Biến động lãi suất của thị trường từ năm 2017 thời điểm 30/06/2020

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 49)

- Giai đoạn năm 2017 - 2019. Mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định - Tín dụng tăng trưởng hiệu quả.

Năm 2017 đã xuất hiện những quan ngại trong cộng đồng các nhà đầu tư về ổn định kinh tế vĩ mô nếu tín dụng tiếp tục tăng cao và liệu lịch sử chu kỳ bất ổn có lặp lại. Điểm rất tích cực là chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng hơn trong năm 2018 và kết quả là tín dụng chỉ tăng xấp xỉ 14%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP lại đạt tốc độ 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm và lạm phát tiếp tục được duy trì dưới mục tiêu 4%.

Năm 2018, NHNN đã điều hành chính sách lãi suất một cách một cách linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, giữ mặt bằng lãi suất tương đối ổn định để tạo điều kiện đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngay từ đầu năm, một số NHTM đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Từ đó đến cuối năm, NHNN đã điều hành để giữ mặt bằng lãi suất trong nước tương đối ổn định trong bối cảnh Mỹ tăng lãi suất, mặt bằng lãi suất thế giới tăng lên do các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

- Giai đoạn năm 2019, Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt.

Trong năm 2019, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác

nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của TCTD được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt. Cùng với các giải pháp, chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế quý III/2019 đạt 7,31%, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4% đề ra từ đầu năm (so với cùng kỳ năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2019 tăng 2,24%, bình quân 10 tháng đầu năm tăng 2,48%).

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu giảm lãi suất cho vay, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, NHNN ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2019.

Theo đó, Quyết định số 2415/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2019 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Còn tại Quyết định số 2416/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2019 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các

Chỉ tiêu/Năm 2017 30/06/2018 2018 30/06/ 2019 2019 30/06/ 2020 TSC nhạy cảm với lãi suất (1) 59.984 67.455 69.144 78.038 89.705 89.927 38

nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7,0%/năm.

Xu thế là tín dụng sẽ tiếp tục tăng thấp và nếu vậy thì trong 5 năm 2017 - 2019, tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng khoảng 2 lần. Tín dụng tăng trưởng tốt và đặc biệt là tăng mạnh ở các lĩnh vực có lãi suất cho vay cao đã giúp các NHTM cải thiện đáng kể lợi nhuận của mình. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tính bình quân cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng tăng từ 6,3% năm 2015 lên trên 10% năm 2018.

- Giai đoạn 30/06/2020, chính sách tiền tệ điều chỉnh sát với diễn biến thực tế.

Năm 2020 là năm mà kinh tế gặp rất nhiều khó khăn khi dịch bện Covid - 19 hoành hành và khó lường trên phạm vi toàn cầu, có thể đẩy kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái sâu và tác động nặng nề đến kinh tế trong nước trên nhiều phương diện khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới và có độ mở kinh tế lớn (tương đương 200% GDP). Ở trong nước đã và đang phải ứng phó với tình hình tái dịch COVID-19, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng tại nhiều địa phương, trong đó có các đô thị lớn, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế-xã hội của đất nước. Những diễn biến này tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến điều hành chính sách vĩ mô nói chung và điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng nói riêng.

Thống đốc yêu cầu với việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phải bám sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để dự báo, đánh giá tình hình và kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp, đảm bảo thanh khoản thị trường, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định và tạo điều kiện giảm nhanh hơn mặt bằng lãi suất. Cụ thể, Ngân hàng trung ương tăng cung tiền ra ngoài, đẩy lãi suất xuống thấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn.

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w