Từ bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về quản lý tài chính thì bài học cho Viện KHTLVN đó là:
Một là, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, luôn đảm bảo sự an toàn trong việc thu luôn đảm bảo.
Hai là, để quản lý tài chính tốt thì cần quản lý tốt nguồn tài chính của viện đặc biệt là nguồn thu sự nghiệp, đảm bảo chi tiêu đúng nguyên tắc và sử dụng các nguồn thu đúng mục đích.
Ba là, để quản lý tài chính tốt thì bài học rút ra đó là cần xây dựng bộ máy kiểm tra tài chính để thực hiện việc kiểm tra giám sát chặt chẽ mọi hoạt động tài chính của đơn vị.
Bốn là, Cần triển khai việc kiểm tra giám sát thuờng xuyên các hoạt động thu chi để có những quyết định đúng đắn nhất và kịp thời nhất trong việc quản lý hoạt động của Viện, tránh rủi ro trong hoạt động sự nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2019
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (KHTLVN) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập ngày 10 tháng 5 năm 2007, tiền thân là Học viện Thủy lợi - Điện lực. Với 60 năm xây dựng và phát triển, đồng hành qua những giai đoạn lịch sử đầy biến động, nhiều khó khăn, nhưng cũng đầy vinh quang của đất nước.
- Giai đoạn từ 1963 - 1975, chặng đường hoạt động trong hoàn cảnh chống Mỹ
Viện đã từng bước hình thành và phát triển hệ thống các phòng, ban chuyên ngành, phục vụ các nhiệm vụ nghiên cứu đa dạng trong thực tế. Đặc biệt, Viện tiến hành các nghiên cứu, thí nghiệm về hàn khẩu đê chống lụt để chủ động đối phó với thủ đoạn tội ác ném bom phá hoại đê điều mùa lũ trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc.
- Giai đoạn từ 1990 đến nay, chặng đường đổi mới cùng đất nước
Ngày 10 tháng 5 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam (KHTLVN) và được giao phó những chức năng, nhiệm vụ mới đặc biệt quan trọng, để tham gia trực tiếp và có hiệu quả vào chiến lược phát triển thủy lợi cũng như chiến lược phát triển khoa học của ngành, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, Viện KHTLVN với 1000 cán bộ, viên chức, bao gồm 2 Viện vùng, 7 Viện chuyên ngành, 3 Trung tâm, một Công ty, một Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và một phòng thí nghiệm khu vực phía Nam, với nhiều trang thiết bị thí nghiệm hiện đại đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất cho giai đọan trước mắt và tương lai lâu dài.
Viện là một trong những đơn vị đứng đầu trong KHCN về lĩnh vực chỉnh trị sông, phòng chống lũ lụt. Kết quả nghiên cứu của Viện đã cung cấp cơ sở khoa học, giải pháp kỹ thuật cho việc củng cố đê điều, phòng chống vỡ đê, xây dựng
hành lang thoát lũ, góp phần ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại qua các trận lũ lịch sử đã xảy ra. Các nghiên cứu của Viện đã được ứng dụng có hiệu quả cho trên 230 công trình chỉnh trị sông, bảo vệ bờ trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, đặc biệt là những công trình chống sạt lở trên sông Cửu Long và nhiều điểm nóng khác trên các tuyến sông biên giới... Góp phần đắc lực cho việc giữ vững an toàn đê điều phòng chống lụt, an ninh biên giới suốt từ 1971 đến nay.
- Về lĩnh vực thủy nông-cải tạo đất, Viện KHTLVN cũng là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu đề xuất các quy trình công nghệ, sơ đồ tưới tiêu, cải tạo đất, chế độ tưới tiêu cho lúa và các loại cây trồng cạn.
- Lĩnh vực KHCN xây dựng công trình thủy lợi, Viện tiến hành rất hiệu quả việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới đồng bộ, đạt tới sản phẩm cuối cùng. Chính vì vậy, nhiều kết quả nghiên cứu của Viện đã được ứng dụng thực tế, sau đó nhân rộng trên phạm vi cả nước.
Nghiên cứu thực nghiệm các vấn đề KHCN trên mô hình vật lý đang là lĩnh vực ưu thế của Viện KHTLVN: Được sự quan tâm từ rất sớm của Nhà nước, với sự giúp đỡ quốc tế, Viện đã và đang sở hữu một cơ sở thí nghiệm đa dạng, hiện đại, ngang tầm khu vực và một đội ngũ cán bộ thí nghiệm mạnh. Kết quả nghiên cứu bằng mô hình vật lý của Viện đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học phức tạp, như chỉnh trị sông Hồng qua Hà Nội, thiết kế các tuyến thoát lũ; xác định phương án bố trí, kết cấu và thi công các loại công trình biển ở Trường Sa, Dung Quất, Vũng Áng...;”
Lĩnh vực công nghệ tin học chuyên ngành thủy lợi được phát triển chậm hơn, song cũng đã kịp đưa Viện lên vị trí hàng đầu hiện nay của ngành. Nhiều cán bộ, đặc biệt là các cán bộ khoa học trẻ của Viện đã làm chủ, đã khai thác, ứng dụng thành
công các phần mềm tiên tiến và hiện đại nhất thế giới như: bộ phần mềm đa năng họ MIKE, phần mềm mô phỏng chế độ mưa, dòng chảy NAM, phần mềm Geoslop, flaxis, GIS, SCADA v.v. để dự báo sạt lở, dự báo biến hình lòng dẫn, dự báo lũ, dự báo mặn, lan truyền ô nhiễm v.v.. .’’Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ là hoạt động xuyên suốt trong các thời kỳ của Viện: Phát huy truyền thống gắn kết
khoa học với sản xuất, Viện là cơ quan đi đầu trong chuyển giao công nghệ tiên tiến vào phục vụ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển thủy lợi, thủy điện nhỏ miền núi, phục vụ định canh định cu, góp phần xóa đói giảm nghèo ở những
vùng còn nhiều khó khăn và ổn định an ninh biên giới.
Nghiên cứu khoa học phục vụ các vấn đề thời sự bức xúc: Bên cạnh những đóng góp của Viện vào sự nghiệp phát triển nông nghiêp, nông thôn và các ngành kinh tế - xã hội của đất nuớc, trong thời gian qua Viện còn đuợc Bộ Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện một số nhiệm vụ chính trị quan trọng, trong đó phải kể đến, dự án đo đạc phân giới cắm mốc sông biên giới Việt Nam - Trung Quốc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới với Trung Quốc và Campuchia.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và số lao động của đơn vị
* Tổ chức và quản lý vận hành bộ máy
Tổ chức bộ máy của Viện gồm: 03 ban chức năng; 09 viện vùng và viện chuyên đề; 01 phòng thí nghiệm trọng điểm và 03 trung tâm.
Đến nay hầu hết các đơn vị cấp 3 đã đuợc ổn định tổ chức bộ máy lãnh đạo, các đơn vị có con dấu, tài khoản đã đuợc cấp phép hoạt động KHCN, giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện pháp lý cho đơn vị hoạt động.
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và 13 đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện đã đuợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án chuyển đổi Viện thành tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí theo nghị định 115/CP.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy và số lao động của đơn vị
Tổng số nguời lao động đuợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là 1.043 nguời, trong đó:
- Ban Lãnh đạo viện: gồm 01 Giám đốc Viện và 03 Phó Giám đốc Viện. - Bộ máy tham muu Giám đốc Viện:
+ Ban Tổ chức, Hành chính; + Ban Kế hoạch, Tổng hợp;
+ Ban Tài chính, Ke toán;
- Các đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện KHTLVN: + Viện vùng:
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam;
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên; Viện nước, Tưới tiêu và Môi trường;
+ Viện chuyên đề: Viện Thủy công;
Viện Bơm và Thiết bị thủy lợi;
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo; Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi; Viện Kỹ thuật Biển;
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển; Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình;
+ Trung tâm:
Trung tâm công nghệ phần mềm thủy lợi; Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế;
Trung tâm Tư vấn quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân;
2.1.2.2. Chức năng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học, phục vụ dịch vụ công ích, chuyển giao công nghệ, đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế, tham gia tư vấn đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện và môi trường phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước, phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.1.2.3. Nhiệm vụ
a. Xây dựng và trình Bộ chiến lược, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, năm năm và hàng năm về khoa học, công nghệ và các dự án phát triển công nghệ về thủy lợi, thủy điện và môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch, khai thác, phát triển và quản lý tổng hợp nguồn nước, tổ chức thực hiện chiến lược, các
chương trình quy hoạch và các dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b. Nghiên cứu tổng hợp nguồn nước, điều kiện tự nhiên và môi trường để cung
cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ. Các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể:
- Chiến lược thủy lợi của các vùng, miền và Quốc gia;
- Quy hoạch phát triển quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước ở các lưu vực, tiểu vực sông trên phạm vi toàn quốc;
- Tài nguyên nước và bảo vệ môi trường;
- Chỉnh trị sông, bảo vệ bờ biển, phòng chống lũ, lụt và giảm nhẹ thiên tai; - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguồn nước, quy hoạch, xây dựng và vận hành hệ thống thủy lợi, đê điều, thủy sản, nông nghiệp, nông thôn;
- Thủy nông cải tạo đất và cấp thoát nước; quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;
- Công nghệ xây dựng và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện; - Vật liệu xây dựng;
- Thiết bị cơ điện chuyên dùng thủy lợi; - Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; - Kinh tế thủy lợi;
- Công nghệ thông tin và tự động hóa; - Nghiên cứu phòng trừ mối;
c. Thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra về công nghệ, kinh tế, kỹ thuật các dự án trọng điểm của Nhà nước và của các địa phương theo quy định của pháp luật.
d. Thẩm định và phê duyệt đề cương nghiên cứu, dự toán và nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử, thử nghiệm công nghệ của các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e. Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất theo quy
định của pháp luật.
thủy sản và bảo vệ môi trường phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của Viện; đầu tư xây dựng các công trình hoặc hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật.
h. Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đại học, liên kết đào tạo đại học về chuyên ngành thủy lợi, thủy điện và môi trường theo quy định của pháp luật.
i. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên doanh,
liên kết phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
k. Chủ trì tổ chức biên soạn các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định
mức kinh tế, kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
l. Tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
m. Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường, phát hành tạp chí, trang thông tin điện tử theo chuyên ngành.
n. Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của Viện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật đấu thầu và pháp luật có liên quan.
o. Quản lý và tổ chức thực hiện nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản và các nguồn
lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
p. Quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác theo quy định của pháp luật hiện hành và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
r. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2.1.3. Cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
2.1.3.1. Mục đích của cơ ch ế tự ch ủ
- Năng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị và thủ trưởng đơn vị.
- Thúc đẩy đơn vị sắp xếp tổ chức bộ máy tinh giảm biên chế gon nhẹ, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử
dụng kinh phí trong đơn vị.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị. đơn vị phải ban hành các quy chế và nội quy đảm bảo quản lý chặt chẽ việc chi tiêu.
- Ngày càng nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức trong đơn vị.
2.1.3.2. Nội dung trong cơ chế chính sách
về quản lý nhân sự: Việc bố trí sắp xếp cán bộ viên chứa phải đáp ứng đuợc yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác, tinh giảm bộ máy, tinh giảm biên chế, thực hiện tốt nhiệm vụ đuợc giao. Các tổ chức KHCN nói chung và Viện KHTLVN nói riêng đuợc thành lập để thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nuớc giao phó. Do đó, trong thời gian tới các văn bản pháp quy cần phải nêu rõ quyền của các Thủ truởng đơn vị trong việc tự mình tổ chức các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ đuợc giao. Cụ thể, Thủ truởng đơn vị có quyền tự quyết định tổ chức, phân bổ kinh phí cho việc duy trì và phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Tiêu biểu cho quyền này là các quyết định về chi cho công tác chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công chức,...
về quyền tổ chưc quản lý hành chính: Thủ truởng đơn vị có quyền quyết định về cách thức quản lý hành chính của đơn vị mình và các mức chi tiêu liên quan. Việc khoán chi hành chính cho từng phòng theo một nguyên tắc có hiệu quả nhất. Theo tinh thần của các quy định Nhà nuớc, Thủ truởng đơn vị có quyền cắt giảm các bộ phận không thực sự có ích và căn cứ vào tình hình hoạt động của từng bộ phận mà định ra mức chi tiêu cần thiết. Nhu vậy, vừa đảm bảo kinh phí cho các hoạt động quản lý vừa phát huy tối đa tinh thần tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý chi tiêu hành chính.
Quyền đối với tài sản: Trong quá trình hoạt động, nếu thấy cần thiết thì Thủ truởng đơn vị hoàn toàn có quyền quyết định mua sắm thêm hay thanh lý các tài sản không sử dụng đến của đơn vị. Kể cả việc sửa chữa lớn TSCĐ hay xây nhỏ các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật.
Quyền về quan hệ quốc tế: Thủ truởng đơn vị chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế, ký các văn bản thỏa thuận với tổ chức và cá nhân nuớc