Nâng cao năng lực hoạt động và lành mạnh hóa hệ thống tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu 129 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 118 - 119)

Để góp phần nâng cao hiệu quả của CSTT, một giải pháp cần quan tâm là phải tăng cường năng lực quản lý - sử dụng vốn, năng lực kinh doanh và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro của các TCTD - kênh chuyển tải chủ yếu những tác động của CSTT. Để đảm bảo một hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, có khả năng chuyển tải các tác động của NHNN tới nền kinh tế, một số vấn đề cần tập trung là:

Thứ nhất, giám sát chặt chẽ và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động đã quy định bao gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn mua cổ phần.

Thứ hai, trước thực trạng một số TCTD hiện nay hoạt động yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống thì việc phải thực hiện cấu trúc lại hệ thống TCTD là vấn đề cấp bách, nhưng việc tái cấu trúc cần phải được tính toán thật kỹ vì bất cứ sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của hệ thống TCTD, cụ thể là hệ thống ngân hàng cũng sẽ có ảnh hưởng ngay đến sự ổn định của nền kinh tế. Không những thế, trình độ và năng lực tài chính, năng lực công nghệ cũng như quy mô phát triển của các TCTD là rất khác nhau. Bởi vậy, quá trình cơ cấu lại để lành mạnh hóa hệ thống TCTD, hệ thống ngân hàng cần phải được tính toán kỹ càng, có lộ trình từng bước và phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các giải pháp có thể thực hiện là hợp nhất, sáp nhập, mua lại trên nguyên tắc tự nguyện nhưng có định hướng của NHNN, theo phương châm tận

98

dụng lực lượng sẵn có trong hệ thống, dùng các TCTD có quy mô lớn hơn và tình hình tài chính tốt hơn để tham gia vào tái cấu trúc các tổ chức nhỏ hơn. Tuy nhiên, các giải pháp trước mắt cần thực hiện là tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức hiện tại của các NHTM mà cụ thể là thu hẹp phạm vi hoạt động của một số ngân hàng nhỏ nhưng năng lực tài chính yếu, thiếu thanh khoản thường xuyên; tăng cường công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý, trình độ kinh doanh đảm bảo mức độ chuyên sâu về nghiệp vụ của từng ngân hàng; xây dựng và áp dụng các biện pháp, các sản phẩm đảm bảo an toàn, tăng tính thanh khoản và phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu 129 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w