Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đề tài "Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010" docx (Trang 25 - 28)

Trung Quốc là một nước thực hiện hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa khá thành cơng trong hơn hai thập kỷ qua, các năm 1995-2000 có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 7,9-10%/năm. Dân số Trung Quốc với trên 1.271,9 triệu người (2001), hàng năm có khoảng 11 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động, (trong đó nơng thơn 6-7 triệu người). Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng tại nhiều vùng nơng thơn, diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp đã dẫn tới có khoảng 100-120 triệu lao động nơng thơn khơng có việc làm và thiếu việc làm ở mức nghiêm trọng. Dịng lao động nơng thôn nhập cư vào các thành phố rất lớn trong các năm đầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề giải quyết việc làm ở các thành phố trở nên gay gắt. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn để tạo việc làm cho lao động nông thôn ngay tại địa phương- nhất là các vùng ngoại thành, đơ thị hóa nhanh. Các kinh nghiệm chính của Trung Quốc trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là:

- Đào tạo nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp hương trấn, để thực hiện phương châm "ly nông bất ly hương". Các doanh nghiệp hương trấn đã có sự phát triển rất mạnh mẽ, từ 1978-1991 số doanh nghiệp hương trấn công nghiệp Trung Quốc đã tăng từ 1,5 triệu doanh nghiệp lên 18,5 triệu doanh nghiệp thu hút 92 triệu lao động, bằng 13,8% lực lượng lao động nông thôn.

Đặc điểm sử dụng lao động của các doanh nghiệp hương trấn là lấy hiệu quả làm đầu, tự chủ sản xuất kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường, rất coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù là nước đông dân, nhưng Trung Quốc rất chú trọng giáo dục phổ thông, năm 2000 tỷ lệ biết đọc, biết viết của những người 15 tuổi trở lên là 92% (nữ 76%). Do đó, phát triển doanh nghiệp hương trấn có thuận lợi là nguồn nhân lực ở nơng thơn có trình độ văn hóa khá cao có thể tham gia đào tạo CMKT. Chính phủ có chính sách hỗ trợ, phát triển hệ thống các lớp, cơ sở dạy nghề ở các vùng nông thôn nhằm đáp ứng cho phát triển doanh nghiệp hương trấn. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp hương trấn mở các lớp dạy nghề bên cạnh doanh nghiệp để đào tạo lao động CMKT. Doanh nghiệp hương trấn đã sử dụng những người lao động nơng thơn có CMKT, dám nghĩ, dám làm, trưởng thành

từ thực tiễn để đào tạo tay nghề cho những người vừa tốt nghiệp các cấp phổ thơng trung học. Tuy nhiên, khó khăn của các doanh nghiệp hương trấn là thiếu lao động CMKT trình độ cao (một cuộc điều tra cho thấy có 75% doanh nghiệp, HTX, 60% doanh nghiệp tư nhân ở Triết Giang thiếu lao động CMKT cao) để có thể nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo ở nông thôn chưa cung ứng được đầy đủ lao động CMKT cao cho các doanh nghiệp hương trấn. - Chính phủ có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạy nghề, tích cực đào tạo nhân lực CMKT cho các khu vực đơ thị hóa nhanh như Thẩm Quyến, ngoại thành Bắc Kinh, Thượng Hải… để tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp FDI, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các cụm kinh tế mở… Các thành phố mới phát triển của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao (30-35%/năm) nên thu hút một lượng lao động nông thôn rất lớn vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, nguồn lao động nơng thơn dồi dào, có trình độ văn hóa khá cao. Vì vậy, đào tạo lao động cho nông thôn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các vùng đơ thị hóa nhanh, ngành mới phát triển mạnh như điện tử, công nghiệp lắp ráp, chế tạo, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, ngành sắt thép… được Chính phủ và chính quyền các địa phương rất quan tâm.

Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hương trấn tại Trung Quốc Năm Số DN công nghiệphương trấn Giá trị sản lượng(triệu NDT)

Số lao động được giải quyết việc làm

(nghìn người)

1980 1.425 66.950 29.997

1985 12.225 272.839 69.790

1990 18.504 958.110 92.648

Nguồn: Việc làm nông thôn, thực trạng và giải pháp, Viện NCQLKTTW, 2001

- So với các nước khác, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Trung Quốc đã thực hiện chính sách kiểm sốt được ở mức độ nhất định dòng di chuyển lao động đến các thành phố lớn. Tuy nhiên, hạn chế của chính sách này là làm giảm khả năng cạnh tranh lao động trên phạm vi lớn của thị trường lao động, bao gồm cả thành thị và nơng thơn. Do đó, ở mức độ nhất định đã làm giảm tính kích thích lao động nơng thôn tham gia đào tạo, học nghề. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Trung Quốc có chính sách phát triển các đơ thị loại vừa và nhỏ ở nông thôn để phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy đào tạo, dạy nghề cho lao động trong q trình đơ thị hóa. Ngồi ra, chính phủ cịn có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nơng thơn hợp tác với các doanh nghiệp Nhà nước để đào tạo lao động CMKT đáp ứng nhu cầu đổi mới lao động trong các trường hợp tiếp nhận công nghệ sản xuất mới.

Một phần của tài liệu Đề tài "Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010" docx (Trang 25 - 28)