Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đề tài "Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010" docx (Trang 28 - 31)

Nhật Bản là một nước có q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa diễn ra khá mạnh từ các năm cuối của thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai mở cửa liên kết vào nền kinh tế thế giới, du nhập công nghệ tri thức từ Phương Tây và với tinh thần học tập của người Nhật, nước Nhật đã nhanh chóng trở thành một nước cơng nghiệp phát triển thuộc loại bậc nhất thế giới. Trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, nước Nhật rất coi trọng phát triển, giáo dục và đào tạo nhân lực cho nông thôn. Hệ thống giáo dục phổ cập

tiểu học, giáo dục trung học được Chính phủ đặc biệt quan tâm trong chính sách phát triển, làm nền móng cho đào tạo nguồn nhân lực. Tỷ lệ đến trường so với nhóm tuổi, trung học 66% vào năm 1950 và 93% vào năm 1980; con số này ở đại học là 6% và 31%.

Thời kỳ đầu cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất gia đình, nhà bn bán ở các thị trấn và ở nông thôn Nhật Bản có vai trị quan trọng trong dạy nghề bậc thấp cho lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Lao động lành nghề được đào tạo tại các nhà máy có quy mơ lớn, khi ra trường được các doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng vào làm việc.

Đặc điểm nổi bật nhất của đào tạo, dạy nghề của Nhật Bản là chính phủ khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo nghề tại công ty. Trong ba hình thức cơ bản để đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đào tạo tại trường, đào tạo tại công ty, đào tạo kết hợp tại trường và công ty, thì thành cơng hơn cả tại Nhật Bản là hình thức đào tạo tại cơng ty. Sự phát triển của hình thức đào tạo này thường bắt nguồn từ truyền thống đào tạo, dạy nghề, văn hóa và hệ thống quản lý trước đây của người Nhật Bản. Hơn nữa, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại công ty, tạo điều kiện cho người lao động học được các kiến thức, kỹ năng phù hợp với công nghệ sử dụng, sát với yêu cầu, nhu cầu sử dụng của các cơng ty. Chính phủ khuyến khích hình thức đào tạo này vì ngồi yếu tố chất lượng đào tạo, đáp ứng thị trường lao động, đào tạo nghề tại cơng ty cịn tiết kiệm được đầu tư cho chính phủ. Nhiều cơng ty lớn của Nhật Bản đã đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao, bao gồm đào tạo cả trình độ bậc thấp, công nhân lành nghề và lành nghề cao đáp ứng cho thị trường lao động thành phố và thị trường các vùng nông thôn.

Đào tạo nghề tại công ty có vai trị rất lớn đối với lao động nơng thơn Nhật Bản trong q trình chuyển sang cơng nghiệp hiện đại. Đa số lao động nông thôn sau khi tốt nghiệp phổ thông được đào tạo đại học và học nghề. Số học sinh nông thôn học nghề bao gồm những người sau tốt nghiệp phổ thông

được các công ty thuê vào làm việc, được công ty lên danh sách và cho tham gia trực tiếp vào các khóa đào tạo do chính cơng ty tổ chức. Trong đào tạo tại cơng ty các nội dung chính được đặt ra là:

• Đào tạo về truyền thống hoạt động kinh doanh, truyền thống văn hóa của công ty, các giá trị công việc và thái độ làm việc, các quyền, lợi ích, trách nhiệm của nhân viên; tăng cường niềm tin và lòng tự hào của người tham gia đào tạo đối với cơng ty.

• Đào tạo các kiến thức lý thuyết chung liên quan tới công nghệ sản xuất của các nghề đào tạo, chú trọng cập nhật các kiến thức về máy móc thiết bị mới đang sử dụng và sẽ được công ty đổi mới trong tương lai. Các tài liệu đào tạo do các trung tâm, cơ sở đào tạo của công ty chuẩn bị, hoặc do những người hướng dẫn, kèm cặp đào tạo của cơng ty soạn ra.

• Chương trình thực hành trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn đặc biệt được chú trọng, chương trình học kiến thức thực hành được thực hiện thơng qua chỉ dẫn trong q trình sản xuất của cơng ty, phát hành các cuốn cẩm nang tự học cho học viên, tăng thời lượng các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí làm việc và tự học.

Một điều cần chú ý là hệ thống giáo dục phổ thông của Nhật Bản rất hiệu quả, giáo dục khá tồn diện, nên chất lượng học sinh nơng thơn tốt nghiệp phổ thơng khơng có khoảng cách lớn so với học sinh thành phố. Đây là cơ sở rất quan trọng để đào tạo được đội ngũ lao động CMKT lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của các cơng ty.

Ngồi đào tạo nghề, để đáp ứng nhu cầu phát triển nền công nghiệp hiện đại và phát triển nơng thơn, Nhật Bản cịn rất chú trọng đào tạo lao động trình độ đại học của khu vực nơng thơn. Đến nay, Nhật Bản có nền giáo dục đại học rất phát triển với 460 trường đại học và 1,8 triệu sinh viên. Trước năm 1950, học sinh nông thôn theo học đại học chiếm tỷ lệ thấp, đến năm 1980 tỷ lệ học sinh đến trường đại học so với nhóm tuổi là 31% và hiện nay có gần 50% học sinh nơng thơn tốt nghiệp phổ thơng trung học theo học các

chương trình đại học. Các trường đại học của Nhật Bản thường được trang bị hiện đại, kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, cập nhật được các tri thức mới của thế giới và trong nước nhờ CNTT phát triển mạnh nên chất lượng đào tạo lao động trình độ đại học nói chung và cho nơng thơn nói riêng rất cao. Để tạo điều kiện cho học sinh nông thơn học đại học, chính phủ khuyến khích phát triển hệ thống các chương trình giảng dạy đại học qua truyền hình, có khích lệ q trình tự học và một số trường tiến hành tuyển sinh thơng qua bảng điểm của q trình học và thư giới thiệu.

Một phần của tài liệu Đề tài "Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010" docx (Trang 28 - 31)