Từ những kinh nghiệm mang lại thành công cho các ngân hàng trên, một số bài học có thể rút ra nhằm mở rộng hoạt động cho vay DNNVV là:
Thứ nhất, xây dựng một chiến lược kinh doanh và kế hoạch thực hiện cụ thể cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Chiến lược cần nêu bật các đặc điểm riêng biệt của các DNNVV mà ngân hàng phục vụ, đồng bộ trong mọi hoạt đồng từ danh sách sản phẩm khách hàng cho tới việc chủ các DNNVV có cảm thấy được coi trọng khi họ tới giao dịch với ngân hàng hay không.
Thứ hai, cần phân tách, xây dựng một bộ phận chuyên môn dành riêng cho đối tượng khách hàng DNNVV. Trong đó, quan tâm tới chất lượng đội ngũ nhân sự, triển khai dịch vụ tư vấn và xây dựng bộ công cụ hỗ trợ DNNVV trong việc lập báo cáo tài chính, xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư cũng như hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV.
Thứ ba, xây dựng chính sách đa dạng hóa khách hàng, xác định một số phân khúc khách hàng ưu tiên trong thị trường SME để phù hợp trong việc thực hiện các thủ tục thẩm định và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thứ tư, tiếp tục áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi theo chỉ đạo chung của Chính phủ, đồng thời thực hiện các giải pháp như cơ cấu lại nợ và giảm lãi suất các khoản vay cũ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN tiếp cận nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ket luận chương 1
Chương 1 đã trình bày một cách khái quát lý luận chung về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM, đề cập chi tiết các nội dung về vai trò,
34
đặc điểm. Đồng thời, đề cập chi tiết các nội dung về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nội dung gồm khái niệm, đặc điểm, các hình thức cho vay, các tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua đó thấy được hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM là cần thiết và quan trọng góp phần vào tạo thu nhập cho NHTM... Vì vậy, nếu mở rộng cho vay đối với DNNVV thì ngân hàng sẽ gia tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng uy tín, và phòng chống rủi ro thanh khoản.
Việc nghiên cứu chương 1 sẽ là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, tên viết tắt Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc là chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo quyết định số: 515/QĐ-NHNN-02 ngày 16/12/1996 của Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu là một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường. Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc có chức năng huy động mọi nguồn vốn trong dân cư và nền kinh tế để đầu tư phục vụ kinh tế địa phương; phát triển tín dụng ngắn, trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân và mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (ngân quỹ, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, ngân hàng điện tử,...).
Kể từ khi đi vào hoạt động đến 31/1/2018, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc có 1 hệ thống mạng lưới bao gồm 09 chi nhánh loại II tại các huyện thị và 15 Phòng giao dịch trên địa bàn các các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Với biên chế 250
cán bộ, nguồn vốn đạt 9.398 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 9.286 tỷ đồng. Đến ngày 01/02/2018, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã tách 03 chi nhánh loại II bàn giao cho Agribank Chi nhánh Vĩnh Phúc II quản lý và đến nay hệ thống mạng lưới của chi nhánh gồm: 01 Hội sở Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc có trụ sở tại đường Kim Ngọc, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với 8 phòng nghiệp vụ, thực hiện chức năng quản lý điều hành và trực tiếp kinh doanh trên địa bàn đóng trụ sở; 06 Chi nhánh loại II có trụ sở đặt tại các trung tâm hành chính huyện và các cụm kinh tế, 09 Phòng giao dịch tại các xã, phường, thị trấn.
36
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng số cán bộ nhân viên của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc là 279 người, trong đó: lao động nữ là 159 người, chiếm tỷ lệ 57%; Lao động có trình độ đại học và tương đương trở lên là 256 người, chiếm tỷ lệ 91,7%. Tổng nguồn vốn huy động đạt 8.104 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 8.390 tỷ đồng, thu dịch vụ đạt 26,1 tỷ và tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 0,56%.
Trải qua quá trình hoạt động, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước vì vậy đã không ngừng cố gắng, nỗ lực góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sự có mặt của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao đời sống của người dân nhất là tại các khu vực nông thôn nơi mà cuộc sống người nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Với việc đổi mới công tác điều hành, sắp xếp lại bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn và đầu tư cho các thành phần kinh tế, từng bước mở rộng tín dụng, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Gần 25 năm hoạt động và phát triển, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, nhiều năm liền đạt được danh hiệu tiên tiến.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc gồm Ban giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và hệ thống chi nhánh loại II, phòng giao dịch trực thuộc.
Ban giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc gồm có Giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh; 03 Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo một số mảng nghiệp vụ do Giám đốc phân công.
Tại Hội sở Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc có 08 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Kế hoạch nguồn vốn, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng Hộ sản xuất & Cá nhân, phòng Dịch vụ & Maketing, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và Phòng Điện toán. Các phòng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % 1. Tổng nguồn vốn 9.250 6.844 8.104 -2.406 -26,01 1.26 0 18,41
2. Tổng dư nợ cho vay 9.115 7.499 8.390 -1.616 -17,73 891 11,88
3. Tỷ lệ nợ xấu 0,92 0,93 0,56 0,01 1,09 -0,37 -39,78
4. Thu dịch vụ 24,2 19,9 26,5 -4,30 -17,77 6,60 33,17
5. Lợi nhuận khoán tài chính
279,1 254,2 265,4 -24,90 -8,92 11,2
0 4,41
nghiệp vụ có chức năng tham mưu, đề xuất cho Ban giám đốc trong việc xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh của toàn chi nhánh; Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, giám sát, phối hợp với chi nhánh loại II triển khai các nội dung công việc được giao; Và trực tiếp kinh doanh trên địa bàn đóng trụ sở.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank Chi nhánh Vĩnh Phúc
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc)
Hệ thống các chi nhánh, PGD trực thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc gồm 06 chi nhánh loại II là: Chi nhánh Thổ Tang, Chi nhánh huyện Sông Lô, Chi nhánh huyện Vĩnh Tường, Chi nhánh huyện Tam Dương, Chi nhánh huyện Lập Thạch, Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên. Cùng 02 phòng giao dịch trực thuộc Hội sở: Phòng giao dịch Vĩnh Yên, Phòng giao dịch Nam Vĩnh Yên và 07 phòng giao dịch trực thuộc 06 chi nhánh huyện thị. Các đơn vị trực thuộc có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và được Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc quản lý trực tiếp.
2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
Trong thời gian qua, trước bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, khéo léo và nhất quán; các chính sách kinh tế vĩ mô được kết hợp chặt chẽ đã góp phần hoàn thành toàn diện các mục tiêu, ổn định thị trường tiền tệ và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi do sự phát triển chung của kinh tế đất nước mang lại, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro như: Sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn, nhất là cạnh tranh về lãi suất đối với các NHTM cổ phần; một số cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động tín dụng khi triển khai chi nhánh còn gặp nhiều vướng mắc; khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ; cơ sở vật chất và kỹ thuật vẫn chưa thực sự đồng bộ so với quy mô hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Mặc dù gặp nhiều thử thách nhưng nhờ tận dụng những thuận lợi và cơ hội mà Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019, hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: [20], [21], [22], [23])
Từ đầu năm 2018, sau khi tách 3 chi nhánh huyện trực thuộc quy mô nguồn vốn giảm 2.406 tỷ đồng tương đương với tỉ lệ giảm 26,01%, dư nợ giảm 1.616 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ giảm 17,73% so với năm 2017. Mặc dù bị giảm quy mô
nhưng Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã lấy lại đà tăng trưởng, đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn tăng 18,4% so với năm 2018, dư nợ tăng 11,88%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ mức 0,93% xuống còn 0,56%, thu dịch vụ tăng 33,17% và lợi nhuận khoán tài chính tăng 4,41%. Tuy các chỉ tiêu kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc vẫn tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với giai đoạn 2015 - 2017 một phần nguyên nhân là do giảm quy mô kinh doanh vào đầu năm 2018. Việc tách chi nhánh cũng dẫn tới mất cân đối giữa nguồn vốn và cho vay khi mà tổng nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của chi nhánh, vì vậy để đáp ứng nhu cầu trên Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc phải nhận thêm vốn điều chuyển từ trụ sở chính đây là nguồn vốn chỉ tồn tại ở chi nhánh NHTM và có lãi suất cao hơn vốn huy động.
Để đạt được những kết quả kinh doanh như trên, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai đồng bộ các biện pháp cụ thể cho từng hoạt động kinh doanh của mình như: Giao và điều hành kế hoạch kinh doanh linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của chi nhánh về nguồn vốn cho vay; điều hành lãi suất cho vay phù hợp, đảm bảo cạnh tranh trên địa bàn, tăng hiệu quả kinh doanh; liên tục khai thác và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn; triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, các sản phẩm tín dụng mới nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí cho vay; tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh và các chương trình, các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống dân cư; đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, ưu tiên mở rộng triển khai các sản phẩm đặc thù, thế mạnh của Agribank.
2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC
2.2.1. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1.1. Chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh
40
doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 của Chủ tích HĐTV Agribank).
Chính sách cấp tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc được tuân thủ theo chính sách chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Hiện tại, định hướng đối với việc phát triển đối tượng khách hàng DNVVN tại Chi nhánh như sau:
* Chính sách về đối tượng khách hàng:
- Ngành nghề kinh doanh: Ưu tiên đối với các DNNVV hoạt động 1 ngành nghề hoặc hoạt động nhiều ngành nghề trong đó có ngành nghề kinh doanh chính. Doanh nghiệp phải kinh doanh ngành nghề chính liên tục trong hơn 2 năm. Các thành viên tham gia quản trị điều hành cũng cần có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm. Đối với các trường hợp còn lại thuộc đối tượng hạn chế cho vay, kiểm soát đặc biệt hoặc không cho vay.
- Lịch sử tín dụng:
Đối với các khách hàng mới, ưu tiên các khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có nợ nhóm 2 trở lên tại các TCTD khác. Đối với các khách hàng cũ, ưu tiên khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có nợ nhóm 2 trở lên do xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank, không có nợ quá hạn quá 15 ngày tại Agribank trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 3-5 trong 2 năm gần nhất tính tới thời điểm xét duyệt. Các trường hợp còn lại thuộc đối tượng hạn chế cho vay, kiểm soát đặc biệt hoặc không cho vay.
- Địa điểm kinh doanh:
Địa điểm sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp phải cùng địa bàn hoạt động của Agribank Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Phúc nơi cho vay hoặc cách tối đa 50km (đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ), 100 km (đối với doanh nghiệp có quy mô vừa).
- Nguồn trả nợ:
Toàn bộ nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DNNVV (không bao gồm thu nhập từ hoạt động từ hoạt động đầu tư tài chính và thu nhập bất
TT Tên sản phẩm
1 Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ (từng lần) 2 Cho vay uu đãi xuất khẩu
3 Cho vay duới hình thức thấu chi tài khoản
thường). Hoặc có một phần nguồn trả nợ là thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính (<30%) nhưng không bao gồm thu nhập bất thường.
* Chính sách về mức cho vay:
Mức cho vay sẽ được xác định căn cứ tùy vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, tình hình tài chính cũng như của DNNVV cũng như tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.
* Chính sách về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo:
Quy định về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo đối với DNVVN được tuân theo quy định chung của Agribank từng thời kỳ.