Hoàn thiện tổ chức quản trị rủi ro lãi suất tại hội sở

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 72)

OCB cần tổ chức bộ phận đo lường, theo dõi, kiểm soát RRLS thực sự độc lập với các bộ phận khác mà nằm trong các bộ phận khác, cụ thể là phòng tín dụng. Muốn vậy, Ngân hàng cần phải tổ chức lại bộ phận quản trị rủi ro độc lập ở Hội sở ngân hàng cũng cần thiết lập giới hạn tổng thể về RRLS cũng như các giới hạn chi tiết về rủi ro của từng danh mục tài sản nợ và có, để xét sự ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng.

57

Tại Hội sở: Hiện nay, tại hội sở của OCB đã tổ chức riêng bộ phận quản lý rủi ro, bao gồm có phòng quản lý rủi ro, phòng pháp chế và phòng xử lý nợ. Như vậy, có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức của NH đã và đang được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng vẫn chưa tách bạch rõ ràng đối với bộ phận quản lý rủi ro. Cụ thể, trong phòng quản lý rủi ro thì quản lý rủi ro lãi suất thuộc bộ phận quản lý rủi ro thị trường. Chính vì không có sự chuyên biệt hóa nên công tác quản trị rủi ro lãi suất còn chưa được chuyên môn hóa và chưa đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, bộ phận quản lý rủi ro cần được tổ chức như sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu quản lý rủi ro của OCB

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ OCB)

- HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành tất cả các hoạt động của Ngân hàng liên quan đến quản lý rủi ro.

- UBQLRR là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành lập và chịu trách nhiệm giúp việc cho HĐQT trong việc quản lý mọi loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Ủy ban quản lý tài sản nợ - có có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục TSC và TSN trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những

biến động bất lợi từ thị trường, quản lý rủi ro thanh khoản, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp.

Để việc quản trị rủi ro được hiệu quả hơn, ngân hàng nên phân ra thành các bộ phận chuyên quản lý đối với từng loại rủi ro. Đội ngũ nhân viên mỗi bộ phận phải có chuyên môn vững chắc, kỹ năng thành thạo, giàu kinh nghiệm đối với loại rủi ro mà mình đang nghiên cứu. Tuy nhiên, giữa các bộ phận cũng có thể phối hợp với nhau trong việc phòng ngừa rủi ro nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt hại của Ngân hàng, vì luôn tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại rủi ro này.

Đối với phòng quản lý rủi ro lãi suất, Ngân hàng cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Nhiệm vụ của phòng quản lý RRLS là phải xác định được những rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong các sản phẩm và hoạt động mới và cần phải đảm bảo các sản phẩm và hoạt động này tuân theo các quy trình và kiểm soát chặt chẽ trước khi đưa ra và thực hiện. Những biện pháp quản lý rủi ro hay dự phòng rủi ro cần phải được HĐQT hay Ủy ban chuyên trách thông qua. Tính toán được mức độ nhạy cảm dễ dẫn đến thiệt hại trong các điều kiện căng thẳng của thị trường - bao gồm cả trường hợp các giả định cũng bị phá vỡ - và xem xét các hậu quả khi thiết lập các chính sách, hạn mức cho rủi ro lãi suất. Thường xuyên báo cáo tình hình đo lường rủi ro và so sánh giữa mức rủi ro hiện thời với các hạn mức đề ra trong các chính sách. Ngoài ra, cũng cần phải đánh giá thường xuyên hiệu quả của công tác quản trị rủi ro lãi suất. Đề xuất các biện pháp đối phó lại với rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w