7. Kết cấu đề tài
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN VÀ TỈNH PHÚ
TỈNH PHÚ YÊN
2.1.1. Khái quát Kho bạc Nhà nước Phú Yên
- Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN Việt Nam, KBNN Phú Yên được thành lập ngày 01/04/1990 theo quyết định số 185/QĐ-BTC ngày 21/03/1990. Trong thời gian đầu thành lập, cơ sở vật chất và thiết bị
máy móc
còn thô sơ, đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu chỉ vỏn vẹn 84 người
chia ra
quản lý thu-chi ngân sách của 06 huyện, thị và toàn tỉnh. Trong đó, trình
độ đại
học: 03 cán bộ; cao đẳng trung cấp: 32 cán bộ; còn lại 49 cán bộ là sơ
cấp và
chưa qua đào tạo. Đến nay, tổng biên chế của KBNN Phú Yên là 155 CBCC
trong đó 155 cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 100%. Văn phòng KBNN
tỉnh có 69 cán bộ công chức và các KBNN huyện, thị xã được biên chế mỗi
đơn vị 11- 12 người. Lãnh đạo KBNN tỉnh có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc,
KBNN các huyện, thị xã có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Tỉnh Phú
Yên là
tỉnh thuộc vùng duyên hải Miền Trung, còn nghèo, nguồn thu còn gặp nhiều
khó khăn nhưng KBNN Phú Yên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên
bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.
2. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện
các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.
4. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:
a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản
tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; thực hiện
điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật; c) Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có
thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá
của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
5. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
6. Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
a) Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt
động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;
c) Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ,
trả nợ
của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu
thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
9. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định:
a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao
dịch với
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh;
b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật.
10.Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.
13.Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
14.Quản lý bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp
quản lý công chức, viên chức của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước. 15.Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng
cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của
pháp luật.
16.Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động,
công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
17.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.
18.Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có quyền:
a) Trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định
- Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Phú Yên
Hiện nay, KBNN Phú Yên có 5 phòng nghiệp vụ và 8 KBNN cấp huyện. Tổng số công chức KBNN Phú Yên đến năm 2020 là 152 người, trong đó văn phòng KBNN Phú Yên là 62 người, tại các đơn vị KBNN huyện, thị xã là 90 người.
Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Phú Yên
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Kho bạc Nhà nước Phú Yên
2.1.2. Khái quát tỉnh Phú Yên
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36"; Điểm cực Tây: 108040'40" và điểm cực Đông: 109027'47".
2.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, trong đó, đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ).
Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên tính đến năm 2019 là 900.000 người, mật độ dân số khoảng 172 người/km2. Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên là 498.710 người. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 295.236 người chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 81.789 người chiếm 16,4%; khu vực dịch vụ là 121.685 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
2.2. DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ YÊN
2.2.1. Quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà
nước Phú Yên
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Chiến lược phát triển KBNN với mục tiêu đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.
Để đáp ứng mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, đặc biệt là hiện đại hóa công tác kiểm soát chi NSNN và giúp giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị khi giao dịch với hệ thống KBNN, theo đúng Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước và Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đặt ra mục tiêu là các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử. Từ ngày 01/02/2018, KBNN đã triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến qua trang thông tin
dịch vụ công của KBNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư có mở tài khoản giao dịch tại KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, KBNN quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Trên tinh thần đó, KBNN Phú Yên đã có những bước chuẩn bị chu đáo, đồng thời có biện pháp tổ chức triển khai, vận hành nhịp nhàng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến theo sự chỉ đạo của KBNN. Ngay từ khi có văn bản hướng dẫn của KBNN, KBNN Phú Yên đã báo cáo UBND tỉnh Phú Yên để có sự quan tâm, chỉ đạo các sở, ban ngành và các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc chuẩn bị các điều kiện cần thiết như máy vi tính, máy scan, đường truyền ... thủ tục để được cấp chứng thư số; thông báo cho các đơn vị sử dụng ngân sách có giao dịch với KBNN trên địa bàn biết, tham gia dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin dịch vụ công của KBNN. KBNN Phú Yên triển khai đến các phòng nghiệp vụ có liên quan và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, con người để việc triển khai dịch vụ công trực tuyến của KBNN sẽ áp dụng đối với đơn vị sử dụng ngân sách. KBNN Phú Yên đã gửi văn bản đến các đơn vị sử dụng ngân sách có mở tài khoản giao dịch tại VP KBNN tỉnh, KBNN Sông Cầu để tuyên truyền về các dịch vụ công trực tuyến của KBNN cung cấp như: Thông báo tham gia hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN; đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản tại KBNN và thay đổi mẫu dâu, mẫu chữ ký; kê khai và giao nhận hồ sơ kiểm soát chi; đăng ký rút tiền mặt với KBNN. KBNN Phú Yên đã thành lập ban triển khai thực hiện do đồng chí Phó Giám đốc KBNN Phú Yên làm trưởng ban và đội hỗ trợ bao gồm công chức phòng Tin học, Kiểm soát chi để trực tiếp triển khai và hỗ trợ xử lý các vướng mắc, lỗi phát sinh. Tháng 3/2019, Ban triển khai đã tổ chức hội nghị tập huấn để phổ biến tuyên truyên về các lợi ích, quy trình nghiệp vụ khi tham gia dịch vụ công trực tuyến KBNN.
Trong năm 2019, khi bắt đầu triển khai đối với tất cả các đơn vị mở tài khoản giao dịch tại KBNN tỉnh và KBNN Sông Cầu, KBNN Phú Yên đã xây dựng kế hoạch chi tiết việc triển khai tại từng khối các đơn vị như khối các xã phường của TP Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu; khối các phòng ban thuộc ngân
sách tỉnh, thành phố, thị xã...Đặc biệt, các công chức kiểm soát chi tại KBNN tỉnh và giao dịch viên tại KBNN Sông Cầu được lãnh đạo KBNN Phú Yên quán triệt và chỉ đạo nghiêm túc về thái độ phục vụ cũng như việc đào tạo quy trình nghiệp vụ.
Ngay từ đầu triển khai DVCTT KBNN, KBNN Phú Yên đã lựa chọn một số đơn vị có uy tín, có tầm ảnh hưởng ... để triển khai trước, xây dựng thành các nhân tố tiên phong, điển hình tiêu biểu, triển khai hiệu quả nhằm hỗ trợ tuyên truyền, tạo dư luận tốt trong cộng đồng các đơn vị sử dụng ngân sách về hiệu quả của DVCTT như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
Từ kết quả thực tế triển khai DVCTT trên địa bàn KBNN Phú Yên, có thể thấy được những lợi ích, hiệu quả cũng như một số khó khăn, hạn chế cơ bản của việc đẩy mạnh, triển khai diện rộng DVCTT KBNN trong kiểm soát chi trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng và cả hệ thống KBNN nói chung trên những khía cạnh như sau:
DVC trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị giao dịch, giảm thiểu chi phí xã hội, góp phần cải cách thủ tục hành chính.
Tất cả các đơn vị áp dụng hình thức giao dịch trên DVC đều rất ưa thích sử dụng hình thức giao dịch này. Tại đơn vị, phần mềm kế toán kết xuất dữ liệu kế toán tự động sang DVC, đơn vị không phải nhập lại chứng từ trên DVC; không phải đi lại trực tiếp đến trụ sở KBNN bất kể thời gian hay khoảng cách nào, đồng thời các sai sót được KBNN phản hồi nhanh chóng, đơn vị có thể theo dõi các trạng thái chứng từ ... từ đó góp phần nâng cao hiệu quả lao động, giảm chi phí xã hội, tạo sự công khai minh bạch đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi.
DVCTT đảm bảo an toàn, bảo mật, dễ tích hợp và xử lý thông tin hơn so với giao dịch truyển thống, từ đó thuận tiện cho đơn giản hóa quy trình, giảm chi phí lao động trong các khâu luân chuyển xử lý, lưu trữ chứng từ, tài liệu của KBNN.
Việc sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử đích danh theo Luật Giao dịch điện tử đã tránh được việc giả mạo chữ ký, con dấu - một hiện tượng đã xuất hiện trong thời gian qua và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho công chức KBNN. Bên cạnh đó, các thông tin dữ liệu được sử dụng chung cho các quy trình xử lý, công chức KBNN cũng không phải mất nhiều thời gian cho việc nhập lại chứng từ; từ đó góp phần giảm chi phí lao động của công chức KBNN.
DVC trực tuyến góp phần tích cực trong việc hình thành Chính phủ điện tử, Kho bạc điện tử và xây dựng nền văn hóa công vụ theo hướng hiện đại, phục vụ, hướng vào phục vụ khách hàng.
Nền tảng và định hướng cơ bản của Chính phủ điện tử là dữ liệu dùng chung trong công tác quản lý nhà nước đối với xã hội qua sự kết nối điện tử giữa người dân và Chính phủ, giữa cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản, an toàn, minh bạch và kịp thời, hiệu quả. Chính việc sử dụng DVC trực tuyến, nhất là DVCTT cấp độ 4 đã như là một nấc thang mới mở ra nền tảng kết nối điện tử giữa KBNN và xã hội, góp phần hình thành KBNN điện tử nói riêng và Chính phủ điện tử nói chung. Bên cạnh đó, thói quen làm việc, sự tương tác giữa công chức KBNN và khách hàng đã có nhiều thay đổi do phương thức giao dịch mới. Với quy trình rõ ràng và sự lưu vết của các trạng thái, kết