Cơ chế điều hành lãi suất và diễn biến lãi suất tại NHCT

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤTTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 49 - 60)

2.2.1.1 Cơ chế điều hành lãi suất của NHCT

Từ ngày 02 tháng 04 năm 2011, Ngân hàng triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing) khớp kỳ hạn theo thông lệ quốc tế, mua bán vốn chi tiết đến từng giao dịch. Trong năm 2013, Ngân

39

hàng đã hoàn thành hệ thống điều chuyển vốn nội bộ FTP giai đoạn 2, tạo điều kiện cho công tác quản lý nguồn vốn và lãi suất tập trung và hoàn thành dự án xây dựng hệ thống ALM giai đoạn 2 phục vụ quản lý tài sản nợ - có, tạo nguồn dữ liệu chuẩn hóa và các công cụ đo lường, giám sát hữu dụng cho công tác quản lý rủi ro thanh khoản và lãi suất.

Trước khi chuyển cơ chế quản lý vốn như hiện nay, NHCT đã trải qua nhiều mô hình quản lý vốn thông qua công cụ lãi suất:

Cơ chế lãi điều hoà chênh lệch cố định: Trước năm 2004, NHCT thực

hiện cơ chế lãi điều hoà dựa trên LS bình quân vốn huy động thực tế tại chi nhánh cộng một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Cơ chế này nhằm tính đến tính chất địa bàn của LS huy động, nhưng lại chưa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp LS huy động đầu vào vì chi nhánh gửi vốn luôn được hưởng tỉ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ LS huy động nào. Giá bán vốn được tính toán đảm bảo bù đắp các khoản chi phí tại Hội sở chính (HSC) như chi trả lãi tiền vay ngoài hệ thống và chi trả lãi cho các chi nhánh (CN) gửi vốn.

Cơ chế lãi điều hoà một giá: Từ nhược điểm trên, năm 2004 NHCT đã

chuyển sang cơ chế lãi điều hoà một giá nhằm khuyến khích các CN huy động nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào toàn hệ thống, tăng hiệu quả

kinh doanh. Cơ chế này phát huy tốt trong điều kiện thị trường vốn dồi dào. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế một giá không tính đến yếu tố kỳ hạn đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị. Từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp HSC có công cụ để điều tiết rủi ro LS của hệ thống do không có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có LS cố định và LS

40

thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của NHCT.

Việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung và cho thấy đây là cơ chế ưu việt, nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành tài sản, nguồn vốn và quản trị rủi ro.

* Nội dung cơ chế quản lý vốn tập trung:

Trước yêu cầu cần phải tính toán chính xác về giá thành tất cả các luồng tiền đi và đến ngân hàng. Trên cơ sở đó, tính toán, đánh giá chính xác thu nhập và chi phí của từng đơn vị kinh doanh của ngân hàng (CN, phòng giao dịch, phòng khách hàng), từng mảng nghiệp vụ, từng khách hàng,...dẫn đến NHCT phải áp dụng cơ chế FTP theo thông lệ quốc tế nhằm một mặt tạo động lực thúc đẩy các Chi nhánh tăng trưởng hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả. Mặt khác trang bị cho HSC công cụ mạnh để quản lý, điều hành về vốn, đặc biệt là quản lý về rủi ro LS, rủi ro thanh khoản.

Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP, là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thông qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Trung tâm vốn hoạt động không vì lợi nhuận, lợi nhuận trung tâm vốn chỉ phản ánh phần chênh lệch kỳ hạn để bù đắp rủi ro lãi suất. Như vậy, rủi ro thanh khoản và RRLS tập trung toàn bộ tại Hội sở chính.

Thu nhập Chi phí

- Thu lãi từ khách hàng; - Chi trả lãi tiền gửi;

- Thu từ bán vốn cho TSC; - Chi mua vốn từ TSC;

- Thu khác ngoài lãi (phí dịch vụ, bảo - Chi khác ngoài lãi (Chi trả lương, tiếp

lãnh,....) thị, khuyến mại,.)

41

Sơ đồ 2.2: Hoạt động của trung tâm vốn

Có thể nói, hệ thống FTP đi vào vận hành đã hỗ trợ có hiệu quả và tăng cường công tác quản trị, điều hành vốn và phân tích thông tin của NHCT với những ưu điểm sau đây:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh - Là công cụ điều hành RR lãi suất, RR thanh khoản

- Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh

- Thông tin báo cáo quản trị kịp thời

- Thông tin đầu vào cho các hệ thống ALM - Thông lệ tốt nhất có tính đến đặc thù Việt Nam

Định giá FTP:

FTP bán/mua vốn của Hội sở chính (HSC) do Tổng giám đốc công bố trong từng thời kỳ, bằng lãi suất cộng (+) thanh khoản (tương ứng với kỳ hạn và tần suất điều chỉnh lãi suất). Margin từ hoạt động cho vay/huy động vốn được gọi là lãi suất cận biên ròng, được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay khách hàng (Tài sản Có) với FTP mua vốn NHCT và FTP bán vốn NHCT với lãi suất huy động tiền gửi (Tài sản Nợ).

42

* Các trường hợp điều chỉnh thu nhập/chi phí:

- Thanh toán trước hạn: Trả nợ trước hạn (cho vay), rút vốn trước hạn (tiền gửi)

- Quá hạn thanh toán nợ gốc (cho vay) - Thay đổi tần suất điều chỉnh lãi suất.

* Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CN:

Hiệu quả kinh doanh của CN sẽ được đánh giá thông qua chỉ tiêu Thu nhập ròng từ lãi (NII - Net Interest Income) bằng (=) Lãi suất cận biên ròng nhân (x) số dư thực tế của từng tài sản Nợ/Có.

Thu nhập ròng (NI - Net Income): là thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh chung của CN. Nó bao gồm: Thu nhập ròng từ lãi (NII) cộng (+) Thu nhập khác ngoài lãi trừ (-) Chi phí khác ngoài lãi.

Tập trung quản trị RRLS và rủi ro thanh khoản tại Trụ sở chính:

Vốn được luân chuyển giữa các Chi nhánh thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của NHCT. Hệ thống FTP sẽ giúp NHCT “mua” tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho các Chi nhánh theo đúng mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ.

Tập trung rủi ro thanh khoản về TSC: Chi nhánh thực hiện việc “bán” và “mua” vốn về TSC. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và Chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với NCHT. Khi có

43

nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi khách hàng tại Chi nhánh giảm một lượng tương ứng số dư vốn của Chi nhánh được ghi nhận trong hệ thống FTP, chi nhánh trong điều kiện bình thường không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Do đó, mọi rủi ro thanh khoản sẽ chuyển từ Chi nhánh về Trụ sở chính.

Tập trung rủi ro lãi suất về TSC: Tất cả các tài sản Nợ và Có của Chi nhánh đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Đối với các giao dịch lãi suất cố định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, Chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lãi suất. Trong cơ chế mới, rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại TSC.

Quản lý vốn tập trung giúp tập trung được vốn về HSC, từ đó tránh được tình trạng các chi nhánh quản lý nguồn vốn dàn trải, không thống nhất phương pháp trong hệ thống và luôn phải dành một khoản vốn nhất định để đảm bảo dự phòng, không tận thu được hiệu quả nguồn vốn.

Mặc dù việc áp dụng FTP là ưu việt và nhiều tích cực, là tiền đề công nghệ để ngân hàng quản trị được tất cả giao dịch liên quan lãi suất, quản trị rủi ro tập trung về TSC. Tuy nhiên,việc áp dụng FTP dẫn đến chi nhánh không chủ động và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, hoạt động bán hàng do phụ thuộc lãi suất mua bán vốn của TSC cũng như kế hoạch vốn đã đăng ký với TSC; nếu lãi suất mua bán vốn của Trụ sở chính với chi nhánh chưa phù hợp tình hình thực tế thị trường có thể dẫn đến phản ứng nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực của tài sản có, tài sản nợ nhạy cảm lãi suất.

44

2.2.1.2 Diên biến lãi suất tại NHCT

Chịu sự tác động mạnh mẽ của lãi suất thị trường Việt Nam cũng như điều hành lãi suất của NHNN, lãi suất cho vay và huy động của NHCT thời gian qua cũng được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt, đảm bảo cạnh tranh và hiệu quả.

Đối với hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng (ngắn hạn), lãi suất đầu tư được xác định tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chi phí vốn của Ngân hàng. Các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng thường có kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng).

Căn cứ vào dự báo về diễn biến lãi suất trên thị trường và khả năng cân đối vốn, Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trong trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn để tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng, Ngân hàng sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn.

Đối với hoạt động huy động vốn, lãi suất được xác định theo nguyên tắc có thể thả nổi hoặc cố định tùy từng thời kỳ, phù hợp tình hình thị trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của Ban Lãnh đạo, cân đối vốn của Ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên hiện nay NHCT chủ yếu sử dụng lãi suất huy động cố định, phù hợp quy định trần lãi suất của NHNN. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu có thời hạn định lại lãi suất ngắn

Đối với hoạt động cho vay, Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn, các chi phí quản lý, trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản bảo đảm, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trụ sở chính quy định mức sàn lãi suất cho vay trong từng thời kỳ; các đơn vị kinh doanh được chủ động xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng trong từng kỳ

Bình quân lãi suất Lãi suất cho vay VNĐ kỳ hạn 12

tháng (%)

Lãi suất huy động VND %/năm (kỳ hạn 12 tháng) Biên độ %/năm (1) = (2) + (3) ẽ) (3) 6 tháng năm 2011 18,2 5 14 4.2 5 12 tháng năm 2011 18.2 5 14 4.2 5 6 tháng năm 2012 16.1 7 12.83 3.3 4 12 tháng năm 2012 14.3 8 12.13 2.2 5 6 tháng năm 2013 11.9 2 9.33 2.5 9 12 tháng năm 2013 11.2 5 8.58 2.6 7 45

đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận hàng năm. Bên cạnh đó, do cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung vào nguồn vốn có thời hạn định lại lãi suất ngắn, Ngân hàng quy định tất cả các khoản cho vay đều phải thả nổi lãi suất, điều chỉnh định kỳ 1-3 tháng/lần.

Bảng 2.2 Lãi suất cho vay ngắn hạn 12 tháng theo cơ chế thả nổi từ năm 2011-2013

Thờ i điể m

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VNĐ/NĂM LÃI SUẤT HUY ĐỘNG USD/NĂM CHO VAY VNĐ CHO VAY USD 1 T 3 T 6T 9T 12T 1 T 3 T 6T 9T 12T Ngăn hạn T.hạn Dài hạn Ngăn hạn T. hạn Dài hạn Năm 2011 bq 6 tháng 14.00% 14.00% 14.00% 14.00% 14.00% 3.72 % 3.90% 4.00% 4.00% 4.03% 18.25% 18.92% 19.17% 6.95% 7.83% 8.03% bq cả năm 14.00% 14.00% 14.00% 14.00% 14.00% 2.86 % 2.95% 3.00% 3.00% 3.02% 18.25% 19.46% 19.83% 7.68% 8.29% 8.49% Năm 2012 bq 6 tháng 12.83% 12.83% 12.83% 12.83% 12.83% 2.00 % 2.00% 2.00% 2.00% 2.00% 16.17% 17.92% 18.42% 7.95% 9.20% 9.50% bq cả năm 10.83% 10.83% 10.83% 10.83% 12.13% 2.00 % 2.00% 2.00% 2.00% 2.00% 14.38% 16.54% 16.83% 7.81% 9.20% 9.50% Năm 2013 bq 6 tháng 7.58% 7.58% 7.58% 7.58% 9.33% 2.00 % 2.00% 2.00% 2.00% 2.00% 11.92% 14.30% 14.33% 7.25% 9.08% 9.40% bq cả năm 7.00% 7.17% 7.27% 7.29% 8.58% 1.63 % 1.63% 1.63% 1.63% 1.63% 11.25% 13.15% 13.21% 6.92% 8.58% 8.98% (nguồn: NHCT) 46

47

Năm 2011, lãi suất huy động VNĐ không thay đổi, lãi suất huy động USD có thay đổi tại các kỳ hạn nhất là vào các tháng cuối năm tăng cao hơn đầu năm và ở kỳ hạn 12 tháng do nhu cầu cân đối nguồn vốn ổn định. Trong năm, lãi suất cho vay cũng khá ổn định và chênh lệch lãi suất cho vay ngắn hạn so với trung dài hạn không lớn. Số dư tín dụng tăng 25%, số dư HĐV tăng 23.9% so với năm 2010.

Đây là năm NHNN đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ thị trường tự do dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất.

Năm 2012, lãi suất cho vay và huy động giảm tương đối mạnh so với năm 2011, bình quân LSHĐ VNĐ giảm từ 1.1%-3,15%, LSHĐ USD giảm từ 0.7%-1%; trong khi lãi suất cho vay VNĐ giảm từ 3%-3.87% tùy thời hạn; lãi suất cho vay USD ngắn hạn ổn định nhưng lãi suất TDH giảm khoản 1%. Tuy nhiên đây cũng là năm NHCT có số dư tín dụng tăng 38%, số dư HĐV tăng 9.5% so với năm 2011.

Năm 2012 đánh dấu một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chính sách, quyết định quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng co doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Lạm phát từ ngưỡng 20% đã giảm xuống còn một con số dưới 7%, trong khi duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt trên 5% và lãi suất cho vay toàn thị trường cũng đã giảm từ +-20% xuống còn +-12 - 15%/năm.

Năm 2013:

Theo định hướng nghị quyết 01 và 02 của chính phủ, trong năm 2013, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh công cụ chính sách tiền tệ đưa lãi suất về mức thấp theo định hướng.

48

Đối với NHCT, lãi suất tiếp tục giảm so với năm 2012, trung bình LSHĐ VNĐ giảm 3%, LS HĐ USD giảm 0.37%, mức độ giảm tăng mạnh vào cuối năm một phần do điều chỉnh của NHNN trên thị trường 2 vào tháng 5 - nguồn vốn dư thừa cùng việc NHNN giảm lãi suất đấu thầu tín phiếu khiến lãi suất thị trường sụt mạnh. Lãi suất cho vay VNĐ giảm từ 3.13%- 3.62%; lãi suất cho vay USD cũng biến động giảm trung bình dưới 1%.

Về số dư tín dụng, HĐV: năm 2013 NHCT có số dư tín dụng tăng 13.58%, đạt 460 ngàn tỷ đồng, số dư HĐV tăng 11% so với năm 2012, đạt 511,6 ngàn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤTTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w