Bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 91)

Cuộc khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống các NHTM Argentina cho thấy một kinh nghiệm là rủi ro thanh khoản tại các NHTM vô cùng nhạy cảm với diễn biến trong nền kinh tế, đặc biệt là các thay đổi trong chính sách tiền tệ. Bài học của NHTW Argentina phân tích ở trên cho thấy chính sách tiền tệ mà ngân hàng này đưa ra là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, nhưng quá trình thực hiện lại phản tác dụng và gây mất lòng tin của công chúng và các nhà đầu tư, dẫn đến hiện tượng rút tiền ồ ạt trên toàn bộ quốc gia này.

Cần tính toán chi tiết, công khai khi đưa ra các chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra chính sách đã cần sự tính toán chi tiết, quá trình thực hiện chính sách cũng hết sức minh bạch, tránh để ngân hàng và khách hàng của ngân hàng hoang mang. Với những chính sách tạo ra thay đổi lớn, NHNN cần có sự giải thích công khai về mục tiêu và lộ trình thực hiện với các TCTD có liên quan.

Cần nhận định rằng bất kỳ loại rủi ro nào trong ngân hàng cũng đều có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. NHTM cần đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản vì tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của NHTM. Các khoản cho vay cũng chiếm phần lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như hiện nay, các NHTM cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

đều cần có sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong trường hợp biến động đó có thể ảnh hưởng tới hoạt động và uy tín của mình, cần có công tác PR, đặc biệt

là có mối quan hệ tốt tới báo giới để quản lý tốt các thông tin nhạy cảm, tránh

sự thổi phồng của các phương tiện đại chúng.

về phía NHNN, khi rủi ro thanh khoản xảy ra với một ngân hàng, NHTW cần có biện pháp thích hợp như đứng ra bảo lãnh và hỗ trợ vốn kịp thời làm ổn định niềm tin của công chúng, tránh được phản ứng dây chuyền lan sang các ngân hàng khác, hạn chế rủi ro trong phạm vi một ngân hàng. Thêm vào đó, NHNN cần lường trước những diễn biến theo sau một quyết định mang tầm vĩ mô để có những phòng ngừa thích hợp hoặc chia nhỏ trong quá trình thực hiện.

*Áp dụng vào hoàn cảnh tại Việt Nam

Dù ở mức độ nhẹ hơn rất nhiều, sự căng thẳng thanh khoản trên hệ thống các NHTM Việt Nam cũng khiến người ta liên tưởng tới rủi ro thanh khoản trên hệ thống ngân hàng Argentina năm 2001-2002 ở một điểm tương đồng: chính sách vĩ mô và các diễn biến trên nền kinh tế làm tác động mạnh đến tính thanh khoản của các NHTM.

Cụ thể ở Việt Nam là quyết định rút bớt tiền lưu thông của NHNNnhằm mục đích giảm lạm phát nhưng lại diễn ra khá đột ngột khiến các NHTM, đặc biệt là các NHTMCP bị “sốc” thanh khoản.

Chính sách thắt chặt tiền tệ là điều tất yếu sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng tăng trưởng nóng và tăng cung tiền nhưng tình hình có thể đã bớt căng thẳng hem nếu trước khi thực hiện quyết định rút tiền, NHNN tham khảo ý kiến của các NHTM với quy mô và tiềm lực vốn có khác nhau hoặc giãn cách thời gian thực hiện các biện pháp để NHTM có thời gian tăng cung thanh khoản.

tăng lãi suất tiền gửi để thu tiền về, tránh dồn gánh nặng thanh khoản cho các

NHTM khi đang giữ ít tiền mặt khi đưa ra các yêu càu mua tín phiếu khá đột ngột.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm, và thường gặp và cũng chính là nguyên nhân đẩy các Ngân hàng vào nguy cơ bị sáp nhập hay thôn tính. Không chỉ đối với các Ngân hàng tại Việt Nam , mà còn đối với các Ngân hàng có tiếng trên thế giới cũng đã từng vấp phải loại rủi ro này.

Rõ ràng, việc quản trị rủi ro thanh khoản không những mang tính chất cần thiết, cấp bách mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn cũng như uy tín của Ngân hàng.

Chương 1 đã đưa ra những cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản cũng như các chỉ tiêu, dấu hiệu để có thể nhận biết, đo lường và kiểm soát loại rủi ro này. Đồng thời cũng đưa ra một số trường hợp thực tiễn của các Ngân hàng đã từng bị rơi vào bẫy “rủi ro thanh khoản”, nguyên nhân, diễn biến cũng như các biện pháp để ứng phó khi rủi ro xảy ra. Đây cũng là những bài học kinh nghiệm xương máu để các Ngân hàng thương mại nói chung, và Ngân hàng NNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh nói riêng có thể rút ra và phòng tránh rủi ro thanh

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Đầu năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập lại trên cơ sở tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh được tách ra từ NHNo&PTNT tỉnh Hà Bắc, sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển của hệ thống NHNo&PTNT nói riêng. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh giữ vai trò to lớn trong việc huy động vốn và đầu tư hỗ trợ vốn cho nông dân và các DN, thúc đẩy kinh tế Nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển.

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh là chi nhánh thành viên c ủa NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, theo Luật của các TCTD, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước theo luật định, thực hiện các chế độ, thể lệ, các quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành. Hoạt động chủ yếu của chi nhánh gồm:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác

chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng khác,

bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nước, quốc

tế và các hình thức cấp tín dụng khác - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng - Cung ứng các phương tiện thanh toán

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán: Thực hiện dịch vụ thanh toán trog nước bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ,; thực hiện thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác - Mở tài khoản phải thu, phải trả tại ngân hàng nhà nước

- Tham gia hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống thanh toán song phương, hệ thống thanh toán liên ngân hàng và các hệ thống thanh toán khác - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế

- Cung ứng các dịch vụ ngoại hối cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài

- Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực kiên quan tới hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản

- Mua, đầu tư sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh; cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của Agribank, nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay sau khi được Agribank chấp thuận trong văn bản

- Thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; tư vấn tài chính doanh nghiệp; mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tỗ chức Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Bắc Ninh

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và chức năng nhiệm vụ kinh doanh của NH trong quá trình hoạt động và phát triển, từ ngày mới thành lập cơ cấu tổ chức còn rất đơn giản, đến nay chi nhánh đã không ngừng đổi mới cơ cấu nhằm đạt được một mạng lưới hoạt động phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, được bố trí theo sơ đồ sau:

Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh gồm 3 nhân sự: - 1 Giám đốc: Trực tiếp tổ chức điều hành và thực hiện các nhiệm vụ

của chi nhánh cấp theo quy định của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam; chỉ đạo kiểm tra, điều hành theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam đối với các chi nhánh phụ thuộc trên địa bàn .

- 1 Phó giám đốc: phụ trách bộ phận kế toán. - 1 Phó giám đốc: phụ trách bộ phận tín dụng. - 1 Phó giám đốc: phụ trách phòng giao dịch

Phòng kế hoạch tổng hợp: Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý cân đối

nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi, ... và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất các chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch ngắn, trung và dài hạn. Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, phòng ngừa rủi ro, .

Phòng tín dụng: Tham mưu đề xuất xây dựng chiến lược khách hàng

tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất

các dự án tín dụng theo phân cáp ủy quyền, ...

Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán, kế toán, hạch toán thống

kê và thanh toán. Xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tón thu chi tài chính, quỹ tiền lương. Tham mưu các chiến lược phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định, ....

Phòng điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên

quan tới hoạt động của Chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, dịch vụ tin học, quản trị mạng, truyền thông và các hệ thống ứng dụng chính phục vụ hoạt động kinh doanh.

Phòng Hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng

tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh, tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, tranh chấp dân sự. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cán bộ, ...

Phòng Kiểm tra kiếm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác

năm, quý phù hợp. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Phòng Kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại

tệ, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan tới thanh toán quốc tế. Phối hợp với phòng Tín dụng quản lý khách hàng vay ngoại tệ,.

Phòng Dịch vụ và marketing: Tư vấn, tiếp thị giới thiệu sản phẩm cho

khách hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng. Đề xuất chính sách phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng,

+/ - % +/ - % Tổng dư nợ 3,70 6 2 4,32 616 16.6 4,481 915 37

xây dựng chiến lược tiếp thị và truyền thông,...

2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2011 đạt 3.271 tỷ đồng, tăng 637 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 24,18% so với 31/12/2010, đạt 104% kế hoạch năm NHNo Việt Nam giao, chiếm 18,17%/Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn (3.271 tỷ/18.000 tỷ). Đà tăng trưởng này tiếp tục trong năm 2012, tổng vốn huy động tiếp tục tăng thêm 713 tỷ đồng tương ứng với 21,8% và đạt mức 3984 tỷ đồng, cũng vượt mức kế hoạch được giao trong năm. Trong 3 năm qua, trong điều kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các Tổ chức tín dụng, đặc biệt áp dụng lãi suất, vận dụng lãi suất trong huy động vốn nhưng Agribank tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mục tiêu, kế hoạch chi nhánh xây dựng, góp phần chủ động về vốn, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, chủ động đầu tư cho Nông nghiệp Nông thôn, các dự án, Doanh nghiệp, khách hàng lớn. Hoàn thành chỉ tiêu các đợt huy động dự thưởng do NHNNo&PTNT Việt Nam giao, đồng thời chủ động phát hành 02 đợt huy động dự thưởng tại Bắc Ninh đạt kết quả cao, qua đó thu hút được khối lượng lớn nguồn tiền gửi dân cư ổn định và duy trì được thị phần của chi nhánh trong những thời điểm khó khăn về nguồn vốn.

Kết quả đó là sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, bảo vệ giữ gìn thương hiệu, lòng tin của khách hàng với chi nhánh, sự kế thừa kết quả của nhiều năm.

Dư nợ tín dụng của Chi nhánh những năm qua đã có mức tăng trưởng khá về giá trị tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng.

Tổng dư nợ đến 31/12/2011 đạt 4.322 tỷ đồng, tăng 616 tỷ đồng, tăng 16,62% so với 31/12/2010, chiếm 16%/Tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn (4.322 tỷ/27.000 tỷ). Năm 2012, tổng dư nợ của Chi nhánh tiếp tục tăng

thêm 159 tỷ đồng (tương ứng với 3,7%) đạt mức 4481 tỷ đồng. Đến 31/12/2011 chi nhánh có tổng nợ xấu là 67.397 triệu đồng, tăng 44.806 triệu đồng so với đầu năm, thấp hơn 0,44% so với kế hoạch. Đặc biệt năm 2012, nợ xấu đã giảm mạnh, chỉ còn 200 triệu đồng, giảm tới 99,7% so với năm trước. Có được kết quả này là trong những năm qua, Chi nhánh đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát các khoản vay, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, quyết liệt giảm dư nợ cho vay phi sản xuất.Củng cố, hoàn thiện, gắn trách nhiệm của Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu ở dưới chỉ tiêu được giao, chủ động thường xuyên phân tích chất lượng tín dụng, phát hiện kịp thời các khoản nợ rủi ro tiềm ẩn, rà soát, giao quyền phán quyết cho các chi nhánh, phòng giao dịch, triệt để thực hiện cho vay bằng chuyển khoản.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank tỉn Bắc Ninh từ 2010 - 2012

4 1 2 3 Tổng doanh thu 594 882 288 48.

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w