Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤTTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 32 - 42)

1.2.6.1 Biện pháp phòng ngừa nội bảng

Xuất phát từ nguyên nhân chính do sự không cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Do đó, một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro lãi suất là các NHTM phải tích cực duy trì sự cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN.

Về mặt lý thuyết, mỗi khi có sự không cân xứng thì ngân hàng sẽ điều chỉnh kỳ hạn TSC, TSN cho phù hợp, tuy nhiên trong thực tế việc lập tức huy động thêm một khoản với giá trị và thời gian theo mong muốn của ngân hàng hoặc yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn là việc làm rất ít xảy ra hoặc sẽ gây tốn kém, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải luôn có kế hoạch và chuẩn bị kịch bản hành động cụ thể nếu tình trạng kỳ hạn TSC, TSN có nguy cơ mất cân xứng, mặc dù vậy việc làm này cũng không thể ngay lập tức mà cần phải có thời gian, thậm chí mất nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, để nhanh chóng điều chỉnh được kỳ hạn TSC,TSN thì ngân

hàng phải có chính sách lãi suất cực kỳ năng động, phù hợp thực tế thị trường, đặc biệt đối với các TSC,TSN nhạy cảm lãi suất.

Ngoài ra, việc tăng cường vốn tự có cũng là một cách để ngân hàng cân bằng bảng cân đối tài sản, đảm bảo tăng cường được khả năng chống đỡ rủi ro lãi suất.

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM có xu hướng ngày càng sử dụng nhiều hơn nghiệp vụ chứng khoán hóa để điều chỉnh cơ cấu

23

kỳ hạn bảng cân đối tài sản của mình. Chứng khoán hóa tài sản là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập cao

bằng tiền trong tương lai (phải thu, công nợ,...) chuyển đổi thành chứng khoán có khả năng giao dịch trên thị trường. Ngân hàng bán chứng khoán này cho nhà

đầu tư để thu về một khoản tiền từ các khoản nợ để tạo ra tài sản mới sinh lời, khi người đi vay trả vốn vay và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán đó cho nhà đầu tư. Nghiệp vụ chứng khoán hóa làm rút kỳ hạn tài sản của ngân hàng, làm giảm bớt nhạy cảm lãi suất của tài sản ngân hàng và do đó là công cụ để quản trị RRLS hiệu quả, tuy nhiên việc sử dụng nghiệp vụ chứng khoán có thể gây nên rủi ro thanh khoản cho ngân hàng do bản thân chứng khoán đã tiềm ẩn rủi ro.

1.2.6.2 Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng

Sử dụng các công cụ tài chính phát sinh gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi nhằm ổn định giá trị tài sản trước tình hình biến động của lãi suất không dự đoán được. Việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh sẽ không tác động tới quy mô TSC,TSN trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng.

a. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn

Kỳ hạn trái phiếu

Xuất phát từ mối quan hệ nghịch biến giữa giá thị trường của trái phiếu với lãi suất nên ngân hàng có thể mua hoặc bán kỳ hạn các trái phiếu nhằm phòng chống rủi ro trong điều kiện lãi suất thị trường có biến động. Trong trường hợp ngân hàng dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng lên trong thời gian tới (nghĩa là giá trái phiếu sẽ sụt giảm) ngân hàng có thể bán kỳ hạn các trái phiếu theo giá hiện tại. Sau này, khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn nếu lãi suất tăng lên

24

theo giá đã thoả thuận từ trước trong hợp đồng và tránh được thiệt hại do giá trái phiếu sụt giảm. Ngược lại, nếu ngân hàng dự báo lãi suất thị trường có xu hướng giảm xuống, ngân hàng có thể ký các hợp đồng mua kỳ hạn các trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit - FFD)

Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thoả thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian nằm trong tương lai với một lãi suất nhất định. Thực chất nghiệp vụ này chính là việc gửi tiền kỳ hạn theo lãi suất kỳ hạn.

Căn cứ tình trạng mất cân đối, nếu GAP >0 tức là cần đề phòng trường hợp lãi suất giảm làm giảm thu nhập ròng, ngân hàng sẽ bán hợp đồng cho bên đối tác, tức là ngân hàng cam kết gửi kỳ hạn một số tiền nhất định theo lãi suất thoả thuận.. Ngược lại, nếu ngân hàng có GAP < 0, cần phòng ngừa rủi ro với trường hợp lãi suất tăng, ngân hàng có thể mua các hợp đồng FFD để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Nghiệp vụ kỳ hạn lãi suất (Forward Rate Agreement - FRA)

Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là sự thoả thuận giữa hai bên tại thời điểm 10, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai.

Tại thời điểm t1: trên cơ sở so sánh lãi suất đã ấn định tại t0 với lãi suất hiện hành cho thời hạn t1 tới t2 (= lãi suát so sánh) để thực hiện thanh toán bù trừ bằng tiền mặt. Cụ thể:

+ Nếu lãi suất so sánh > lãi suất ấn định tại thời điểm t0, bên bán (bên gửi tiền) thanh toán cho bên mua phần chênh lệch.

+ Nếu lãi suất so sánh < lãi suất ấn định tại thời điểm t0, bên mua thanh toán cho bên bán phần chênh lệch.

25

Khác với nghiệp vụ FFD, ở nghiệp vụ này không diễn ra việc nhận và gửi tiền trên thực tế, các bên tham gia hợp đồng chỉ thanh toán cho Nhau phần chênh lệch về lãi suất tính trên giá trị hợp đồng.

Cũng giống như khi sử dụng FFD, các ngân hàng sẽ thực hiện mua hoặc bán các hợp đồng FRA tuỳ thuộc vào trạng thái không cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN. Cụ thể, nếu ngân hàng có GAP > 0, ngân hàng sẽ bán hợp đồng FRA (tức là bán kỳ hạn lãi suất), ngược lại nếu GAP < 0, ngân hàng sẽ mua hợp đồng FRA (tức là mua kỳ hạn lãi suất) để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

b. Sử dụng hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận 2 bên để mua hoặc bán 1 tài sản tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai với 1 mức giá nhất định.

Phòng ngừa rủi ro cho một mục tài sản

Việc thực hiện cũng giống như với các hợp đồng kỳ hạn. Tức là, nếu ngân hàng nắm giữ các TSC thời hạn dài hơn thời hạn TSN, ngân hàng sẽ bị thiệt hại khi lãi suất thị trường tăng. Trường hợp này ngân hàng có thể bán hợp đồng tương lai trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất. tuy nhiên do giá trị của các hợp đồng tương lai đã được chuẩn hóa nên các ngân hàng phải xác định số lượng các hợp đồng tương lai cần thực hiện để bảo đảm rủi ro cho một giá trị tài sản nhất định.

Phòng ngừa rủi ro cho toàn bộ bảng cân đối tài sản

Ngân hàng sử dụng các nghiệp vụ giao dịch tương lai để đảm bảo rủi ro sự không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản.

Trường hợp (DA - DL.k) > 0, để phòng ngừa rủi ro cho toàn bộ bảng cân đối tài sản khi lãi suất thị trường biến động tăng, ngân hàng cần thực hiện việc bán các hợp đồng trái phiếu tương lai với số lượng đủ để bù đắp thiệt hại nội bảng. Ngược lại, trường hợp (DA - DL.k) < 0, ngân hàng sẽ mua các hợp đồng trái phiếu tương lai để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

26

Quyền chọn cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa nhất định với mức giá xác định, vào một thời điểm xác định trước. Trong hợp đồng quyền bán (put option), người bán quyền phải sẵn sàng mua chứng khoán từ người mua quyền nếu bên mua thực hiện quyền. Trong hợp đồng quyền mua (call option), người bán quyền phải sẵn sàng bán chứng khoán cho người mua quyền nếu bên mua thực hiện quyền.

Phân loại quyền chọn :

Căn cứ vào tính chất đối của quyền chọn: quyền chọn được chia làm

hai loại là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option)

Căn cứ vào tính chất thời gian của quyền chọn: quyền chọn được chia

làm hai loại là quyền chọn Châu Âu và quyền chọn Châu Mỹ. Đối với quyền chọn Châu Âu người nắm giữ quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn hợp đồng, Với quyền chọn Mỹ thì người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền của mình vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn.

Dựa trên sản phẩm của hợp đồng quyền chọn: quyền chọn bao gồm hai

loại: quyền chọn trái phiếu và quyền chọn lãi suất.

Quyền chọn trái phiếu

Bốn chiến lược cơ bản: mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.

+Mua quyền chọn mua: Nếu ngân hàng có GAP>0, lãi suất được dự

đoán sẽ giảm, tức là ngân hàng có nguy cơ bị tổn thất lợi nhuận. Ngân hàng có thể mua quyền chọn mua trái phiếu tại mức giá cố định S đã thoải thuận trước. Nếu lãi suất giảm thì giá chứng khoán tăng lên F>S, ngân hàng sẽ thực hiện quyền chọn mua và thu được lợi nhuận =F-S-( quyền phí+ Thuế)

+Mua quyền chọn bán: Nếu ngân hàng có GAP <0 và dự tính lãi suất

tăng thì ngân hàng sẽ mua quyền chọn bán tại mức giá thỏa thuận S. Khi lãi suất tăng, thị giá chứng khoán giảm xuống F<S, ngân hàng sẽ thực hiện hợp

27

đồng quyền chọn bán các trái phiếu tại giá S và mua trái phiếu mới tại giá F, thu được khoản lợi nhuận = S- F- (quyền phí+ thuế)

+Bán quyên chọn mua: Nếu lãi suất được dự đoán sẽ tăng, ngân hàng có

thể bán quyền chọn mua ở mức giá thỏa thuận S và thu phí quyền chọ n. Khi lãi suất tăng, thị giá trái phiếu giảm xuống F <S và hợp đồng không còn giá trị với người mua, ngân hàng vẫn nhận được lợi nhuậ = phí quyền chọn.

+ Bán quyên chọn bán: Nếu lãi suất thị trường được dự đoán sẽ giảm,

ngân hàng có thể tìm được đối tác mua quyền bán tại giá trị S. Khi lãi suất giảm, thị giá trái phiếu tăng, hợp đồng không còn giá trị với người mua. Kết quả là ngân hàng thu được phí quyền chọn.

Với mục đích phòng ngừa rủi ro, tức là hạn chế tổn thất khi lãi suất thị trường biến động, các ngân hàng chỉ nên sử dụng các chiến lược mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán vì đặc điểm của các chiến lược này là ngân hàng có thể tăng thu nhập khi lãi suất thị trường biến động đúng như dự tính của ngân hàng, trong khi ngân hàng chỉ giới hạn chi phí trong phạm vi phí quyền chọn phải trả cho người bán. Người mua quyền có thể thực hiện quyền, bán quyền cho một người khác hay đơn giản là không thực hiện quyền.

Quyên chọn lãi suât. Gồm 3 loại sau:

• Giao dịch CAP:

Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền lựa chọn và được nhận quyền yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thỏa thuận và nếu lãi suất so sánh này cao hơn lãi suất tối đa đã thỏa thuận, tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu vào cuối một kỳ tính lãi nhất định.

Giao dịch CAP được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng khi ngân hàng có GAP <0 hoặc khi Độ lệch thời lượng DA - kDL > 0.

28

Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền lựa chọn và được nhận quyền, cứ vào mỗi kỳ lãi nhất định yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận và lãi suất so sánh nếu lãi suất so sánh này thấp hơn lãi suất tối thiểu thỏa thuận, tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu vào cuối một thời ký tính lãi nhất định.

Ngân hàng thực hiện FLOOR phòng ngừa RRLS giảm khi giá trị TSC nhạy cảm lãi suất > giá trị TSN nhạy cảm lãi suất, hoặc kỳ hạn TSC< kỳ hạn TSN (DA - k.DL < 0).

• Giao dịch COLLAR

Hợp đồng Collar xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồng thời cả hai giao dịch Cap và Floors. Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mua Caps và bán Floors khi dự đoán lãi suất sẽ tăng và do vậy lãi suất không thể nhỏ hơn mức lãi suất tối thiểu của hợp đồng Floors.

Ngân hàng thực hiện như sau:

+ Mua CAP (phòng RRLS tăng) và bán FLOOR (thu phí) + mua FLOOR(ph0ng RRLS giảm) và bán CAP (thu phí)

Nhược điểm của việc giao dịch Collars: ngân hàng không thu được lợi nhuận khi lãi suất thị trường biến động trái với dự kiến. Chẳng hạn ở trường hợp mua hợp đồng Cap và bán hợp đồng Floors, khi lãi suất thị trường không tăng như dự kiến mà lại giảm xuống dưới mức lãi suất của hợp đồng Floor thì ngân hàng bán hợp đồng Floors sẽ phải thanh toán phần chênh lệch cho người mua trong khi không được nhận thanh toán từ viêc mua hợp đồng Cap .

d. Sử dụng hợp đồng hoán đổi (SWAP)

Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo 1 nguyên tắc nhất định.

Swaps bao gồm các quyền hạn và nghĩa vụ ngang Nhau của các thành viên thỏa thuận về việc trao đổi lẫn Nhau sau một khoảng thời gian (có khả năng lập lại) theo những điều kiện được quy định trong hợp đồng, các khoản

29

thu bằng tiền dưới dạng lãi suất, khối lượng ngoại tệ, khối lượng tài sản và các giá trị khác để thực hiện chuyển đổi đầu tư.

Khác với quyền chọn và hợp đồng tương lai, trong đó giá cơ sở từ lần đầu đã được các bên ấn định theo hợp đồng, trong một hợp đồng Swaps. Một phần thanh toán có thể được thực hiện theo giá tương lai, chưa xác định khi ký hợp đồng (hoặc chưa xác định rõ vào thời điểm đó). Swaps mang lại cơ hội cho các thành viên giao dịch nhận được thu nhập tiềm năng hoặc phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra nhờ những hành vi được tiến hành đồng thời trên thị trường thực và thị trường kỳ hạn, cũng như ngay chính trên thị trường kỳ hạn. Đặc trưng của một hợp đồng Swaps được thể hiện ở nghĩa vụ thực hiện trao đổi lẫn Nhau theo các điều kiện thỏa thuận. Việc thực hiện hợp đồng Swaps được tiến hành bằng các nghiệp vụ kinh tế trao đổi - thanh toán thích hợp. Mỗi thành viên có quyền bán quyền - nghĩa vụ của mình trong Swap, xuất phát từ từng hợp đồng cụ thể.

Swaps được sử dụng trên thị trường phi trung tâm (OTC), các thành viên chuyên nghiệp thực hiện thống nhất hóa và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ này. Giao dịch Swaps có các đặc điểm sau:

+ Các hợp đồng Swaps là những hợp đồng hoán đổi các khoản thanh toán được xác định phù hợp với các nhu cầu cụ thể của từng bên tham gia giao dịch (về giá trị, về thời hạn, định giá,...).

+ Khác với giao dịch được thực hiện tại thị trường tập trung tất yếu phải có sự công khai các thông tin trên thị trường, các thông tin liên quan đến giao dịch Swaps được giữ kín chỉ trong nội bộ các bên tham gia giao dịch.

+ Giao dịch Swaps không chịu nhiều sự quản lý như các giao dịch tương lai, quyền chọn,. được thực hiện tại thị trường tập trung.

+ Vì các giao dịch Swaps chỉ là những thỏa thuận song phương nên có một số hạn chế sau:

30

- Mỗi bên tham gia giao dịch phải tìm được đối tác có vị thế ngược lại với mình để thực hiện sự hoán đổi.

- Giao dịch Swaps không thể đơn phương chấm dứt theo yêu cầu của một trong các bên mà phải cần đến sự chấp thuận của bên đối tác.

- Nguy cơ rủi ro cao do một trong các bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ.

Giao dịch hoán đổi lãi suất là thỏa thuận giữa hai bên đối tác về việc

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤTTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w