Phân tán rủi ro trong cấp tín dụng đối với nhóm KHLQ

Một phần của tài liệu 071 chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (Trang 95 - 99)

6. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên

3.2.3. Phân tán rủi ro trong cấp tín dụng đối với nhóm KHLQ

Cấp tín dụng của Agribank cần xây dựng để đạt được mục tiêu đa dạng hóa khách hàng và phân tán rủi ro. Agribank không nên quá tập trung vào một số các doanh nghiệp lớn, nguy cơ gây tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro không được san sẻ cho tập hợp số đông các khách hàng.

- Tăng cường hợp vốn, hợp tác cấp tín dụng đối với nhóm các khách hàng lớn: Đối với các nhóm KHLQ lớn, có nhu cầu tăng giới hạn vay vốn tại Agribank có thể áp dụng các hình thức hợp vốn, hợp tác cấp tín dụng đối với các Tổ chức tín dụng khác để phân tán rủi ro. Việc quá tập trung vào một số khách hàng lớn, nhóm khách hàng này có thể có tình hình tài chính lành mạnh trong hiện tại nhưng trong tương lai điều đó là hoàn

toàn không chắc chắn. Biến cố bất ngờ có thể xảy ra, dù xác suất xảy ra có thể được ngân hàng đánh giá là không cao. Nhưng nếu một khách hàng lớn gặp khó khăn dẫn tới không trả được nợ thì việc giảm một lượng lớn dư nợ của khách hàng là rất khó khăn. Thêm vào đó, nhóm KHLQ có mối liên hệ và phản ứng đổ vỡ dây chuyền có thể xảy ra và ảnh hưởng là rất lớn, chất lượng tín dụng của Chi nhánh sẽ bị giảm sút nặng nề.

- Đa dạng hóa khách hàng: Hiện tại Agribank tập trung khá nhiều vào mảng cho vay thương mại, dịch vụ. Đây là lĩnh vực rủi ro cao trong hoạt động cấp tín dụng. Agribank cần thiết tiếp cận và có chính sách khuyến khích, tạo động lực thu hút các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất mà đặc biệt là

có giá trị xuất khẩu như hàng nông sản, hàng dệt may. Các doanh nghiệp ứng dụng công

nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy sản sạch. Ngày

nay, các hoạt động dịch vụ cũng phát triển như y tế, dịch vụ vận tải du lịch ... đây là những lĩnh vực còn bỡ ngỡ đối với khách hàng của Agribank. Đồng thời chi nhánh cần

xây dựng chính sách lãi suất, phí hoặc đưa ra các gói sản phẩm đồng bộ đối với các doanh nghiệp lĩnh vực mới, phát triển khi về quan hệ với ngân hàng.

- Phân tán rủi ro, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng phát huy chất lượng trong nền kinh tế. Agribank nên hướng tới các doanh nghiệp, nhóm KHLQ là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, có hoạt động tốt để chuyển dịch tỷ trọng, gia tăng khách hàng vay

vốn. Thiết lập quan hệ với nhiều khách hàng thì rủi ro cũng được san sẻ. Do việc quản

lý khách hàng nhỏ và vừa sẽ cần có nhiều thời gian để giải quyết các phát sinh trong quan hệ với ngân hàng. Vì vậy, đồng thời với việc tăng doanh nghiệp thì Agribank cũng

tăng cán bộ làm công tác tín dụng, cải tiến quy trình phù hợp với doanh nghiệp vừa và

những sai lầm trong quyết định cấp tín dụng, ảnh hưởng chất lượng cấp tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, Agribank cần chú trọng hơn đến công tác thẩm định khách hàng, dự án, phương án sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm khi cấp tín dụng cho khách hàng. Để nâng cao chất lượng thẩm định, Agribank cần thực hiện một số nội dung sau:

Trước hết, cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin về người có liên quan của khách hàng, xác định xem người có liên quan của khách hàng có quan hệ vay vốn tại Agribank hay không, từ đó xác định ra nhóm KHLQ. Thông tin mà cán bộ tín dụng cần thiết để khai thác về nhóm KHLQ là từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thông tin về các công ty con, công ty liên kết..., các khoản dầu tư vào các công ty khác trên bảng cân đối kế toán của khách hàng. Thông tin về các cá nhân có liên quan được khai thác từ biên bản hợp hội đồng thành viên, thông tin về ban lãnh đạo được trình bày trên báo cáo tài chính, danh sách các cổ đông của công ty. Đồng thời cán bộ tín dụng đề nghị khách hàng cung cấp tối đa thông tin về người thân của người có liên quan của doanh nghiệp. Hiện nay, hầu hết khách hàng đều chưa cung cấp thông tin này, do vậy cán bộ tín dụng thuyết phục khách hàng cung cấp để đảm bảo thông tin được đầy đủ, đồng thời chủ động khai thác thông qua thông báo của ủy ban chứng khoán nhà nước đối với các doanh nghiệp đã niêm yết.

Thực hiện thầm định và phân tích xác định giới hạn cấp tín dụng của khách hàng định kỳ hàng năm. Công việc này sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để từ đó nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp, xác định giới hạn tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đảm bảo kiểm soát tối đa các rủi ro.

Hạn mức tín dụng của khách hàng cần thiết căn cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng và báo cáo tài chính tồng thể nhóm KHLQ (nếu có). Theo quy định của luật doanh nghiệp, tại điều 191 về báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con, các công ty hoạt dộng theo mô hình công ty mẹ - con thì ngoài báo cáo tài chính riêng lẻ, công ty phải lập báo cáo tài chính hợp nhất. Ngoài ra, tại điểm 1 điều 108 Luật doanh nghiệp, yêu cầu về công bố thông tin thì doanh nghiệp nhà nước phải lập báo cáo hợp nhất. Căn cứ trên báo cáo tài chính và chi tiết tài khoản phải thu, phải trả, góp vốn cán bộ thẩm định loại trừ các khoản phải thu nội bộ giữa các khách hàng trong nhóm khi xác định hạn mức tín dụng của các khách hàng. Đồng thời cán bộ cũng cần loại bỏ phần vốn chủ sở

hữu đã góp vốn vào các doanh nghiệp khác khi xác định vốn chủ sở hữu của công ty “mẹ”, và căn cứ vào mức vốn chủ sở hữu sau khi loại trừ để xác định hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của khách hàng làm căn cứ áp dụng chính sách cấp tín dụng.

Trường hợp, doanh nghiệp không phải là công ty mẹ - con và không có báo cáo tài chính hợp nhất, cán bộ thẩm định chủ động khái quát báo cáo tài chính hợp nhất của khách hàng trong nhóm. Theo đó, các khoản được loại trừ gồm vốn chủ sở hữu góp vào nhau giữa các công ty, doanh thu mua bán giữa nhóm các KHLQ, phải thu giữa các khách hàng trong nhóm.

Bên cạnh đó, việc xác định thời hạn cho vay hợp lý đối với mỗi khoản vay, mỗi khách hàng là nội dung quan trọng, đáp ứng yêu cầu phù hợp với năng lực tài chính của khách hàng, không gây áp lực tài chính của khách hàng, mặt khác cũng kiểm soát hạn chế tình trạng khách hàng đã thu hồi được vốn đầu tư mà không thực hiện trả nợ cho ngân hàng, sử dụng đầu tư vào các mục đích khác.

Trong quá trình thẩm định các phương án, dự án đầu tư cần thận trọng trong quá trình đánh giá tổng mức đầu tư của dự án. Đặc biệt lưu ý trường hợp khách hàng vay trung dài hạn để đầu tư mà bên bán hàng là nhóm KHLQ của doanh nghiệp. Hiện nay, tình trạng nâng giá trị thực tế của tổng mức đầu tư của phương án, dự án đề được vay vốn nhiều hơn rất phổ biến. Điều này dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có của khách hàng thực sự tham gia chiếm tỷ lệ thấp, dẫn đến tính trách nhiệm của khách hàng, đồng thời khi xảy ra rủi ro thì khó có khả năng thu hồi được toàn bộ nợ gốc và lãi, thậm chí khó có khả năng thu hồi nợ gốc. Để đảm bảo đánh giá các phương án, dự án đầy tư được đầy đủ, chính xác, Agribank có thể tham khảo các dự án, phương án đầu tư do các NHTM khác đã thực để có thêm các thông tin về suất đầu tư bình quân, chi phí, giá tham khảo... trong quá trình đánh giá dự án, phương án cho vay. Trường hợp thiết bị được đầu tư hoặc bên thi công xây lắp là nhóm KHLQ với doanh nghiệp nếụ có thể nên yêu cầu khách hàng tổ chức đấu thầu cho các gói thầu của dự án. Trong quá trình thực hiện cho vay giải ngân dự án, cần yêu cầu khách hàng cung cấp các căn cứ chứng minh nguồn vốn tự có tham gia, giải ngân đối ứng theo tiến độ thực hiện dự án.

Ngoài ra việc thẩm định/ thẩm định lại đối với khách hàng thuộc nhóm KHLQ cần quan tâm tới việc: (1) nhận định, đánh giá thành viên có vai trò chi phối các thành viên

khác thuộc nhóm KHLQ (Chẳng hạn: Công ty mẹ, thành viên sở hữu tỷ lệ lớn vốn điều lệ/vốn cổ phần có quyền biểu quyết của thành viên khác, thành viên giữ vị trí quản trị điều hành tại thành viên khác,...); mức độ chi phối của thành viên này đối với các thành viên khác thuộc Nhóm (Chẳng hạn: Công ty mẹ chi phối hoạt động của công ty con, thành viên tham gia quản lý điều hành theo tỷ lệ sở hữu vốn,...); mức độ ảnh hưởng, chi phối nhau giữa các thành viên thuộc Nhóm (Chẳng hạn: về tổ chức, quản lý, tài chính, sản xuất kinh doanh, quan hệ mua bán...). (2) Đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính và rủi ro của công ty mẹ hoặc thành viên có vai trò chi phối các thành viên khác thuộc Nhóm. Việc đánh giá mức độ rủi ro của thành viên có vai trò chi phối đối với các thành viên khác thuộc Nhóm có thể căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của thành viên đó (thành viên có vai trò chi phối có xếp hạng tín dụng càng thấp thì mức độ rủi ro của Nhóm càng cao). (2) Cần kiểm tra thực tế tình hình hoạt động, mối quan hệ mua bán giữa các thành viên thuộc Nhóm để xác định độ tin cậy của phương án đề nghị vay vốn, loại trừ được các trường hợp như: Các phương án đề nghị vay vốn được lập trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, các giao dịch không có thực do các thành viên trong Nhóm được thành lập để lấy danh nghĩa pháp nhân tạo lập chứng từ mà không có hoạt động sản xuất kinh doanh thực; hoặc Hợp đồng có điều khoản có dấu hiệu móc ngoặc với nhau để chiếm dụng vốn vay ngân hàng như thanh toán ứng trước phần lớn giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng được nâng khống nhiều lần so với giá trị thị trường của hàng hóa tại thời điểm thẩm định, hàng hóa được mua đi bán lại lòng vòng qua tay nhiều người có quan hệ liên quan; hoặc Doanh nghiệp được thành lập nhưng không hoạt động thật sự, người đại diện doanh nghiệp ủy quyền cho các thành viên sáng lập doanh nghiệp được ký kết các hợp đồng, tài liệu với ngân hàng để vay vốn nhưng không phải phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà cho cá nhân người được ủy quyền đó. Các số liệu, phương án vay vốn của doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức, không đáng tin cậy...

Một phần của tài liệu 071 chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w