Thực trạng quản trị RRLS tại NHCT

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤTTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 60 - 115)

2.2.2.1 Công tác tổ chức quản trị RRLS

Ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất ở cả 2 cấp độ giao dịch và danh mục, trong đó tập trung nhiều hơn vào quản lý rủi ro lãi suất cấp độ giao dịch.

Quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ danh mục:

Ngân hàng đang triển khai hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình quản lý rủi ro lãi suất trên sổ Ngân hàng theo thông lệ quốc tế và quy định của Basel II; thực hiện quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc “3 vòng kiểm soát”.

Trong năm 2013, Ngân hàng đã hoàn thành việc xây dựng, chính thức triển khai và liên tục nâng cấp hệ thống phần mềm Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế, cung cấp tự động các báo cáo chênh lệch kỳ hạn định giá lại theo kỳ hạn danh nghĩa và theo hành vi ứng xử, các báo cáo phân tích kịch bản tăng/giảm lãi suất... nhằm hỗ trợ công tác quản lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng.

Ngân hàng thực hiện điều chỉnh thời hạn định giá lại của khoản vay tương ứng với kỳ hạn định giá lại của nguồn vốn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn định giá lại trong phạm vi cho phép.

49

Quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ giao dịch:

Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phòng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo Ngân hàng luôn chủ động trước những biến động bất thường của thị trường; lãi suất cho vay phải được xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của Ngân hàng.

Mô hình tổ chức quản trị RRLS

NHCT áp dụng cơ chế quản lý RRLS tương ứng với quy mô và hoạt động

kinh doanh của ngân hàng. Cơ chế này cần tạo điều kiện để giám sát và vận hành

quản lý RRLS hiệu quả. Mô hình tổ chức quản trị được thể hiện như sau:

HỘI ĐỎN BAN CÁC PHÒNG/ BAN

50

Kiểm soát vòng 1: Bộ phận QLCĐV trực thuộc phòng Quản lý cân đối vốn và Kế hoạch tài chính chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp với Phòng Đầu tư, các phòng Khách hàng tại Trụ Sở chính, phòng Kinh doanh ngoại tệ, phòng Định chế tài chính, phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh, Sở giao dịch và các Chi nhánh chịu trách nhiệm là vòng kiểm soát đầu tiên thực hiện quản lý rủi ro lãi suất hàng ngày bao gồm các công việc nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro lãi suất của NHCT.

Kiểm soát vòng 2: Phòng Quản lý rủi ro thị trường chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn quản lý rủi ro lãi suất; thiết lập và rà soát các hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản lý rủi ro lãi suất của các đơn vị tại vòng 1 và thực hiện báo cáo độc lập tình hình rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng lên BLĐ và các đơn vị liên quan. Phòng QLRRTT chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vòng 1 để đảm bảo mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động điều hành kinh doanh hàng ngày của các đơn vị vòng 1 được nhận diện, đo lường, quản lý chặt chẽ và được báo cáo kịp thời đến các cá nhân, đơn vị liên quan.

Kiểm soát vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo quy định của NHCT tại các đơn vị vòng 1 và vòng 2 đảm bảo việc triển khai thực hiện quản lý rủi ro lãi suất được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở hai vòng trên.

Trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của các bộ phận tham gia quản lý RRLS như sau:

Hội đồng Quản trị: Phê duyệt các chiến lược kinh doanh chung của

ngân hàng. Phê duyệt chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong quản lý RRLS; Phê duyệt ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy định Quản lý RRLS trong toàn hệ thống NHCT đảm bảo phù hợp với mục

51

tiêu kinh doanh và chiến lược quản lý rủi ro NHCT, tuân thủ các quy định NHNN và thông lệ quốc tế; Quyết định các giới hạn RRLS ở mức cao nhất mà NHCT phải tuân thủ, thiết lập hệ thống phân cấp thẩm quyền trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến RRLS và các biện pháp xử lý RRLS trong những trường hợp các giới hạn RRLS bị vi phạm và cần sự phê duyệt của HĐQT theo đệ trình của Ban điều hành và Ủy ban ALCO; Hội đồng quản trị Giám sát và quản trị RRLS của NHCT; Định kỳ hàng tháng xem xét các báo cáo về RRLS và hoạt động quản lý RRLS của Ủy ban ALCO nhằm đánh giá việc tuân thủ các quy định về quản trị RRLS đã được Hội đồng quản trị thông qua, bao gồm cả kết quả phân tích các tình huống căng thẳng; Quyết định các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐQT theo quy định tại Điều lệ của NHCT.

Ủy ban quản lý rủi ro: Vai trò và trách nhiệm của HĐQT trong việc

quản lý RRLS có thể được giao cho Ủy ban quản lý rủi ro (UBQLRR). UBQLRR chịu trách nhiệm giúp việc HĐQT thực thi trách nhiệm giám sát rủi ro, báo cáo HĐQT các vấn đề về rủi ro lãi suất, bao gồm các vấn đề đáng lưu ý, các rủi ro cần nhận biết, và trình HĐQT phê duyệt các thay đổi trong chính sách liên quan đến RRLS. UBQLRR có trách nhiệm phối hợp các bộ phận có liên quan để hoàn thành trách nhiệm được giao.

Ủy ban ALCO: UB ALCO chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực thi các

chính sách liên quan đến quản trị RRLS hàng ngày và trong dài hạn. UB ALCO có trách nhiệm xây dựng, phát triển chiến lược quản lý rủi ro, đo lường rủi ro và cơ chế báo cáo trong quy trình quản lý RRLS.

Ban điều hành. Gồm:

Tổng giám đốc:

- Phê duyệt các phương án hành động phòng ngừa RRLS trong từng thời kỳ trên cơ sở ý kiến của UB ALCO, đề xuất của các phòng nghiệp vụ.

52

- Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa khối Quản lý rủi ro với các khối/đơn vị khác trong toàn hệ thống

Giám đốc khối QLRR: Thực hiện các công việc được Tổng giám đốc ủy quyền liên quan đến quản trị rủi ro.

Bộ phận QLCĐV và Bộ phận quản lý RRLS

Đóng vai trò là vòng kiểm soát thứ nhất và thứ hai chịu trách nhiệm, có trách nhiệm phối hợp với nhau và là 2 bộ phận chính tác nghiệp quản trị RRLS theo chỉ đạo của ban điều hành.

Hoạt động của bộ phận QLCĐV chủ yếu mang tính thực thi, tuân thủ: (i) chủ động duy trì quản lý RRLS của NHCT trong hạn mức cho phép và tuân thủ các quy chế, quy trình và chính sách quản lý RRLS do HĐQT phê duyệt trên cơ sở đệ trình của Ủy ban ALCO, ủy ban QLRR; (ii) thực hiện quản trị RRLS thông qua tái cấu trúc bảng cân đối tài sản và sử dụng các công cụ phái sinh.

Hoạt động của phòng QLRRTT chủ yếu mang tính thể chế, nghiên cứu kiểm tra giám sát việc tuân thủ và điều chỉnh phương pháp, mô hình lượnghóa RRLS cho phù hợp, đặc biệt phải phối hợp chặt chẽ cùng QLCĐV để tổ chức, nhận diện, đo lường và phòng ngừa RRLS.

Bộ phận kiểm toán nội bộ: Thực hiện vai trò giám sát độc lập việc

triển khai và tuân thủ các chính sách, qui định, qui trình quản lý RRLS của các bộ phận vòng 1 và vòng 2, đánh giá độc lập về tính đầy đủ, thích hợp và hiệu quả công tác quản lý RRLS; Đề xuất, khuyến nghị và trình Ban lãnh đạo xem xét quyết định sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định, quy trình liên quan đến quản lý RRLS của NHCT, đảm bảo công tác quản lý RRLS của NHCT được thực hiện có hiệu quả.

Các phòng ban liên quan: có trách nhiệm phối hợp, thực thi các quy định về quản trị RRLS

53

2.2.2.2 Nhận diện, đo lường RRLS

Việc nhận diện RRLS tại NHCT căn cứ theo tình hình chênh lệch kỳ hạn của TSC,TSN nhạy cảm lãi suất và biến động lãi suất thị trường do ủy ban ALCO theo dõi, quản lý và báo cáo HĐQT. Nhận diện RRLS là cơ sở nền tảng để đo lường và lượng hóa rủi ro lãi suất, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trên 2 phương diện (i) thu nhập và (ii) giá trị tài sản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Việc đo lường RRLS hiện được NHCT thực hiện qua 2 phương pháp chính sau:

(i) Khe hở nhạy cảm lãi suất

(ii) Giá trị có thể tổn thất (VaR- Value at Risk).

Hiện NHCT chỉ áp dụng VaR để tính giá trị có thể tổn thất đối với các công cụ tài chính phái sinh, chứng khoán kinh doanh, đầu tư, các công cụ tài chính khác, tuy nhiên do giá trị của các công cụ này chiếm tỷ lệ không đáng kể trên tổng tài sản nên trong thực tế tác dụng của phương pháp này trong việc quản trị RRLS tại NHCT hầu như không đáng kể. Với lý do đó, tác giả xin được phép tập trung vào nghiên cứu phương pháp lượng hóa RRLS hiện NHCT chủ yếu đang áp dụng là phương pháp lượng hóa RRLS thông qua khe hở nhạy cảm lãi suất. Tức là tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lời, có thể định giá lại, đảm bảo mức độ chênh lệch khe hở nhạy cảm lãi suất theo yêu cầu của HĐQT NHCT. Số liệu khe hở nhạy cảm lãi suất qua 3 năm gần nhất của NHCT như sau:

12/31/2013____________________ Quá hạn chịu lãiKhông Đên 01tháng Từ 01-03tháng

Từ 03-06

tháng Từ 06-12tháng Từ 01-05năm nămTrên 05 Tông

Triệu

VND TriệuVND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

TÀI SẢN

Tiên mặt vàng bạc, đá quý________ - 3,713,85 - - - - - 3,713,85

Tiên gửi tại NHNN_____________ - - 12,101,0 - - - - 12,101,06

Tiên, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) __________ - - 48,036,8 22 15,133,70 0 1,884,154 424,400 - - 65,479,07 6

Chứng khoán kinh doanh (*)______ - - - - 557,358 - - - 557,358

Các công cụ tài chính phái sinh và

các tài sản tài chính khác_________ - - - - 20,236 - - -

________ 20,236

Cho vay khách hàng (*)__________ 8,221,195 - 161,250,753 79,452,44 23,830,00 9,580,034~ 5,624,555~ 5,475,32Γ 293,434,31

Chứng khoán đâu tư (*)__________ - - 1,479,75 2,862,11 11,374,78 48,974,691 - 3,029,630 67,720,96

Góp vốn, đầu tư dài hạn (*)_______ - 5 2,924,48 - - - - - - 2,924,485

Tài sản cố định và BĐS đâu tư - 7 3,746,21 - - - - - 3,746,217

Tài sản có khác (*)______________ - 14,265,312 - - - - - - 14,265,31 2 Tông tài sản __________________ 8,221,195 24,649,873 222,868,385 97,448,26 37,646,29 58,979,125~ 5,624,555~ 8,504,9M~ 463,962,88 NỢ PHAI TRA________________ Các khoản nợ Chính phủ và NHNN , ____________ - 18 12,5 1 410,11 7 2,826,60 724,044,49 - - - 3 27,293,73

Tiên gửi của và vay từ NHNN và

các TCTD khác________________ - - 0430,723,4

24,897,15 2

18,787,35

7 - - - 3 74,407,91

Tiên gửi của khách hàng_________ - - 165,503,748 61,914,71 24,116,30 5,296,106~ 442,833~ - 257,273,70

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho

vay TCTD chịu rủi ro____________ - - 9 6,517,17 5 15,549,58 210,547,13 1,198,925 7 3,011,68 - 8 36,824,50

Phát hành giây tờ có giá__________ - - 551,434 2,708,23 7,777,597 51,851 - - 11,089,11

Các khoản nợ khác (*)___________ - 24,579,743

' - - - - - - 3 24,579,74

Tông nợ phải trả______________ - 24,579,743 203,705,876 107,896,293 85,272,89 6,546,882~ 3,454,520~ - 431,468,72

Mức chênh thanh khoản ròng 8,221,195 47,895,420 0919,162,5 -10,448,031 147,626,59 3 52,432,24 5 2,170,03 1 8,504,95 7 80,331,96

* không bao gồm dự phòng rủi ro

54

Tỷ lệ khe hở lũy kế/tổng __________tài sản__________ 31/12/2012 Giới hạn ALCO Đến 1 tháng(sắp đến hạn) 4% +/-20% Từ 1- 3 tháng(sắp đến hạn) _________________- Từ 3- 6 tháng(sắp đến hạn) ________________- Từ 6- 12 tháng(sắp đến hạn) ________________ 11.3% (nguồn: NHCT) 55

Tính toán trong phạm vi kỳ hạn 12 tháng của TSC,TSN nhạy cảm lãi suất (đã bao gồm kỳ hạn đến hạn) và dự tính trong vòng 1 tháng tới, mức chênh

TSC-TSN nhạy cảm lãi suất của kỳ hạn GAP = 13.241 tỷ đồng >0, điều đó cho thấy trong thời hạn 1 tháng tới, NHCT chịu RRLS giảm thu nhập ròng từ lãi khi lãi suất giảm. Tại thời điểm 31/12/2011 thì nếu lãi suất giảm 1% thì thu nhập ròng của Ngân hàng trong 1 tháng tới có thể sẽ giảm 132 tỷ đồng.

Cơ cấu các kỳ hạn đến 1 tháng, 6-12 tháng có GAP >0, trong khi kỳ hạn 1-3 tháng và kỳ hạn 3-6 tháng có GAP <0, mặc dù vậy GAP của kỳ hạn đến 12 tháng vẫn dương và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 5% tổng TS. Thực tế cho thấy việc cơ cấu kỳ hạn với tỷ lệ trên tổng tài sản thấp như vậy là hợp lý khi tình hình thị trường lãi suất trong năm 2011 khá ổn định và neo ở mức khá cao, song sang đầu năm 2012 thì lãi suất biến động giảm mạnh.

Các giới hạn về khe hở nhạy cảm lãi suất tính trên tổng tài sản năm 2011 nằm trong giới hạn ALCO cho phép là thấp hơn +/-20%:

(nguồn: NHCT) Đề xuất: Mặc dù kết quả đạt được là khá tốt, tuy nhiên phần nhiều là do

lãi suất thị trường ổn định và ở mức khá cao nên tạo thu nhập từ lãi tốt. Đề xuất ALCO trong trường hợp như thế này cần tối đa hóa thu nhập từ lãi thông qua đánh giá xác định GAP cụ thể của từng kỳ hạn phù hợp với biến động lãi suất của TSC, TSN từng kỳ hạn đó. Chẳng hạn, đối với VNĐ thì lãi suất các kỳ hầu như không biến động nhưng đồng USD thì LSHĐ có xu hướng giảm, còn LSCV có xu hướng tăng, do đó cần phải duy trì GAP USD phù hợp để gia tăng thu nhập ròng từ lãi.

Quá hạn Trong hạn

12/31/2013____________________ chịu lãiKhông Trên 3tháng thángĐến 3 Đến 01tháng Từ 01-03tháng Từ 03-12tháng Từ 01-05năm nămTrên 05 Tông

Triệu

VND TriệuVND TriệuVND VNDTriệu Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

TÀI SẢN

Tiên mặt vàng bạc, đá quý________ 2,511,10 _________ _________ 2,511,10 - - - - 2,511,10

Tiên gửi tại NHNN_____________ - _________ _________ 12,234,14 - - - - 12,234,14

Tiên, vàng gửi tại và cho vay các

TCTD khác (*) __________ - _________ - _________ - 40,894,67 8 3,046,533 13,695,737 253272 - 57,890,22 0

Chứng khoán kinh doanh (*)______ 284,26 _________ _________ 284,2 - - - - 284,267

Các công cụ tài chính phái sinh

và các tài sản tài chính khác______ - _________- _________- - - ________74,451 - - ________74,451

Cho vay khách hàng (*)__________ - 4,889,996 1,411,73 26,164,34 91,575,2 134,092,28 45,787,61 29,434,892~ 333,356,09

Chứng khoán đâu tư (*)__________ 233,91 _________ _________ 636,7 1,003,600 9,593,134 57,840,64 4,457,45 73,765,49

Góp vốn, đầu tư dài hạn (*)_______ 4 2,817,01 _________ -

_________

- - - - -

2,817,01

4 4 2,817,01

Tài sản cố định và BĐS đâu tư 3 5,267,65 _________ - _________ - - - - - 5,267,65 3 3 5,267,65 Tài sản có khác (*)_____________ 19,544,422 _________ _________ 1,628,70 2~ 04~3,257,4 6~ 14,658,31 - - 2 19,544,42 Tông tài sản __________________ 30,658,372 4,889,996 1,411,73 84,353,99 98,882,7 172,113,92 103,881,52 41,977,016~ 507,519,95 NỢ PHAI TRA________________ - _________ _________ - - - - - 0 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN , ___________ - _________- _________- - - - - 4 2,785,37 4 2,785,37

Tiên, vàng gửi và vay các TCTD

khác_________________________ - _________- _________- 8 7,940,15 32,710,702 53,496,465 9 2,662,88 _________4,587 1 96,814,80

Tiên, vàng gửi của khách hàng - _________ _________ 80,949,48 72,276,327 106,968,964 28,910,53 - 289,105,30

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho

vay TCTD chịu rủi ro___________ - - - 3 6,561,99 0314,072,1 7,909,757 2 1,375,28 3 3,307,57 8 33,226,70

Phát hành giây tờ có giá_________ - - - 1,744,44 1,545,9 19,071,613 6,307,23 - 28,669,22

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤTTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 60 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w