Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 068 chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP kỹ thương VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (Trang 46)

a) Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội

Trong nền kinh tế bất kỳ một sự biến động nhỏ nào đó của một hoạt động kinh tế cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của lĩnh vực còn lại do các hoạt động trong nền kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Ngân hàng là trung gian tài chính, cầu nối giữa người cần vốn và người thừa vốn nên hoạt động của các NHTM có thể coi là chiếc cầu nối giữa các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, nền kinh tế biến động sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng - đặc biệt là hoạt động tín dụng. Nền kinh tế ổn định là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

Các biến số như lạm phát, khủng hoảng nền kinh tế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của các NHTM, khi tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế ở mức vừa phải sẽ giúp cho các khoản tín dụng cho chất lượng tín dụng cao. Tức là trong bối cảnh nền kinh tế ổn định thì các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó sẽ có cơ hội tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó các doanh nghiệp sẽ có đủ nguồn vốn để trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế biến động mạnh thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, dẫn đến nguồn thu nhập của công ty thất thường, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho các ngân hàng.

Chu kỳ kinh tế cũng có tác động không hề nhỏ tới hoạt động tín dụng của các Ngân hàng. Trong thời kỳ suy thoái, việc sản xuất vượt quá nhu cầu của nền kinh tế dẫn đến tồn kho một khối lượng hàng hóa lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp bị đọng vốn, không thu được tiền từ kinh doanh. Ngược lại, trong thời kỳ phát triển, tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu tiêu thụ hàng tăng, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng mà rủi ro cho ngân hàng thấp, do đó chất lượng tín dụng cũng tăng. Tuy nhiên, trong thời kỳ này nếu như khả năng quản lý của khách hàng kém, có những khoản vay vượt quá quy mô sản xuất của doanh nghiệp thì những khoản vay này vẫn có thể gặp rủi ro.

Sự ổn định về chính trị trong nước là một trong những nhân tố thuận lợi cho các

doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn

chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công,.. .có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hoá đình trệ,.). Do vậy sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của doanh nghiệp, và những món tiền doanh nghiệp vay ngân hàng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.

b) Pháp lý

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là hệ thống pháp luật. Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các có quan hành chính có liên quan, hệ thống văn bản quy phạm và thủ tục rườm rà sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

c) Môi trường cạnh tranh

và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều huớng: thứ nhất, để chiếm uu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tu trang thiết bị tốt, tăng cuờng đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch truơng uy tín và các thế mạnh của ngân hàng. Huớng tác động này tạo điều kiện nâng cao chất luợng tín dụng. Tuy nhiên, ở huớng thứ hai, duới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng bạn thì ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất luợng tín dụng.

d) Yếu tố tự nhiên khác

Các yếu tố do thiên nhiên gây ra nhu lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,... có thể gây ra những thiệt hại không luờng truớc đuợc cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản. Nhiều doanh nghiệp vì những lý do thiên tai mà mất hết tài sản, thiên tai cản trở/làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp mất nguồn thu để trả nợ ngân hàng, làm ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhung bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào xét trên góc độ quy mô: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa hay doanh nghiệp lớn đều hoạt động trong môi truờng kinh tế - chính trị - xã hội, môi truờng pháp lý, môi truờng cạnh tranh, môi truờng tự nhiên. Do vậy, bất kỳ một sự biến động nào của các nhân tố khách quan này đều ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chất luợng tín dụng của doanh nghiệp nói chung, DNNVV và chất luợng tín dụng của DNNVV nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tín dụng là hoạt động quan trọng trong Ngân hàng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy nâng cao chất luợng tín dụng trở thành một nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất luợng hoạt động kinh doanh của NHTM. Việc nâng cao chất luợng tín dụng là điều kiện tiên quyết đến sự tồn tại và phát triển không chỉ

riêng cho bản thân mỗi ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vậy quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM được quan tâm và trú trọng hiện nay. Nâng cao chất lượng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Nội dung ở chương này đã đề cập đến một số lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTM, đồng thời cũng xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng của NHTM.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH (TECHCOMBANKHÀ THÀNH)

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam)

Tên tiếng Anh: Vietnam Technological and Commerical Joint - Stock Bank (Techcombank)

Tên viết tắt: Techcombank

Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993 tại 24 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội bởi một nhóm các trí thức làm việc tại Châu Âu và Liên Xô, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh

tế thị trường với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ Việt Nam đồng. Tại thời điểm đó, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách và đã cho thấy những thay đổi kinh tế ngoạn mục,

trong đó nổi bật là tăng trưởng GDP đã tăng gấp hai lần trong thập kỷ trước.

Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như bảo lãnh, cho vay tiêu dùng, cho thuê tài chính, ủy thác, dịch vụ thẻ... và các dịch vụ ngân hàng khác khi được NHNN cho phép.

Kể từ khi thành lập, chỉ một năm sau, ngân hàng mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn và tăng vốn điều lệ lên 51,5 tỷ đồng. Trong năm 1996, Techcombank

thành lập Chi nhánh Thăng Long cùng Phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội, sau đó là Phòng giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục tăng vốn lên 70 tỷ đồng.

Trụ sở chính đuợc chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội vào năm 1998. Cũng trong năm này, họ mở chi nhánh đầu tiên của mình tại thành phố Đà Nằng. Tính tới năm 2005, Techcombank tiếp tục thành lập thêm hàng loạt chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh thành phố nhu Lào Cai, Hung Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu, cùng nhiều chi nhánh mới tại 3 thành phố trung uơng để mở rộng phạm vi hoạt động. Cuối năm 2005, ngân hàng đã có vốn điều lệ lên tới 617,660 tỷ đồng. Truớc đó, họ cùng Vietcombank phối hợp trở hành đơn vị đầu tiên của Việt Nam phát hành F@stAccess-Connect 24 vào cuối năm 2003. Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa đuợc ra mắt vào năm 2006.

Năm 2007, tổng tài sản đạt 2,5 tỷ USD, trở thành ngân hàng ngân hàng có mạng luới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thuơng mại cổ phần với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch, chuyển biến sâu về cơ cấu trong việc hình thành khối dịch vụ khách hàng, thành lập khối quản lý tín dụng và rủi ro, triển khai chuơng trình “khách hàng bí mật” đánh giá chất luợng dịch vụ của các giao dịch viên và các điểm giao dịch của Techcombank. Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới nhu: tiết kiệm tích lũy gia bảo, Tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dùng cho doanh nghiệp nhu Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao nhu F@st i-bank và cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thuơng mại điện tử F@stVietPay. Tới năm 2008, họ ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit, sau đó phát hành thẻ đồng thuơng hiệu Techcombank - Vietnam Airlines - Visa vào năm 2012.

Sau 27 năm xây dựng và phát triển, Techcombank ngày nay đang dần xây dựng đuợc một nền tảng tài chính ổn định cho khách hàng tin tuởng chọn lựa giao dịch. Techcombank là một trong những ngân hàng thuơng mại cổ phần lớn nhất Việt Nam và một trong những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á. Ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho hơn 5.4 triệu khách hàng ở Việt Nam

với mạng lưới 315 chi nhánh trên toàn quốc.

Với 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường mà còn đảm bảo nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt. Năm 2018, trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản, và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên. Techcombank hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Hệ thống quản trị được xây dựng trên các yếu tố nền tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mô hình tổ chức hợp lý và kiểm soát lẫn nhau, hệ thống thông tin quản lý kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Hệ thống quản trị rủi ro được tổ chức ở nhiều cấp độ, đảm bảo tính độc lập và khách quan trong đánh giá. Quy trình và các công cụ quản lý rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, hệ thống cảnh báo và theo dõi nợ xấu, hệ thống theo dõi thanh khoản và biến động lãi suất thị trường hàng ngày. Ngoài ra, Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam với việc đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm của Globus của Temenos vào cuối năm 2003.

Với Techcombank, thành công không chỉ phải là đích đến cuối cùng mà còn là dấu ấn của cả một quá trình chuyển đổi. Năm 2018 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi Techcombank hoàn thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, và tiến hành niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2019, tổng tài sản doanh nghiệp ước tính đạt 383.699 tỷ đồng với gần 11.000 nhân viên và có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược đã củng cố thêm vị thế của Techcombank.

Techcombank sẽ không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dù đó là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, mục tiêu của Techcombank là trở thành điểm tập trung cho mọi giải pháp tài chính. Với tầm nhìn và sứ mệnh của

Techcombank là trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp Việt Nam trên con đường chinh phục những ước mơ. Hiện, Techcombank sở hữu 3 công ty con phụ trách các nhiệm vụ khác nhau bao gồm Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương, Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ, và Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.

2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi

nhánh Hà Thành

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Techcombank - Chi nhánh Hà Thành gọi tắt là Techcombank Hà Thành thành lập ngày 06/06/2012 có địa chỉ tại 74 Bà Triệu - phường Hàng Bài - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Tiền thân là Sở giao dịch trực thuộc Trụ sở chính, sau đó Trụ sở chính chuyển về 191 Bà Triệu - phường Hàng Bài - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, tách một nửa nhân sự về trụ sở mới và một nửa ở lại địa chỉ cũ thành lập lên Chi nhánh Hà Thành.

Techcombank Hà Thành sẽ phục vụ cả đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Những sản phẩm khách hàng cá nhân của Techcombank Hà Thành gồm các sản phẩm huy động đa dạng, phong phú với lãi suất hấp dẫn, các sản phẩm cho vay nhà mới, ô tô, tài trợ du học, tiêu dùng, thẻ thanh toán hiện đại đa năng F@stAccess, thẻ visa.. .Các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp gồm tài trợ vốn lưu động, tài trợ trọn gói dự án, bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối, thanh toán trong và ngoài nước.

Trong 5 năm đầu hoạt động, dựa trên nền tảng mạnh đã có sẵn từ book khách hàng cũ, Techcombank Hà Thành đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ hơn nữa với chiến lược tập trung mảng khách hàng doanh nghiệp lớn, trở thành một trong những Chi nhánh lớn nhất trong hệ thống Techcombank. Đến năm 2017 và 2018 là giai đoạn hết sức khó khăn của Techcombank Hà Thành khi xuất hiện nhiều khoản nợ

Một phần của tài liệu 068 chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP kỹ thương VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w