Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Đề tài "Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010" docx (Trang 31 - 33)

Hàn Quốc là con rồng châu Á đã đạt được những thành tựu huyên diệu trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa. Cơ cấu kinh tế của Hàn huyền diệuQuốc năm 1966 là nông nghiệp 34,9%; công nghiệp là 25,6%; dịch vụ 39,5%, đến năm 1980 con số này là 16,0%; 41% và 43%. Trong các năm 1960-1970 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc thuộc loại cao nhất thế giới, GNP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng trung bình 6,7% một năm và vào năm 1990 đã đạt 2.370 đơ la Mỹ/người. Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã đặt ra nhiệm vụ lớn cho chính phủ Hàn Quốc là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Có thể nói Hàn Quốc là nước thành cơng trong kết hợp được hài hịa giữa chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chính sách phát triển nguồn nhân lực. Cơng trình nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1993) đã nhấn mạnh đến thành tựu đào tạo nguồn nhân lực của Hàn Quốc, trong đó có vai trị to lớn của tập trung đầu tư cho giáo dục, đảm bảo cho mọi người dân được giáo dục, đào tạo với quy mô lớn, ở tất cả các ngành lĩnh vực của nền kinh tế. Tỷ lệ đăng ký đi học theo nhóm tuổi tương ứng của Hàn Quốc năm 1971 tiểu học là 103%, năm 1992 là 105%; trung học năm 1970 là 42%; năm 1992 là 90%; đại học năm 1980 là 16%; năm 1992 là 42%. Hệ thống giáo dục đào tạo luôn mở ra cơ hội cho người lao động nông thôn theo

học các trường, lớp đào tạo CMKT theo nhu cầu của bản thân để tìm kiếm việc làm phù hợp trên thị trường lao động.

Trong những năm đầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa, chính phủ Hàn Quốc phát triển hệ thống đào tạo, thu hút lao động vào đào tạo các ngành nghề hàm lượng lao động cao như ngành dệt, may, giầy da, đồ chơi, công nghiệp chế biến, nhà hàng… (cuối những năm 1960). Các thời kỳ sau, công nghiệp phát triển mạnh mẽ, lao động được đào tạo với quy mơ lớn trong các lĩnh vực sắt thép, hóa chất, đóng tàu, xây dựng cơng nghiệp, xây dựng dân dụng, xe lửa, điện tử, viễn thơng, máy tính và chất bán dẫn… Sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp xuất khẩu, dịch vụ đã giải quyết được việc làm cho lao động nơng thơn mất việc làm trong q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; trong lực lượng lao động, lao động nông nghiệp đã giảm từ 74,1% năm 1950 xuống còn 38,6% năm 1980. Đời sống dân cư và người lao động không ngừng được nâng cao nhờ tăng nhanh lao động kỹ năng và việc làm có năng suất lao động cao hơn nhiều.

Chính phủ Hàn Quốc có chính sách khuyến khích các cơng ty tham gia đào tạo nghề, hướng dẫn thực tập nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt là cho lao động nông thôn theo học nghề ban đầu, để đảm bảo cung ứng cho nhu cầu của các ngành cơng nghiệp có tốc độ phát triển nhanh. Chính phủ quy định các cơng ty sử dụng hơn 150 công nhân hàng năm phải tham gia đào tạo nghề cho người lao động trong vùng, chú trọng đào tạo lao động từ nông thôn. Các kế hoạch đào tạo phải được đệ trình hàng năm lên Bộ Lao động, nếu cơng ty nào khơng thực hiện thì phải nộp khoản thuế từ 0,25% đến 0,67% quỹ lương. Trên thực tế một số công ty không muốn đào tạo mà thay vào đó là nộp thuế để khỏi phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề. Chính phủ sử dụng khoản thuế này vào mục đích hỗ trợ đào tạo cho lao động nơng thôn và hỗ trợ đào tạo đối với các ngành thiếu hút lao động kỹ năng, đang cần đào tạo khẩn cấp cho nhu cầu áp dụng công nghệ mới, mở rộng quy mơ hoạt động.

Chính phủ cũng khuyến khích phát triển hình thức tín dụng, giảm thuế và trợ cấp, nhằm tạo điều kiện cho lao động nghèo, lao động nơng thơn có thể tham gia các khóa đào tạo, học nghề, học đại học.

Trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hướng vào phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức và cơng nghệ cao hơn. Hàn Quốc đã có chính sách tăng cường quy mơ và chất lượng giáo dục trung học phổ thông kể cả ở nông thôn, để đảm bảo cơ sở cho đào tạo nhân lực trình độ cao, đáp ứng giai đoạn phát triển của các ngành kinh tế. Trong đó, đặc biệt là nhân lực trong ngành công nghệ thông tin, dược phẩm, chế tạo ô tô, điện tử cao cấp, viễn thơng, chế tạo máy móc chính xác, tự động hóa, cơng nghệ sinh học…

Một phần của tài liệu Đề tài "Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010" docx (Trang 31 - 33)