NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BID

Một phần của tài liệu 1370 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99)

3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDVTHĂNG LONG THĂNG LONG

3.1.1. Những định hướng phát triển chung tại BIDV Thăng Long

Trong giai đoạn 5 năm từ 2018-2023, định hướng của chi nhánh là tiếp tục phát huy những kết quả đạt đươc trong tăng trưởng huy động vốn, tăng trưởng trong hoạt động tín dụng và việc cung cấp các dịch vụ khác của Ngân hàng THMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long.

V về nguồn vốn:

Tiếp tục xác định công tác HĐV là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh, tập trung nguồn lực nhằm tăng trưởng và phát triển khách hàng nguồn vốn, nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo hướng tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn. Gia tăng HĐV dân cư nhằm phát triển nền vốn của Chi nhánh theo hướng ổn định, bền vững. Chủ động trong tiếp thị, chăm sóc KH lớn nhằm duy trì sự ổn định và phát triển nguồn tiền gửi.

V về hoạt động tín dụng:

Công tác tín dụng phải được đặt lên hàng đầu, gắn tăng trưởng tín dụng với việc đảm bảo chất lượng, kiểm soát rủi ro, an toàn và gắn với nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ khác như nguồn vốn, dịch vụ.... Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, ưu tiên tín dụng ngắn hạn (VNĐ) đối với các khách hàng tốt nhằm tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng, gia tăng hiệu quả hoạt động cho Chi nhánh. Đẩy mạnh triển khai các gói/chương trình tín dụng ngắn hạn mang lại hiệu

quả tốt đồng thời gắn đánh giá về hiệu quả tổng thể mang lại; tập trung uu tiên tài trợ cho các hoạt động xuất khẩu ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của các năm.

S Hoạt động dịch vụ:

Đẩy mạnh thu DVR, KDNT&PS góp phần gia tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi/tổng thu nhập. Các phòng tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, khai thác kênh ngân hàng điện tử để tối uu hóa chi phí; có rà soát đánh giá, đo luờng hiệu quả của từng sản phẩm để có kế hoạch phát triển cụ thể theo định kỳ hàng quý.

3.1.2. Định hướng công tác quản lý tín dụng tại BIDV Thăng Long

Tiếp tục hoàn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng. Xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tốt phù hợp mới mô truờng kinh doanh hiện tại. Chiến luợc rủi ro xác định rõ mức độ chấp nhận rủi ro chung và mức độ chấp nhận rủi ro tín udngj nói riêng. Khung quản lý rủi ro tín dụng với chiến luợc phát triển tín dụng chung, những chính sách cấp tín dụng cơ bản.

Xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý. Trong đó, xây dựng nhung tiêu chi cấp tín dụng, cơ chế phân cấp thẩm quyền phù hợp, phản ánh khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Nâng cao chất luợng công tác giám sát, kiểm soát tín dụng. Điều này thể hiện ở việc đánh giá các thuớc đo rủi ro, chất luợng quản lý rủi ro, mức độ đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định, hạn mức tín dụng. Công việc này cần đuợc thực hiện thuờng xuyên, liên tục bởi cả bộ phẩn quản lý rủi ro và các bộ phận khác tại chi nhánh

Tập trung thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh năm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

Tại BIDV Thăng Long đã xác định hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu. Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng cần đuợc quan tâm, đầu tu và phát triển bởi đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của chi nhánh. Sự phát triển và tính hiệu quả của hoạt động này một mặt ảnh huởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh, một mặt ảnh huởng tới chất luợng tài sản của chi nhánh và từ đó tạo nên niềm tin của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. Nhận thức rõ đuợc điều đó, chi nhánh đã định huớng phát triển hoạt động tín dụng mở rộng về cả quy mô và nâng cao cả về chất luợng. Để đạt đuợc mục tiêu này chi nhánh cần có những định huớng rõ ràng:

V Về khách hàng:

Mở rộng các đối tuợng khách hàng đặc biệt là đối với các khách hàng có nhu cầu tín dụng ngắn hạn (bằng VNĐ) nhằm mở rộng quy mô. Mặt khác tiếp tục thực hiện nâng cao chất luợng danh mục tín dụng bằng cách tìm kiếm các khách hàng tốt, thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo huớng tìm kiếm các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tốt, có uy tín. Tập trung giảm bớt các đối tuợng khách hàng là doanh nghiệp nhà nuớc có kết quả kinh doanh yếu kém, tình hình tài chính kém minh bạch.

V Về chính sách tín dụng:

Tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng đảm bảo hiệu quả, giảm bớt sự cồng kềnh chậm trễ nhung cũng nâng cao chất luợng công tác thẩm định, đánh giá khoản vay. Một trong những yêu cầu trong quy trình tín dụng cần đuợc chú ý chính là nâng cao hơn nữa vai trò của Phòng quản lý rủi ro, với nhiệm vụ cơ bản là đảm nhiệm việc quản lý rủi ro tín dụng cho các khoản tín dụng. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng cần có sự chủ động hơn nữa đặc biệt cần tập trung vào đánh giá rủi ro của các khoản tín dụng hơn nữa thay vì chỉ có tính kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ tín dụng nhu hiện nay.

S Về tài sản đảm bảo:

Chi nhánh cần tập trung, khuyến khích các khoản vay có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo ở đây có thể là tài sản bằng động sản và bất động sản hiện thuộc sở hữu của khách hàng và các tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay của khách hàng. Mặc dù mỗi loại tài sản có thời điểm phát sinh và những đặc tính cũng như mức độ rủi ro là khách nhau song tựu chung lại chúng đều là các nguồn hữu hiệu hỗ trợ giúp ngân hàng hạn chế bớt mất mát khi có tổn thất xảy ra.Vì thế, việc khoản vay có tài sản đảm bảo, đặc biệt tài sản đảm được đánh gí kỹ lưỡng về sự phù hợp về giá trị, tính phù hợp về pháp lý... là những yếu tố cần được chú trọng hơn nữa trong khi cấp vốn vay cho khách hàng.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI BIDV THĂNG LONG TẠI BIDV THĂNG LONG

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin khách hàng phục vụ việcphân tích, đánh giá, nhận dạng, theo dõi và phòng ngừa rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá, nhận dạng, theo dõi và phòng ngừa rủi ro tín dụng

Xuất phát từ nguyên nhân dẫn tới hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long trong thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn là do thông tin về khách hàng chưa đầy đủ, hoàn thiện; nguồn thông tin cung cấp mới chủ yếu tập trung từ nguồn thông tin nội bộ và nguồn thông tin tra cứu CIC. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin khách hàng trở thành yêu cầu cần thiết giúp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long. Giải pháp hoàn thiện được đưa ra là BIDV Thăng Long cần nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của của cán bộ; gia tăng nguồn thông tin cung cấp về khách hàng và đồng bộ thông tin khách hàng trong toàn bộ chi nhánh:

- Nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của của cán bộ: xuất phát từ yêu cầu nguồn thông tin phục vụ hoạt động phân tích, thẩm định, xem xét cho vay với khách hàng cần đảm bảo chính xác, đầy đủ và kịp thời chỉ như vậy ngân hàng mới đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Do đó, BIDV Thăng

Long cần thường xuyên đốc thúc cán bộ quản lý khách hàng thường xuyên phỏng vấn khách hàng để tăng thông tin, cập nhật thông tin về khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh cần nâng cao khả năng phân tích về khách hàng và sự nhạy bén, phán đoán chính xác trong khi trao đổi với khách hàng để xác định được tính trung thực của các thông tin cũng như các tài liệu khách hàng cung cấp. Để thực hiện điều này, thì chi nhánh cần thường xuyên thực hiện các buổi thảo luận trao đổi kinh nghiệm, các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng phân tích khách hàng. Qua đó, giúp cán bộ quản lý khách hàng nâng cao kỹ năng , khả năng phân tích về tư cách người vay, tình hình nhân sự, người lãnh đạo của doanh nghiệp.

- Gia tăng nguồn cung cấp thông tin khách hàng: Điều này là một yêu cầu hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, phân tích khách hàng tịa BIDV Thăng Long. Chi nhánh có thể mở rộng thêm các kênh cung cấp bên cạnh các thông tin truyền thống từ tra cứu CIC và lịch sử tín dụng cũ của khách hàng tại chi nhánh, một vài kênh cung cấp thông tin BIDV Thăng Long có thểm xem xét tiếp cận như:

+ Hội sở chính BIDV: BIDV Thăng Long cần chủ động, thường xuyên làm việc với hội sở chính để cập nhật các thông tin khách hàng mới. Hiện tại, việc tiếp nhận thông tin từ Hội sở chính BIDV phần lớn mang tính một chiều cung cấp định kỳ từ Hội sở chính. Vì vậy, chi nhánh cần chủ động liên hệ với Hội sở chính hơn nữa để cập nhật thông tin về khách hàng qua các Phòng, Ban đầu mối như Ban quản lý rủi ro tín dụng, Ban khách hàng doanh nghiệp lớn, Ban khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ban khách hàng doanh nghiệp nước ngoài... Qua đó thông tin khách hàng sẽ cập nhật và chính xác hơn. Đặc biệt là với các khách hàng có dư nợ tại nhiều chi nhánh khác nhau hay khách hàng liên quan có dư nợ tại chi nhánh khác. Thông tin cung cấp từ hội sở chính sẽ mang tính chất tổng hợp, thống nhất và chính xác hơn. Thông qua

các thông tin được Hội sở chính cung cấp, chi nhánh có thể đánh giá toàn diện về quan hệ tín dụng của khách hàng đối với không chỉ chi nhánh mà toàn hệ thống BIDV. Ngoài ra, các thông tin từ các khách hàng thuộc nhóm khách hàng có liên quan thu thập được cũng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt những cá nhân nắm giữ các vai trò chủ chốt tại doanh nghiệp như người điều hành, cổ đông nắm quyền biểu quyết chi phối doanh nghiệp hay thậm chí công ty con, công ty mẹ, công ty liên danh liên kết...

+ Thông tin từ tổng cục thuế: Ngoài ra, chi nhánh có thể liên hệ với tổng cục thuế để có thể tiếp cận danh sách và tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp, đây là một nguồn thông tin hữu ích đánh giá tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như tình trạng quan hệ với các cơ quan nhà nước của doanh nghiệp có tốt không. Đây là một trong những thông tin quan trọng đánh giá tình trạng quan hệ của khách hàng với cơ quan pháp lý, quản lý nhà nước. Khi phát hiện khách hàng có những dấu hiện hay ở trong tình trạng nợ thuế, trốn thuế cán bộ quản lý khách hàng cần thận trọng xem xét, đánh giá lại về khách hàng. Trước tiên là trên phương diện tư cách pháp lý, khách hàng có bị kiểm soát, cưỡng chế thuế hay hạn chế hoạt động do nợ thuế, trốn thuế hay không. Ngoài ra, một doanh nghiệp thiếu thiện chí thậm chí trốn thuế cũng sẽ có thể là một doanh nghiệp thiếu thiện chí trả nợ vay đối với ngân hàng. Vì vậy, nguồn thông tin này sẽ là một nguồn thông tin hết sức hữu ích trong việc đánh giá, thẩm định khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng đăng ký kinh doanh trên các địa bàn: Xuất phát từ thực trạng với các khách hàng mới các kênh cung cấp thông tin truyền thống như CIC hay thông tin hiện có tại chi nhánh thường ít thậm chí là không tồn tại. Chi nhánh cần tìm kiếm các nguồn thông tin khác hỗ trợ công tác đánh giá, xem xét, thẩm định khách hàng đặc biệt là khách hàng mới. Một kênh thông tin chi nhánh có thể tiếp cận từ phòng đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố,

quận huyện gần khu vực trụ sở chi nhánh; với thông tin từ các báo cáo thông tin doanh nghiệp mới thành lập. Đây sẽ là kênh cung cấp thông tin hữu hiệu để cập nhật thông tin khách hàng mới tại chi nhánh. Kênh thông tin này hiện nay, chi nhánh hoàn toàn có thể cập nhật đuợc thông qua trang thông tin điện tử và các kênh thông tin truyền thông.

+ Các phuơng tiện thông tin đại chúng nhu internet, báo, đài... : Các kênh thông tin khác này có thể không đuợc nhìn nhận là tài liệu chính thống đuợc sử dụng trong quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay các phuơng tiện thông tin đại chúng nhu internet, báo, đài. trở nên rất phổ biến. Khối luợng thông tin cung cấp từ các nguồn này là rất lớn cũng nhu việc tiếp cận các nguồn thông tin này ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Đây là kênh dễ tiếp cận để giúp BIDV Thăng Long có nhiều thông tin tham khảo hơn trong quá trình thực hiện thẩm định, đánh giá về khách hàng. Điểm hạn chế của các nguồn thông tin này có thể là các thông tin chua đuợc kiểm chứng, chua có độ xác thực cao. Tuy nhiên, việc tham khảo các thông tin từ các nguồn, các kênh trên sẽ thêm tu liệu giúp ngân hàng đánh giá khách hàng . - Để đồng bộ thông tin khách hàng: hiện nay BIDV Thăng Long đã có

cơ sở là chuơng trình TOTAL COMMANDER. Đây là phần mềm quản lý thông tin nội bộ tập trung tại chi nhánh. Đây là điều kiện để chi nhánh gia tăng thêm một kênh luu trữ thông tin số bên cạnh luu trữ hồ sơ cứng theo tiêu chuẩn ISO nhu hiện nay.Việc đồng bộ thông tin khách hàng trên chuơng trình Total commander để các cán bộ có thể tiếp cận thông tin về khách hàng nhanh chóng và thuận tiện. Một mặt nó giúp đẩy nhanh quá trình thu thập thông tin, từ đó giúp cho các cán bộ thẩm định, đánh giá có nhiều thời gian hơn để thực hiện công việc của mình. Mặt khác, các thông tin là khách hàng là thống nhất cũng giúp chất luợng thẩm định, đánh giá khách hàng cũng đuợc nâng lên. - BIDV Thăng Long cùng cần xây dựng cơ chế hợp tác với các chuyên

gia các ngành kinh tế nhằm có được sự tư vấn để xử lý thông tin, thẩm định tốt phương án/dự án đầu tư của doanh nghiệp, nhất là những ngành phức tạp,

đòi hỏi người làm thẩm định tín dụng phải có hiểu biết, chuyên sâu về ngành

nghề đó. Điều này giúp, cán bộ thẩm định nâng cao được kiến thức, kỹ năng

thẩm định; ngoài ra đối với các trường hợp phát sinh đặc biệt, việc BIDV Thăng Long tiếp cận sự tư vấn thêm từ các chuyên gia sẽ giúp chi nhánh có thể đánh giá chuyên sâu, chính xác hơn, hạn chế được một phần rủi ro. - Quá trình chi nhánh chủ động, nỗ lực tạo được cơ sở dữ liệu tín dụng

về khách hàng của mình sẽ giúp thông tin cung cấp về khách hàng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và tin cậy hơn. Điều này sẽ tạo một nguồn thông tin xác thực, có thể nói tin cậy hàng đầu trong đánh giá về khách hàng. Đồng thời qua thời gian quan hệ tín dụng, các thông tin thu thập được từ khách hàng càng ngày càng nhiều và xác thực hơn. Như vậy, nó sẽ hỗ trợ cho những đánh giá, chấm điểm, xếp hàng tín dụng về đối tượng khách hàng duyệt cho vay càng chính xác hơn. Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng từ đó cũng được nâng lên.

3.2.2. Nâng cao chất lượng chấm điểm tín dụng khách hàng

Kết quả chấm điểm tín dụng khách hàng là cơ sở để đưa ra quyết định cho vay cũng như chính sách cho vay đối với khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV Thăng Long được áp dụng theo bộ chi tiêu xếp hạng tín

Một phần của tài liệu 1370 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99)