Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM cổ phần Phương

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 62)

Phương Đông

2.2.3.1. Quy trình tổ chức quản trị RRLS tại OCB

OCB xây dựng xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất với mục tiêu nhằm hạn chế các tổn thất về thu nhập từ lãi cho ngân hàng, duy trì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, tận dụng những biến động của lãi suất trên thị trường để tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro được xác định.

Ngân hàng có quy chế tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản trị rủi ro lãi suất, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong ngân hàng, từ Hội đồng quản trị đến các phòng ban chuyên môn.

42

Công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng được thực hiện chuyên sâu, toàn diện, mang tính hệ thống và được phân chia trách nhiệm kiểm soát theo 3 vòng.

Kiểm soát vòng 1: Bộ phận quản lý cân đối vốn trực thuộc phòng Quản lý cân đối vốn và Ke hoạch tài chính, chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp với phòng Đầu tư, các phòng Khách hàng tại Trụ sở chính, phòng Kinh doanh ngoại tệ, phòng Định chế tài chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh chịu trách nhiệm là vòng kiểm soát đầu tiên thực hiện quản trị rủi ro lãi suất hàng ngày, bao gồm các công việc như nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro lãi suất của OCB.

Kiểm soát vòng 2: Phòng Quản lý rủi ro thị trường có trách nhiệm xây dựng hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn quản trị rủi ro lãi suất, thiết lập và rà soát hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản trị rủi ro lãi suất của các đơn vị tại vòng 1, thực hiện báo cáo độc lập tình hình rủi ro lãi suất lên Ban lãnh đạo và đơn vị có liên quan. Phòng Quản lý rủi ro thị trường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vòng 1 đảm bảo mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của các đơn vị vòng 1 được nhận diện, đo lường, quản lý chặt chẽ, được báo cáo kịp thời đến các đơn vị có liên quan

Kiểm soát vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo quy định tại các đơn vị vòng 1, vòng 2 đảm bảo việc thực hiện quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở hai vòng trên

Sơ đồ 2.2: Mô hình quản trị rủi ro lãi suất tại OCB từ 2017 đến nay

(Nguồn: Văn bản quy định nội bộ của OCB)

Dựa trên cơ sở mô hình quản trị trị rủi ro lãi suất 3 lớp. OCB cũng xây dựng quy trình quản trị rủi ro lãi suất phù hợp với tình hình thực tiễn kinh doanh của ngân hàng như bảng 2.3:

44

Sơ đồ 2.3: Quy trình QLRR lãi suất của OCB từ 2017 đến nay.

(Nguồn: Văn bản quy định nội bộ của OCB)

2.2.3.1.1. Đo lường rủi ro lãi suất tại OCB

Khi đo lường rủi ro phát sinh, ngân hàng có thể kết hợp các phương pháp đo lường định tính và phương pháp đo lường định lượng. Kết quả của việc đo lường rủi ro phát sinh được ghi chép đầy đủ, bao gồm các nội dung như: loại rủi ro, giá trị tổn thất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng.

Căn cứ đo lường rủi ro lãi suất là: Cơ cấu tài sản-nợ của ngân hàng, chênh lệch kỳ hạn, lãi suất giữa nguồn vốn huy động, sản phẩm đầu tư và lãi suất thị trường, cơ chế lãi suất của tài sản, của nợ (là lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi), độ nhạy cảm đối với biến động của lãi suất; Số liệu thống kê về mức lãi suất của các kỳ hạn, loại tiền; Chính sách điều hành lãi suất hiện hành của NHNN hoặc trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam; Dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô.

nhạy cảm với lãi suất để đo lường rủi ro lãi suất. Đối với phương pháp này, ngân hàng phân tích mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi, cho biết mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng trước các biến động lãi suất thị trường. Tuy nhiên, thông tin vể RRLS chưa được ngân hàng chú trọng thực hiện đầy đủ, điều này có thể thấy rõ trong BCTC của OCB, thông tin về RRLS chỉ được thể hiện duy nhất ở mục RRLS trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

2.2.3.2. Chiến lược QTRRLS tại OCB

❖Duy trì sự cân xứng giữa giá trị Tài sản nhạy cảm và nợ nhạy cảm với lãi suất.

Hiện tại, OCB đang duy trì trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, tức là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất, do đó ngân hàng sẽ bị tổn thất nếu lãi suất tăng vì lợi nhuận cận biên của ngân hàng sẽ giảm. Vì thế ngân hàng đang sử dụng một chiến lược quản trị năng động là thu hẹp giá trị của TSC và kéo dài giá trị danh mục TSN. Đôi khi ngân giảm TSN nhạy cảm lãi suất và tăng TSC nhạy cảm lãi suất lên. Tùy từng thời điểm mà OCB có những điều chỉnh phù hợp với ngân hàng.

Việc áp dụng chiến lược quản trị năng động của OCB cũng đạt được kết quả tốt khi cuối năm 2019 và thời điểm 30/06/2020 các kỳ hạn của TSC - TSN đã điều chỉnh lại phù hợp với chiến lược và khẩu vị rủi ro của ngân hàng đề ra.

❖Thực hiện tốt công tác dự phòng rủi ro lãi suất.

Lập dự phòng là một trong những biện pháp chủ yếu được các ngân hàng áp dụng nhằm chống đỡ rủi ro quá lớn có thể xảy ra do thái độ của khách hàng cũng như biến động môi trường kinh tế. Cũng giống như quản lý rủi ro tín dụng, để công tác quản lý rủi ro lãi suất đạt hiệu quả cao cần phải hiểu rõ nội dung và nhận thức đúng đắn công tác “dự phòng giảm giá tài sản” và “quỹ dự phòng rủi ro”. “Quỹ dự phòng rủi ro” là một hình thức dự trữ tài chính chuyên dùng được trích ra từ lợi nhuận sau thuế nhằm có nguồn để bù đắp thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Vấn đề trích lập quỹ chủ yếu phát sinh từ yêu cầu quản lý tài chính, không phải là đòi hỏi của kế toán đã được OCB thực hiện.

Chỉ tiêu/ Năm 2017 30/06/2018 2018 30/06/2019 2019 30/06/2020 Thu nhập lãi 5.613 3.597 7.657 4.465 9.638 5.220 Chi phí lãi 3.212 1.955 4.221 2.570 5.537 2.917 46

❖ Sử dụng các công cụ phái sinh che chắn RRLS tại hệ thống NHTM.

Việc áp dụng các công cụ phái sinh trên thị trường để che chắn RRLS chưa được áp dụng nhiều, lý do do cả phía các NHTM cũng như việc thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển như ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, hiện nay đã có thông tư 01/2015/TT-NHNN ra đời ngày 06/01/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ tạo tiền đề để OCB có căn cứ phát triển các sản phẩm phái sinh.

Nguyên nhân của việc chưa áp dụng nhiều các công cụ quản lý RRLS là do thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển, lãi suất chưa theo cơ chế thị trường. Sự thiết lập các công cụ quản trị RRLS yêu cầu các ngân hàng cũng như khách hàng hiểu rõ về về các sản phẩm.

2.2.3.3. Mục tiêu của QTRRLS tại OCB

Ngoài ra mục tiêu của QTRRLS là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất, theo đó một trong các biện pháp QTRRLS đang được áp dụng tại OCB là quản trị theo hệ số NIM. Theo đó trong phương pháp này thì Ngân hàng sẽ duy trì sự cân đối trong hoạt động kinh doanh chính của mình gồm huy động vốn và cho vay, kinh doanh chứng khoán ngắn hạn sao cho tổng thu nhập lãi thu được bảo đảm bù đắp được chi phí lãi bỏ ra, các khoản chi phí hoạt động và có lợi nhuận cho Ngân hàng. Theo đó Ủy ban ALCO của Ngân hàng quản trị NIM căn cứ vào mức NIM trung bình của các ngân hàng niêm yết trên thị trường. Nếu NIM tại ngân hàng nhỏ nhiều so với mức trung bình thì cho thấy các mức lãi suất kinh doanh tại Ngân hàng chưa hợp lý, Ngân hàng đang phải tốn quá nhiều chi phí trả lãi trong khi thu nhập từ lãi thì chưa đủ để đảm bảo mức lợi nhuận ổn định. Nếu NIM lớn nhiều so với trung bình thì cũng không tốt bởi mức lợi nhuận mà Ngân hàng thu được từ chênh lệch lãi suất là quá nhiều và sự chênh lệch này sẽ không thể duy trì lâu được do cơ chế tự điều tiết của thị trường và Ngân hàng cần phải có những biện pháp thích hợp để đối phó với những rủi ro do sự thay đổi lãi suất trong tương lai.

47

Bảng 2.6: Hệ số thu nhập lãi ròng NIM của OCB từ năm 2017 đến thời điểm 30/06/2020.

(1) Tổng TSC sinh lợi (2) 79.395 85.536 92.706 100.909 110.42 1 114.002 NIM= (1)/(2) 3,02% 1,92% 3,71% 1,88% 3,71% 2,02%

(Nguồn: Báo cáo tài chính OCB)

Căn cứ vào sự biến động của hệ số NIM qua các năm thì ta thấy NIM tại OCB luôn nằm ở một mức cao hơn nhiều so với mức trung bình của các ngân hàng niêm yết (khoảng 3%) và duy trì trong khoảng thời gian dài từ 2017 - thời điểm 30/06/2020. Qua đó ta thấy được chính sách QTRRLS tại Ngân hàng đang đạt được những hiệu quả khả quan, sự điều tiết các mức lãi suất kinh doanh của ngân hàng đang được thực hiện tốt đảm bảo mức lợi nhuận cao và ổn định cho Ngân hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên quản trị RRLS theo NIM cũng có nhược điểm lớn là chỉ thực hiện được định kỳ hàng năm khi mà các ngân hàng trong nước đã có được các kết quả kinh doanh đầy đủ và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Do đó việc quản trị căn cứ vào sự thay đổi của NIM chỉ có tác dụng mang tính định hướng cho thời kỳ sau chứ không thể dùng để đưa ra các quyết định để ứng phó với những thay đổi bất ngờ của lãi suất trên thị trường.

2.2.3.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tại OCB

Hiện nay trong công tác phòng ngừa RRLS OCB đang chủ yếu áp dụng các phương pháp nội bảng, việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa RRLS thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn do thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam

chưa phát triển do hành lang pháp lý chưa đủ để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường. Hơn nữa, sự am hiểu về thị trường này của các chủ thể trong nền kinh tế còn chưa sâu nên gây rất nhiều cản trở cho việc phát triển thị trường. Một trong những cản trở có thể kể đến là các công ty và nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường không thể dự báo hết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch, điều này làm giảm đáng kể tính thanh khoản trên thị trường, mặt khác nó cũng làm cho quá trình giám sát đối với giao dịch phái sinh trở nên khó khăn hơn. Một cản trở khác, giao dịch chứng khoán phái sinh là giao dịch những sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải am hiểu về sản phẩm này, mạnh về vốn và quản trị rủi ro, danh mục đầu tư đa dạng, do đó các nhà đầu tư tổ chức có vai trò quan trọng trong việc phát triển giao dịch và tăng tính thanh khoản cho thị trường. Việc ít nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường sẽ làm sụt giảm tính thanh khoản và bền vững của thị trường phái sinh.

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w