit risk and commercial banks performance in Nigeria: A panel model approach, Australian Journal of Business and Management Research.

6. Marrison, C (2002), Fundamentals of risk Management, New York, Mcmilan Press.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2016.

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 16/2018/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, ban hành ngày 31 tháng 07 năm 2018.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013.

10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, (2015-2019), Báo cáo thường niên ngân hàng SHB các năm 2015- 2019.

11. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Tố t

Trung bình Ké m

Chưa đánh giá

Thời gian xử lý hồ sơ vay vốn Ứng dụng công nghệ

Quy trình cho vay Tiện ích của dịch vụ Trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng

12. Vũ Anh Quân (2017), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

13. Paul S.Calem & Michael LaCour (2001), "Risk -based capital requirements for mortgage loans", Journal of Banking& Finance.

14. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12, NXB Lao động, Hà Nội.

15. Quốc hội (2017), Nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017.

Phụ lục: Phiếu khảo sát chất lượng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

1. Bạn đã từng sử dụng sản phẩm cho vay của SHB chưa ? □ Rồi

□ Chưa

2. Bạn có hài lòng chất lượng sản phẩm cho vay của SHB ? □ Có

□ Không

□ Y kiến khác:...

4. Kết luận, bạn đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay tại SHB như thế

Một phần của tài liệu 049 chất lượng hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w