(ACB)
a. Giới thiệu chung về NH TMCP Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Tính đến cuối năm 2012, ACB có tổng tài sản là 176,307 tỷ đồng, giảm 37%, vốn chủ sở hữu đạt 9,377 tỷ đồng
b. Diễn biến
Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang kinh doanh hiệu quả. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của ngân hàng này tăng 20% so với cùng kì năm 2002 (đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng). ACB rất được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm khi gửi tiền vào. Chính vì vây tin đồn “Tổng giám đốc ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây một cú
“sốc” trong dư luận người dân TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt những người gửi tiền ở ACB.
Đầu tháng 10.2003, bắt đầu có những lời xì xào, bàn tán rằng tổng giám đốc ACB đã bỏ trốn.
Khoảng một tuần sau, vào ngày chủ nhật (12/10) và thứ hai (13/10), tin đồn lan rộng trong dư luận TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 14/10/2003, tình trạng căng thẳng lê đến đỉnh điểm khi hàng ngàn người dân đổ xô đi rút tiền ở hội sở chính của ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại số 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1 - TP Hồ Chí Minh). Tại hai địa điểm này, dân chúng tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều giờ, đã có khoảng 4000 khách hàng yêu cầu rút tiền, tính đến 21h ngày 14/10, xấp xỉ 700 tỷ, trong đó có 16 triệu USD
tiền gửi đã bị rút ra.
Chính điều này đã gây tâm lí người dân đến chố hoang mang, lo sợ thực sự. Rất may, xuất hiện kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thuỳ bên cạnh ông Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt cùng đại diện chính quyền Thành phố đã là lời bác bỏ tin đồn hùng hồn nhất.
Ngày hôm sau, 15/10, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền nhiều, nhưng cùng với các cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm trong việc bác bỏ thông tin sai sự thật trên, đến cuối ngày, tình hình đã dịu xuống, khách hàng bắt đầu đem tiền gửi trở lại ACB
Ngày 16/10, sự cố gần như được dẹp bỏ. Trước sự đảm bảo năng lực tài chính của ACB, dòng vốn rút ra khỏi ACB đã chững lại và có dấu hiệu chảy ngược trở lại. Tính đến 15h chiều ngày 16/10, các chi nhánh của ACB gần như không còn khách đến rút tiền. Thay vào đó số tới gửi tiền tăng mạnh. Trong số này có 316 khách mở tài khoản mới. Tổng giá trị tiền gửi riêng ngày
16 là 117 tỷ đồng, gồm cả vàng và ngoại tệ. Mới nối lại hoạt động cho vay nhưng số tiền ngân hàng xuất ra cho đối tác là 26 tỷ đồng.
c. Nguyên nhân
Ta có thể dễ dàng nhận thấy, ở trường hợp của ACB không chỉ khoanh hẹp lại phạm vi khủng hoảng vì mọt tin đồn mà chính là do lòng tin của người dân về hệ thống ngân hàng đã chưa nhiều và do đó dễ gây hoang mang khi có những tình huống xấu.
Sự tương tác giữa khách hàng và ngân hàng trong thời đại ngày nay không chỉ đơn giản qua những con số, những hợp đồng được kỳ kết, bởi vì với sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng thì việc lựa chọn ngân hàng phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của khách hàng với ngân hàng đó đến đâu. Do đó, sự cố của ACB, với ACB nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cần chú trọng hơn nữa công tác dịch vụ khách hàng để tăng cường sự gần gũi giữa khách hàng và ngân hàng.
Hơn nữa, tốc độ xử lý thông tin của ngân hàng ACB chưa thực sự hiệu quả. Trong thực tế, ACB vì những lý do chủ quan, trong đó một phần do không có bộ phận PR chuyên nghiệp nên đã để cho giai đoàn “ủ bệnh” này kéo dài quá lâu. Cả tuần trước sự cố rút tiền, khi tin đồn mới được tung ra, ACB đã không hề có một động thái chính thức nào.
1.4.4. Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam chi nhánh Hà Nội
a. Giới thiệu chung về Ngân hàng Phương Nam
Được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Đến nay, Ngân hàng Phương Nam trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng: vốn điều lệ Ngân hàng Phương Nam là 4.000.000.000.000 đồng, mạng lưới hoạt động 140 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc; tổng tài sản đạt hơn 72.159.068 tỷ đồng.
Vốn điều lệ là 4.000.000.000.000 VNĐ. Tổng tài sản đạt hơn 72.159.068 tỷ đồng. Vốn tự có là 3.500,55 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động 139 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc.
Ngân Hàng Phương Nam - Chi nhánh Hà Nội- chính thức khai trương
và đi vào hoạt động vào ngày 05/05/2006
b. Diễn biến
9h sáng ngày 22/7/2005, khách hàng đã kéo đến xếp hàng dài trước quầy giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam chi nhánh Hà Nội - PNB Hà Nội (115 Trần Hưng Đạo). Phần đông đều rất hoang mang và muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng sau khi thông tin trên được phát trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam. Vụ việc này xuất phát từ 1 lá đơn kiện gửi công an huyện Sóc Sơn làm rõ vụ lừa đảo. Công an Sóc Sơn đã mở rộng điều tra, phát hiện ra ngoài hành vi lừa đảo còn có dấu hiệu làm giả giấy tờ, lập hồ sơ cho 47 giáo viên trường tiểu học xã Xuân Giang (Sóc Sơn) để vay 705 triệu đồng của Ngân hàng TMCP Phương Nam theo hình thức vay ưu đãi tiêu dùng. Đây là hành vi lừa đảo vì trên thực tế cả 47 giáo viên có tên trong danh sách kể trên đều không vay tiền. Hơn 10 nhân viên giao dịch cùng các cán bộ, nhân viên của các phòng ban đều được huy động để giải thích cho khách hàng về sự cố và đáp ứng nhu cầu rút tiền.
Ngay trong sáng cùng ngày, đại diện Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã trực tiếp xuống làm việc tại PNB chi nhánh Hà Nội, cùng lãnh đạo đơn vị giải thích để trấn an người gửi tiền. Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội Nguyễn Thị Mai Sương khẳng định tình hình tài chính của Phương Nam vẫn ổn định, khả năng thanh khoản tốt. Với số vốn điều lệ 326 tỷ đồng, Phương Nam luôn dành ra một
khoản dự phòng rủi ro là 30 tỷ đồng, đồng thời chi nhánh Phương Nam Hà Nội đã rút từ tài khoản của mình ở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội khoảng 200 tỷ để chuẩn bị sẵn sàng chi ra cho dân nếu có nhu cầu rút tiền trước hạn ồ ạt. Thực tế đến cuối giờ giao dịch sáng buổi sáng, lượng người đến rút tiền tại các chi nhánh của ngân hàng Phưương Nam đã giảm hẳn.
c. Nguyên nhân
Ở các nước trên thế giới, việc môi giới giữa ngân hàng và khách hàng là việc hoàn toàn bình thường. Các đem vị môi giới là những người làm ăn đàng hoàng, có thu phí và hồ sơ cụ thể. Tuy nhiên, việc làm này đối với Việt Nam lại là vấn đề hết sức phức tạp. Những người môi giới ở đây chính là các tay cò lừa đảo người tiêu dùng. Các bộ hồ sơ tín dụng qua tay "cò" thường rất "sạch" và cán bộ ngân hàng khó có thể phân biệt thật giả. Như thế, ngân hàng sẽ khó loại trừ những tình huống tiêu cực. Như thế, cả ngân hàng và người tiêu dùng sẽ bị cò lợi dụng, lừa gạt một cách có bài bản. Phía ngân hàng cũng phải cẩn trọng xem xét hồ sơ trước khi cho vay, nhằm tránh những hiện tượng đáng tiếc có thể xảy ra.
Cũng như sự việc xảy ra với NHTMCP Á Châu, khi xảy ra rủi ro thanh khoản, người dân ồ ạt đến ngân hàng rút tiền, các NHTM đều nhận được hỗ trợ cả về uy tín lẫn tài chính hoặc cam kết hỗ trợ từ phía NHNN.
Một mặt động thái này là hết sức cần thiết do NHNN đóng vai trò là người cho vay cuối cùng của NHTM. Nền tài chính của Việt Nam còn non trẻ, sự sụp đổ của bất kì ngân hàng nào cũng sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường tới toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế, như hiệu ứng Domino. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của NHNN có thể làm cho các NHTM có tâm lý ỷ lại, chỉ tập trung vào huy động và sử dụng vốn nhằm thu về lợi nhuận cao. Trong khi đó công tác quản trị rủi ro thanh khoản rất cần thiết lại bị bê trễ do tâm lý đã có NHNN đứng sau hậu thuẫn. Do vậy NHNN cần hỗ trợ các
NHTM nhưng cũng cần có các quy định chặt chẽ cũng như các quy định nghiêm khắc hơn để các NHTM không còn tái diễn tình trạng này.
Việc phá sản, sáp nhập và quốc hữu hóa của các ngân hàng trên thế giới là những bài học thiết yếu cho các NHTM Việt Nam. NHNN Việt Nam nên quy định các biện pháp như tỷ lệ lãi phạt cao và có những chủ trương cứng rắn hem để các NHTM chủ động hơn trong quản trị rủi ro thanh khoản.