BIDV Thăng Long đang áp dụng mô hình quản lý tín dụng tại chi nhánh được tổ chức như sau:
(Nguồn: Phòng TCHC- BIDV Thăng Long)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long
Trong đó, vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng được quy định như sau:
- Các phòng quản lý khách hàng
BIDV chi nhánh Thăng Long phân chia các phòng QLKH dựa trên phân loại khách hàng theo đối tượng khách hàng: Phòng QLKH Doanh nghiệp và phòng QLKH Cá nhân.
Phòng quảnlý khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ tín dụng, thẩm định tín dụng, lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cho trưởng phòng QLKH hoặc Giám đốc phê duyệt ký kiểm soát, giải ngân, thu nợ. Sau khi báo cáo đề xuất tín dụng được phê duyệt, phòng QLKH tiến hành chuyển toàn bộ hồ sơ tín dụng cho phòng QLRR để thầm định rủi ro. Với việc một cán bộ quản lý khách hàng hầu như phụ trách tất cả các khâu của một khoản vay như vậy có ưu điểm là cán bộ có thể kiểm soát chặt chẽ khách hàng, và phải chịu trách nhiệm đối với mỗi khoản vay của mình.
- Phòng Quản trị tín dụng
Phòng QTTD tiếp nhận hồ sơ từ phòng QLKH gửi đến, tiến hành lưu trữ
và nhập thông tin vào hệ thống để quản lý. Sau đó, thực hiện giám sát các khoản
nợ, tình hình trả nợ của khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho phòng QLKH hay thông báo yêu cầu phòng QLKH thực hiện kiểm tra, rà soát lại khoản cho vay. Đồng thời, thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng QLKH và gửi kết quả sang phòng QLRR.
- Phòng Quản lý rủi ro
Phòng QLRR độc lập với các phòng nghiệp vụ tín dụng và có những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất tín dụng một cách độc lập.
- Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phối hợp với phòng QLKH và phòng QTTD trong việc phát hiện các
lý rủi ro.
- Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, và các quy định và chính sách
của BIDV
trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện các sai
phạm, sai
lệch trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh. - Định kỳ kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng của chi nhánh.
- Đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định và thủ tục lên hội sở chính.
Như vậy, có thể thấy, bộ máy tổ chức và mô hình quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Thăng Long được thực hiện bằng việc kết hợp các phòng ban trong quy trình tín dụng, đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng. Việc xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng như trên giúp phân tách trách nhiệm giữa các phòng theo những nhiệm vụ cụ thể riêng đồng thời nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro tín dụng của mỗi phòng ban, mỗi nhân viên đã tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu được rủi ro tín dụng của chi nhánh.