Hoàn thiện bộ máy nhân sự quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (Trang 91 - 93)

Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Bắc Ninh vẫn chưa tổ chức bộ máy quản trị rủi ro nói chung một cách chuyên biệt. Đối với hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản nói chung, Chi nhánh mới chỉ giao Phòng Kế toán Ngân quỹ lập các báo cáo ngân quỹ về tài sản nợ và tài sản có, chuyển cho Phòng Kế hoạch tổng hợp phân tích và đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro. Do đó, để hoạt động quản trị rủi ro thực sự có hiệu quả, trong thời gian tới,

Chi nhánh cần thành lập Ban Quản trị rủi ro chuyên biệt. Là một chi nhánh cấp 1, với địa bàn hoạt động rộng lớn trên toàn tỉnh Bắc Ninh, nên việc tổ chức Ban quản trị rủi ro của Chi nhánh là hoàn toàn cần thiết. Ban Quản trị rủi ro nên được thành lập và chia nhỏ thành các bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt theo môi hình sau:

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro

Bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro thanh khoản nên được chia tách thành các bộ phận riêng biệt. Trên hệ thống ALCO mà Agribank đã triển khai trên toàn hệ thống, cần tổ chức nhân viên chuyên theo dõi tài sản nợ, có, lập các báo cáo ALCO. Trên cơ sở này, cần có nhân viên chuyên xác định cung cầu thanh khoản theo ngày, chuyển các báo cáo thống kê cho bộ phận lập báo cáo thanh khoản và đề xuất các biện pháp quản trị thanh khoản hợp lý.

Chi nhánh cũng cần phải đảm bảo có sự phân chia rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày; có đủ nguồn nhân lực được trang bị các kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp với chất lượng và tính phức tạp của công việc; đồng thời có các công cụ và quy trình công nghệ thông tin để xử lý chính xác, kịp thời thông tin nhằm hỗ trợ toàn bộ quá trình và kiểm soát rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng.

Một phần của tài liệu (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w