tự chủ một phần
Nhu đã phân tích quản lý tài chính của ĐVSNCL về bản chất chỉ tập trung vào việc lập dự toán thu, chi và việc thực hiện dự toán đã lập hơn là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Vì vậy, để đánh giá đuợc hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại một ĐVSNCL nói chung và một đơn vị KHCN nói riêng cần có các tiêu chí đánh giá về nguồn tài chính (thu), sử dụng nguồn tài chính (chi) và tình hình tự kiểm tra đánh giá hoạt động tài chính. Ngoài ra do áp dụng chính sách về tự chủ tài chính nên để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính cũng cần có chỉ tiêu về mức độ tự chủ tài chính. Cụ thể:
1.3.3.1. Chỉ tiêu định lượng
* Dự toán thu
Để đảm bảo cho hoạt động thuờng xuyên của đơn vị KHCN cần có các nguồn tài chính hợp pháp đáp ứng các hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của đơn vị. Nguồn tài chính của đơn vị đuợc xác định bằng công thức sau:
, Nguồn thu từ dự toán NSNN cấp + Nguồn thu từ hoạt động
Nguồn tài chính =
sự nghiệp + Các nguồn thu hợp pháp khác
Trong đó:
* Nguồn thu từ dự toán NSNN cấp bao gồm + Kinh phí hoạt động bộ máy
Kinh phí thuờng xuyên: Nguồn thu từ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thuờng xuyên theo chức năng, dịch vụ sự nghiệp công; Nguồn thu tử NSNN cấp để thực hiện các hoạt động bộ máy khác của đơn vị.
Kinh phí không thuờng xuyên: Nguồn thu từ NSNN cấp để thực hiện công tác mua sắm thiết bị, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn.
+ Nguồn thu từ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ không thuờng xuyên gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN; kinh phí thực hiện các chuơng trình mục
tiêu quốc gia, chuơng trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án; vốn đầu tu phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án đuợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đuợc cơ quan có thẩm quyền giao;
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Thực hiện các hợp đồng tu vấn, bản quyền, dịch vụ, sản xuất kinh doanh.
* Nguồn thu hợp pháp khác
- Nguồn thu phí đuợc để lại theo quy định;
- Vốn tài trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nuớc; - Các nguồn tài chính hợp pháp khác: thu thanh lý TSCĐ; lãi tiền gửi ngân hàng; hoạt động liên doanh, liên kết;...
Để xác định hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động quản lý nguồn thu cần thông qua các tiêu chí sau:
- Cần có kế hoạch huy động, phát triển các nguồn tài chính hàng năm. Kế hoạch này đuợc xây dựng dựa trên nhu cầu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Kết quả thực hiện dự toán thu phù hợp với kế hoạch đặt ra, điều này đảm bảo hoạt động thuờng xuyên của đơn vị, đồng thời là minh chứng cho việc xây dựng kế hoạch thu sát với thực tế. Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
Công thức:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) = Kế quả thực hiện nhiệm v thu x 100%
Dự toán thu
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch càng tăng chứng tỏ công tác xây dựng kế hoạch thu của đơn vị ngày càng hoàn thiện, kế hoạch lập ra phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế. Tuy nhiên nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tăng mạnh và gấp nhiều lần so với dự toán thì việc xây dựng kế hoạch thu chua đảm bảo bám sát vào các yếu tố khách quan nhu chua tính đến các dự án, chuơng trình mục tiêu lớn bắt đầu giai đoạn thực hiện. Nguợc lại nếu tỷ lệ này thấp có nghĩa là việc xây dựng kế hoạch thu không thực tế dẫn đến nhiều nguồn thu không thực hiện đuợc.
Tổng chi hoạt động của đơn vị được xác định bằng công thức sau:
Tổng chi = Chi thường xuyên + Chi không thường xuyên
Trong đó:
Chi thường xuyên là các nội dung chi được quy định như sau:
- Chi tiền lương cho công chức, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định, trường hợp còn thiếu được ngân sách nhà nước cấp bổ sung;
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng tài chính, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Để xác định hiệu quả quản lý tài chính trong việc sử dụng nguồn tài chính cần thông qua các tiêu chí sau:
- Công tác lập kế hoạch chi và quản lý chi được chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo quy định. Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
Công thức:
Tỷ lệ hoàn ,hành kế hoạch (%) = Kết quả thực hệ nUệm vụ chi x 100% Dự toán chi
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch càng tăng chứng tỏ công tác quản lý tài chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thông qua việc xây dựng dự toán chi của đơn vị ngày càng hoàn thiện, dự toán lập ra phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, đơn giá quy định, phù hợp với tiến độ công việc đặt ra. Đảm bảo cho việc lập chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lý và hợp lệ nên công tác giải ngân thực hiện đúng quy định và thời hạn. Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp có nghĩa là việc xây dựng dự toán không thực tế và phù hợp dẫn đến nhiều khoản chi không giải ngân được, điều này cho thấy công tác quản lý tài chính còn yếu kém, quy trình quản lý chưa phù hợp.
* Đánh giá hiệu quả dự toán thu, chi
trong việc xác định khả năng tự chủ tài chính của đơn vị. Để đánh giá việc thực hiện nguồn thu sự nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp Công thức:
Tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp (%) = ______Nguồn thu sự nghỉệp__________ x 100%
Tổng nguồn thu
Chỉ tiêu này cho biết Nguồn thu sự nghiệp chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng nguồn thu của đơn vị. Qua đó có thể biết đuợc mức độ tự chủ tài chính của đơn vị nhu
thế nào. Tỷ lệ này tăng, tức là nguồn thu sự nghiệp trong cơ cấu nguồn tài chính ngày
càng cao, dẫn đến mức độ tự chủ tài chính của đơn vị ngày càng cao. Nguợc lại nếu tỷ
lệ này giảm chứng tỏ việc quản lý tài chính tại đơn vị chua thật dự hiệu quả, dẫn đến mức độ tự chủ tài chính của đơn vị giảm và mức độ phụ thuộc vào NSNN tăng.
+ Tỷ lệ tăng nguồn thu sự nghiệp Công thức:
, Nguồn thu sự nghiệp năm (t) -
Tỷ lệ tăng nguồn thu sự nghiệp
= Nguồn thu sự nghiệp năm (t-1) x 100%
năm (t) ---,— - - -’——-— ---——
Nguồn thu sự nghiệp năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng (giảm) nguồn thu sự nghiệp so với năm (t-1). Nếu giá trị này mang giá trị (+) cho thấy tốc độ tăng nguồn thu sự nghiệp tốt và nó làm cho khả năng mở rộng tự chủ tài chính của đơn vị đi theo chiều huớng tốt và nguợc lại.
- Chỉ tiêu về: Mức độ tự chủ tài chính
ĐVSN có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thuờng xuyên: là đơn vị có nguồn thu sự nghịêp chua tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thuờng xuyên cho đơn vị. Mức kinh phí tự đảm bảo chi phí cho hoạt động thuờng xuyên của đơn vị đuợc xác định theo công thức sau (nhỏ hơn 100%):
Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động Tổng số nguồn thu sự nghiệp
ɪ ' 2
∖ ' = ___, ____ __________:_____ x 100%
thường xuyên của ĐVSN (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Trong đó tổng số thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thuờng xuyên của đơn vị tính theo dự toán thu,chi của năm đầu thời kỳ ổn định, tình hình thực hiện dự
toán thu, chi của năm trước liền kề (loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thông qua việc xác định khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, các nhà quản lý thu thập chính xác về tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị, tình hình quản lý biên chế, quỹ lương và tình hình tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị một cách rõ nét.
Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của ĐVSN càng cao thì mức độ tự chủ của đơn vị càng cao và công tác quản lý tài chính càng hiệu quả.
1.3.3.2. Chỉ tiêu định tính
* Đối với công tác lập dự toán: Các tiêu chí chủ yếu đánh giá công tác này gồm: Công tác lập dự toán đúng quy trình, nhiệm vụ được giao; Dự toán được lập đúng biểu mẫu, thời gian nộp dự toán đúng quy định; Lập dự toán thu sát tình hình thực tế hiện tại; Lập dự toán chi đúng tiêu chuẩn định mức nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ.
* Đối với công tác chấp hành dự toán thu, chi
- Các nguồn tài chính được được quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ theo quy định của pháp luật.
- Có quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị: Trong phạm vị nguồn tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trong quy chế chi tiêu nội bộ quy định rõ về mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam, theo đúng quy định của Nhà nước.
- Thực hiện thu, chi, quyết toán, hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán và nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
* Đối với công tác quyết toán thu, chi tài chính
dung được duyệt; đúng mục lục ngân sách; số liệu quyết toán được đối chiếu đầy đủ; tỷ lệ quyết toán đạt yêu cầu đề ra.
* Tự kiểm tra đánh giá hoạt động tài chính
- Hàng năm có đánh giá về hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính của đơn vị; Thực hiện đúng chế độ tự kiểm tra tài chính và công khai tài chính theo quy định của nhà nước: Đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra nội bộ; Đơn vị thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ, chính sách khi có công tác thanh, kiểm tra của cấp trên; Sổ sách rõ ràng, minh bạch, chứng từ lưu trữ gọn gàng, đầy đủ; Đội ngũ cán bộ tài chính thực hiện tốt công việc của mình không.
- Chấp hành nghiêm chế độ thanh, kiểm tra, kiểm toán tài chính của cơ quan có thẩm quyền; không vi phạm tài chính trong 3 năm gần nhất.