Nhân tố mang tính chủ quan

Một phần của tài liệu 071 chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (Trang 37 - 93)

6. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên

1.4.1. Nhân tố mang tính chủ quan

1.4.1.1. Chính sách tín dụng

Chính sách cấp tín dụng thể hiện định hướng cơ bản của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, nhóm KHLQ: Đó là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng để đạt được những mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng. Chính sách tín dụng là hướng dẫn chung cho cán bộ và nhân viên ngân hàng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh.

Chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, chính sách cho vay, chính sách lãi suất, chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ, chính sách liên quan đến TSBĐ...Các chính sách này giúp cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, góp phần quyết

định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, đảm

bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng cho ngân hàng trên cơ sở phân tán được rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước. Như vậy để đảm bảo chất lượng tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, thực sự mang lại lợi nhuận cao cho ngân

hàng thì các ngân hàng đều phải xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi vay vốn cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mức sinh lời cho ngân hàng. Chính sách tín dụng phải có tính khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng và nền kinh tế. Từ đó sẽ giúp cho các NHTM có cơ chế, chính sách quản lý, cho vay đối với nhóm KHLQ đưa ra các quyết định cấp tín dụng phù hợp.

dưới, từ ban lãnh đạo đến toàn bộ CBCNV. Điều đó có nghĩa công tác tổ chức Ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Hơn nữa, thực hiện tốt công tác này Ngân hàng đã làm cho guồng máy hoạt động của mình được uyển chuyển, nhịp nhàng, linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động Ngân hàng nên chú trọng mặt này để ngày càng hoàn thiện, phát triển và tạo điều kiện cho chất lượng tín dụng được nâng lên.

1.4.1.3. Thông tin tín dụng

Cho vay vốn không phải là một vấn đề đơn giản. Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có chất lượng, ngoài ra còn có những

khách hàng chủ định lừa Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản (như dùng 1 tài sản để thế chấp

vay vốn tại nhiều Ngân hàng với số tiền vay lớn hơn giá trị tài sản, thành lập các công ty

Iimal...) gây rủi ro, tổn thất cho Ngân hàng .Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn tăng trưởng,

đạt chất lượng nhưng phải đảm bảo an toàn vốn thì phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Nắm bắt kịp thời, chính xác các luồng thông tin về khách hàng

là điều kiện để xem xét, phân tích nhằm tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của mỗi Ngân hàng.

Trên thương trường cùng với nhiều đối thủ cạnh tranh, người nào nắm bắt được nhiều thông tin nhanh nhất, chính xác nhất thì nắm được đa phần thắng. Rõ ràng việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung

cấp cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực có chọn lọc, xử lý thông tin kịp

thời là một trong những điều kiện quyết định sự thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

1.4.1.4. Trình độ cán bộ Ngân hàng

chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng sẽ trở nên có hệ thống và đạt được kết quả cao. Hơn nữa, nó còn giúp cho Ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra do trình độ của cán bộ, nhờ đó mà chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo.

1.4.1.5. Vấn đề Kiểm tra, kiểm soát, thanh tra

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp cho nhà quản lý giám sát việc tuân thủ quy trình của các cấp, hoạt động kiểm soát giúp cho nhà quản lý ngân hàng thấy được những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động cấp tín dụng từ đó đưa ra các điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành các quy định,

chính sách. Vì vậy thông qua kiểm tra sẽ phát hiện các sai sót, tìm ra nguyên nhân nhằm

giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định xử lý để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

1.4.1.6. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng

Nền kinh tế phát triển đòi hỏi ngành ngân hàng phải được trang bị đầy đủ các công

nghệ thiết bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu của xã hội và phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về các mặt dịch vụ với chi phí cả hai bên đều chấp nhận được. Mặt khác, các trang thiết bị này cũng giúp cho các nhà quản trị ngân hàng kịp thời nắm bắt được mọi diễn biến của thị trường, các dự báo về khả năng phát triển kinh tế và mọi hoạt động

tín dụng để đưa ra được những chiến lược, những quyết sách phù hợp với tình hình thực

tế, nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Như vậy, trang thiết bị và không ngừng đổi mới công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng

tín dụng.

1.4.2. Nhân tố mang tính khách quan

1.4.2.1. Các nhân tố từ phía khách hàng - Năng lực của khách hàng, nhóm KHLQ

doanh. Từ những yếu kém trong năng lực của khách hàng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Năng lực của khách hàng gồm những năng lực mà ngân hàng cần quan tâm như:

+ Năng lực tài chính: năng lực tài chính được phản ánh thông qua khả năng tự tài trợ. giá trị tài sản bảo đảm. các chỉ tiêu tài chính của khách hàng. Năng lực tài chính thể hiện thông qua việc thanh toán các khoản nợ gốc lài và các nghĩa vụ khác phát sinh. Khách hàng có năng lực tài chính càng cao thì ngân hàng càng có thuận lợi trong việc thu hồi nợ góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng. Một thực trạng là ngân hàng luôn xem xét tới hệ số nợ/vốn chủ của khách hàng. Những khách hàng có hệ số nợ cao thì ngân hàng rất thận trọng, thậm chí từ chối cấp vốn vay. Do khả năng tự chủ tài chính thấp thì khả năng chống đỡ tổn thất của khách hàng khi gặp các rủi ro là thấp. Ngược lại, khách hàng khả năng tài chính tốt, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với thực tế giúp ngân hàng đảm bảo khả năng trả nợ.

+ Năng lực quản lý: năng lực quản lý của khách hàng thể hiện ở công tác tổ chức vận hành và sắp xếp bộ máy hoạt động, ở khả năng thích nghi của bộ máy đó với dự biến động của cơ chế thị trường. Nếu năng lực quản lý của khách hàng tốt sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thông suốt, chất lượng, mang lại lợi nhuận cao, góp phần đảm bảo khả năng hoàn trả đầy đủ nợ vay dúng hạn cho ngân hàng. Đối với cá nhân thì năng lực quản lý thể hiện ở việc quản lý thu nhập tạo nguồn trả nợ.

+ Năng lực sản xuất kinh doanh: Năng lực này thể hiện ở toàn bộ giá trị tài sản mà khách hàng đưa vào quá trình sản xuất, bao gồm hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, khả năng chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra, thể hiện ở khả năng cạnh tranh, thị phần của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất, khả năng tạo ra thu nhập của khách hàng là Căn cứ để ngân hàng xem xét cho vay.

- Uy tín, tư cách của khách hàng, nhóm KHLQ

Ngân hàng đặc biệt coi trọng, đánh giá cao sự tín nhiệm của khách hàng, nhóm khách hàng thông qua quan hệ với các đối tác, thông qua lịch sử quan hệ với các tổ chức

tín dụng. Khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, ý thức hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn được

đánh cao, có thể được xem xét cấp tín dụng với các chính sách tốt hơn.

Nếu khách hàng vay có tư cách đạo đức tốt, sử dụng vốn đúng mục đích thì sẽ có động lực, ý thức trả nợ vốn vay đầy đủ, đúng hạn đảm bảo cho chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt nhóm KHLQ với nhiều cá nhân, pháp nhân có quan hệ, có lợi ích gắn kết

với nhau thì khả năng sử dụng vốn lòng vòng, vốn vay không đúng mục đích có nguy cơ

xảy ra cao. Vì vậy, ngân hàng đặc biệt coi trọng uy tín, tư cách của khách hàng vay.

1.4.2.2. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài

- Môi trường kinh tế

Một nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát vừa phải thúc đẩy quá trình lưu thông hàng

hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển khiến cho các nguồn tài chính luân chuyển nhanh và khả năng hoàn vốn của các doanh nghiệp được đảm bảo, từ đó tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng. Ngược lại, khi nền kinh tế biến động lớn, lạm phát cao, lãi suất cho vay quá cao, việc kinh doanh có thể phát triển nóng, áp lực trả lãi lớn thì việc kinh doanh có thể lãi cao nhưng nguy cơ thua lỗ cũng nhiều. Vì vậy, chất lượng kinh doanh không ổn định nguy hại đến khả năng trả nợ.

- Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế của nhà nước

Tùy từng thời kỳ mà chính phủ có thể đưa ra những chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển ngành nghề hay lĩnh vực nào đó. Sự thay đổi nhỏ trong cơ chế chính sách của nhà nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chu trình vận hành của nền kinh tế. Vì vậy,

sự đồng bộ, đúng đắn và ổn định trong đường lối chính sách sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, cá nhân qua đó tạo động lực thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống pháp luật là cơ sở điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển thì cơ chế điều hành, hệ thống pháp luật đòi hỏi phải đồng bộ, hoàn chỉnh.

Văn bản pháp luật rõ ràng, đầy đủ, ổn định tạo hành lang pháp lý ổn định cho cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống pháp luật cần thiết phải có sự rõ

- Mơi trường chính trị xã hội

Môi trường chính trị có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động cấp tín dụng nhóm KHLQ.

Chính trị không ổn định có tác động không chỉ riêng đối với khách hàng mà cả các NHTM cũng hạn chế mở rộng kinh doanh và mở rộng hoạt động tín dụng. Sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ ảnh hưởng lòng tin của dân chúng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó dẫn đến ảnh hưởng hoạt động tín dụng của các ngân hàng.lNếu môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó mà tận dụng được công nghệ, phương thức quản lý để học hỏi nắm bắt kịp với công nghệ tiên tiến đại. Chất lượng tín dụng được nâng cao, các rủi ro được hạn chế.

1.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NHÓM KHLQ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.5.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng

Chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của các ngàn hàng thương mại. Hoạt động ngân hàng tại các nước bị ảnh hưởng bởi sự phát triển, thăng trầm của nền kinh tế. Một nền kinh tế mạnh, các doanh nghiệp cá nhân hoạt động thông suốt thì mang lại thuận lợi hoạt động cho vay, thu nợ của ngân hàng. Nền kinh tế các nước trên thể giới trải qua các chu kỳ phát triển, các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra với quy mô và ảnh hưởng ngày càng lớn. Hoạt động thương mại toàn cầu

phát triển, giao thương kinh tế giữa các quốc gia ngày càng nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại một nước có thể ảnh hưởng tới không chỉ quốc gia đó mà còn vượt ra biên giới quốc gia. Trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn

thì nguồn trả nợ ảnh hưởng nghiêm trọng và giảm sút chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Nợ xấu bùng phát, ngân hàng yếu kém, thậm chí phải sáp nhập, mua lại 0 đồng hay phá sản. Đặc biệt việc tập trung cấp tín dụng cho một nhóm công ty thì sự phát triển,

suy vong của nhóm các công ty, nhóm khách hàng, tập đoàn có ảnh hưởng mạnh tới chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Đây là bài học quý báu đối với các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng.

cung ứng vốn nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ đó, Chính phủ hỗ trợ và có chính sách ưu đãi đặc biệt để: “Khuyến khích hình thành các tập

đoàn lớn làm đầu tàu cho nền kinh tế. Các tập đoàn này đều là của tư nhân được quản trị theo kiểu gia đình và được gọi là các Chaebol.” Các tập đoàn này là một trong những

hình thức của nhóm KHLQ đến một doanh nghiệp và một cá nhân.

Với ưu đãi có được, các Chaebol dễ dàng vay vốn được từ ngân hàng với những khoản cấp tín dụng quá lớn. Việc có lượng vốn quá lớn, ồ ạt và dễ dàng với mức lãi suất

rất thấp đã thúc đẩy các Chaebol phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là năng lực quản

lý. Thực tế các Chaebol đều xuất phát từ các tập đoàn tư nhân mạnh nên sức mạnh mà họ có được không phải hoàn toàn bởi khả năng của họ mà là ở sự hậu thuẫn của Chính phủ. Mặt trái của việc có được nguồn vốn lớn đó là đã đẩy các Chaebol đầu tư dàn trải, đầu tư quá mức và ngập chìm trong nợ nần chồng chất. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á xảy ra vào cuối năm 1997, việc cho vay quá lớn, tập trung vào các Chaebol đã đe dọa đến sự tồn tại của các ngân hàng Hàn Quốc khi họ sử dụng vốn ngắn hạn ngoại tệ để cho vay trung dài hạn các Chaebol.

“Cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng. Hàn Quốc đã phải vay tổng cộng 57 tỷ USD từ Quỹ liền tệ quốc tế để cứu nguy hệ thống ngân hàng và giúp nền kinh tế khỏi đổ vỡ. Đây là hậu quả của một thời gian dài chính phủ dễ đãi trong việc cấp tín dụng cho các tập đoàn lớn khiến hoạt động đầu tư trở nên dàn trải, nợ xấu các ngân hàng tăng cao.”

Như vậy, một trong những nguyên nhân gây ra chất lượng nợ xấu tại thời đó của Ngân hàng Hàn Quốc chính là sự cho vay dễ đãi với các Chaebol. Ngoài ra, “sự quản lý, của các cổ đông với các Chaebol rất yếu kém do không có sự tách bạch rõ ràng giữa quan hệ sở hữu và quản lý (các chaebol thực chất là công ty gia đình và cổ phần do các công ty liên kết nắm giữ)”. Đây cũng chính là một hình ảnh của nhóm KHLQ với sự yếu

những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử thế giới thời đó. Gần đây vào tháng 9/2016, “Hanjin là hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ bảy trên thế giới với 2,9% tổng khối lượng vận tải biển khả dụng trên toàn cầu và chiếm 8% khối lượng giao

Một phần của tài liệu 071 chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (Trang 37 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w