Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (Trang 45)

Tăng cường vốn tự có để tăng năng lực tài chính. Như chúng ta đã biết, vốn tự có có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động NH. Nó vai trò như là cơ hội cuối cùng để chống lại rủi ro phá sản. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò quan trọng không kém là tạo niềm tin trong công chúng về NHvà là sự đảm bảo của NH về khả năng tài chính của NH cũng như của KH mà NH thực hiện bảo đảm. Vì vậy, để chống đỡ lại những rủi ro ngày càng cao phát sinh trong hoạt động, trong đó có rủi ro thanh khoản. Các biện pháp như: Phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài, tăng trích lập các quỹ, phát hành trái phiếu, xây dựng chương trình, kịch bản về quản trị rủi ro thanh khoản để đo lường, giám sát trạng thái thanh khoản và đưa ra biện pháp, quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn, quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ, lập kế hoạch dự phòng, công bố thông tin ra ngoài, kiểm soát nội bộ.

1.3.3. Biện pháp liên quan đến tính liên kết thống nhất giữa các ngân hàng thương mại

Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất vì nó có tính hệ thống và tính dây truyền. Trong hệ thống ngân hàng, nếu một hay hai ngân hàng gặp rủi ro này thì có thể lây sang các ngân hàng khác. Bản thân một ngân hàng thương mại không chống đỡ được rủi ro hệ thống, do đó cần thiết tính đến biện pháp liên kết thống nhất, tính đồng đều trong quản trị rủi ro thanh khoản.

Quản trị rủi ro thanh khoản ở các NH Nga

> Sự kiện

- Vào tháng 7 năm 2004, các NH của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn.

- 9/7/2004: Một đại gia trong ngành NH Nga - Guta Bank - thông báo tạm khoá các tài khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp, tương đương (345 triệu USD). NH đã đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM

- 10/7/2001: Ngay sau khi Guta khoá các tài khoản tiền gửi, người dân đổ xô đi rút tiền ở NH khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự

- 16/7/04: Các NH Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền

gửi tăng song KH vẫn ồ ạt xếp hàng rồng rắn bên ngoài các toà nhà NH để chờ đến lượt rút tiền

- 17/7/04: NH Alfa, đại gia thứ 4 trong ngành tài chính Quyết định áp dụng biện pháp cấp bách là phạt 10% số tiền nếu KH rút trước thời hạn. Cùng lúc, báo chí trích lời một cơ quan quản lý tài chính Nga tuyên bố 10 NH nữa có thể sẽ bị đóng cửa trong nay mai. Tuy nhiên, một số phương tiện thông tin đại chúng lại tiết lộ họ có trong tay danh sách đen với 27 NH đang bên bờ vực phá sản.

- 20/7/2004 Nhiều NH đã sụp đổ.

> Nguyên nhân

- Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga hiện có quá nhiều NH, trong đó phần lớn là TCTC nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp. Các NH có vốn sở hữu quá nhỏ bé. Hiện 90% NH ở đây có số vốn dưới 10 triệu USD.

- Ngoài biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, cơ quan quản lý tài chính Nga chưa đưa ra được biện pháp hiệu quả nào khác để giải quyết vấn đề.

Như vậy, khủng hoảng thanh khoản năm 2004 ở Nga cũng xuất phát từ sự khụng minh bạch trong điều hành chớnh sỏch tiền tệ của ch ính phủ làm người dân mất lòng tin. Những người gửi tiền tràn đến các nhà băng để rút tiền vì lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tái diễn và họ sẽ mất những khoản tiền tiết kiệm cả đời.

> Bài học kinh nghiệm

- Thống đốc NHTW Sergei Ignatiev và tổng thống Putin tuyên bố không hề có danh sách đen và khủng hoảng như vậy nhất thời là do tâm lý. ông Sergei Ignatiev Quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các NH 7% từ xuống 3,5% nhằm tăng khả năng thanh khoản, đồng thời áp dụng hàng loạt biện pháp cứu Guta.

- Chính phủ đã đưa ra kế hoạch để ngân hàng Vneshtorgbank của nhà nước mua lại Guta.

- Phó chủ tịch Uỷ ban Tài chính Duma Nga Pavel Medvedev tuyên bố trong tuần, các NH sẽ thoát khỏi tình trạng tồi tệ như hiện nay.

- Chính phủ đã mua lại các NH lớn với giá rẻ bất ngờ. Putin đã thành công trong việc tăng cường vai trò và sở hữu của nhà nước đối với ngành NH - vốn đã bị tư nhân hóa ồ ạt sau khi Liên xô cũ sụp đổ.

> Bài học cho hệ thống ngân hàng Việt Nam Đối với NHNN

- Thường xuyên thanh tra giám sát hoạt động của TCTD, có khả năng cảnh báo sớm cho các TCTD.

- Ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các TCTD không tuân thủ các quy định này.

- Phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của các NH trong và

ngoài nước.

- Hỗ trợ các TCTD trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ. - Trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra thì NHNN cần có giải pháp cấp

bách, tránh lây lan dây chuyền. Đối với các NHTM Việt Nam

- Tuân thủ các quy định chặt chẽ của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn, quy chế cho vay, bảo lãnh,...

- Tính toán chính xác nhu cầu, khả năng thanh toán. Mỗi NH cần xây dựng bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010.

- Tăng cường các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý

thông tin.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Như vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên, quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại của NH. Tùy vào đặc điểm về môi trường, quy mô, đối tượng, phạm vi kinh doanh, thực trạng thanh khoản và năng lực quản trị của NH mà các NHTM Việt Nam lựa chọn các chiến lược, các

tìm hiểu vấn đề thực trạng rủi ro thanh khoản ở Chương 2 qua đó có biện pháp và một số kiến nghị ở Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HẲNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁTTRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM

2.1 Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, có tên viết tắt là Agribank, được thành lập ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. NH đổi tên từ NH Phát triển Nông thôn Việt Nam thành NH Nông

triển Nông thôn Việt Nam như hiện nay. NH là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước, có thời hạn hoạt động là 99 năm.

Lịch sử Agribank là lịch sử có nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi nhớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước: NH Phát triển Nông nghiệp Việt nam (1988 - 1990); NH Nông nghiệp Việt nam (1990 - 1996); NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam (1996 - nay). NH được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch NH bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của NH; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ NH khác được NHNNViệt Nam cho phép.Năm 1990, Pháp lệnh NH ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới ngành NH. Hệ thống NH phân thành hai cấp: NHNNvới chức năng NH trung ương và các NHTM kinh doanh theo cơ chế thị trường. NH Nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Năm 1996, bước sang giai đoạn lịch sử mới với việc đổi tên thành NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty, từ năm 1996 đến nay, hoạt động của Agribank có sự thay đổi về chất, vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực, thông lệ hiện đại. Về tài chính, Agribank đã xây dựng một nền tài chính lớn mạnh. Lợi nhuận hàng năm tăng đều và vững chắc, hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách 41

Nhà nước, đảm bảo thu nhập và đời sống cán bộ không ngừng cải thiện nhưng vẫn đủ sức trích hình thành quỹ dự phòng rủi ro hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Về công nghệ, Agribank đã kết nối trực tuyến toàn hệ thống, cho phép triển khai và ứng dụng tất cả các dịch vụ NH hiện đại như thẻ quốc tế, internet banking...

Về con người, đến nay Agribank có tổng số trên ba vạn cán bộ, gần 70% có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng; 80% có trình độ vi tính cơ bản. Về mô hình hoạt động, ngoài 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau như: chứng khoán, vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, in thương mại, du lịch.. ..và đầu tư vào hàng chục doanh nghiệp khác. Về đối ngoại: Agribank chủ động mở rộng và khai thác có hiệu quả các mối quan hệ quốc tế, thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

NH No&PTNT Việt Nam có trụ sở chính tại 36 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Tại thời điểm

Tại thời điểm tháng 6/2011, NH có 1 Hội sở chính, 3 văn phòng đại diện, 3 đơn vị sự nghiệp, 1 Sở Giao dịch, 158 chi nhánh loại 1,2; 776 chi nhánh loại 3 và 1372 phòng giao dịch hoạt động trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Chỉ tiêu\Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1. Tổng nguồn vốn huy động 233.9 02 305.6 71 375.0 33 434.3 31 474.941 Tốc độ tăng trưởng (%) 22, 68 68 30, 69 25, 81 15, 9,4

2. Tổng dư nợ cho vay 181.2 52 246.1 88 284.6 17 354.1 12 414.755 Tốc độ tăng trưởng (%) 17, 57 35, 83 15, 61 24, 42 17,10 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 190 2,50 2,68 2,70 3,80 4. Tổng thu 24.295 33.193 50.307 70.4 29 91.160 5. Tổng chi 22.366 28.038 46.341 66.2 67 88.288

6. Lợi nhuận sau thuế 1.1

07 15 4.5 19 3.3 43 3.6 2.738

2.1.3. Phân tích tình hình HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu cơ bản về HĐKD 2006-2010

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD VBA năm 2006-2010)

Các số liệu trên cho thấy:

Trong 5 năm qua, HĐKD của VBA có kết quả khá ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân trong giai đoạn 2006-2010 là 20,85%.

Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân là 21,71%, Năm 2006, dư nợ tín dụng là 181.252 tỷ đồng thì đến năm 2010, dư nợ tín dụng là 414.755 tỷ đồng, tăng 17,10% so với năm 2009 và tăng gấp 2,29 lần so với năm 2006. tỷ lệ dư nợ so với tổng nguồn vốn 87,3%.

Từ năm 2006 đến năm 2010, NH kinh doanh đều có lãi. Tiền lương cho cán bộ nhân viên được đảm bảo và ngày càng được cải thiện.

Có thể nói, VBA đã có bước phát triển vượt bậc, từ một NH yếu kém nhất trong các NHTM Nhà nước đã trở thành một NH có vốn, có thị phần lớn nhất và HĐKD đạt hiệu quả.

NHNo trở thành một NH giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

kinh tế, tạo ra hàng chục triệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, chuyển đổi mạnh mẽ KV nông nghiệp sang kinh tế sản xuất hàng hoá.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của NH luôn ở mức cao trong hệ thống các NHTM.

Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với hoạt động NH. Có thể nói những khó khăn thử thách này là khó khăn thử thách lớn nhất, gay go nhất trong 20 năm đổi mới của ngành NH.

Sáu tháng đầu năm 2008, chúng ta đã từng chứng kiến tốc độ lạm phát tăng cao dần qua từng tháng, cuộc đua lãi suất của các NHTM tưởng chừng không có điểm dừng, khả năng thanh khoản của nhiều NHTM ở trong trạng thái chấp chới, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ở tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn thì NH vẫn duy trì nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 2010 thấp nhất trong toàn giai đoạn do những tháng cuối năm 2010 chịu ảnh hưởng sự biến động lớn của thị trường vốn và lãi suất huy động, tỷ giá vàng, ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khi lãi suất của NHNo bị khống chế bởi lãi suất huy động đồng thuận với Hiệp hội và NHNN thì một số NH tìm mọi cách lách lãi suất, huy động cao hơn mức trần lãi suất đồng thuận công bố làm thị trường vốn biến động, nguồn vốn của NHNo giảm mạnh. Mặt khác, NHNo chịu ảnh hưởng của các công ty cho thuê tài chính ALC làm ảnh hưởng tới nguồn vốn của các tổ chức lớn như Bảo hiểm xã hội, tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn than, tập đoàn cao su, NH phát triển...

Tổng kết lại, năm 2006 nguồn vốn huy động là 233.902 tỷ đồng thì đến năm 2010, nguồn vốn huy động tăng trưởng thành 474.941tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2009 và tăng gấp 2,03 lần so với năm 2006.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn của VBA giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD VBA giai đoạn 2006-2010)

Trong tổng nguồn VHĐ, nguồn tiền gửi của KH chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2010, trong tổng nguồn vốn huy động là 474.941 tỷ đồng thì tiền gửi của KH là 427.372 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89,98% nguồn vốn huy động, tiền gửi từ dân cư là 251.269 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 59% nguồn vốn huy động từ KH.

Toàn hệ thống đã coi trọng công tác HĐV, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn thông qua đa dạng hoá các hình thức huy động, đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách KH, kiên trì với chủ trương tăng nguồn vốn từ dân cư, góp phần tạo cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay nông nghiệp nông thôn.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền VND luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh, huy động vốn bằng ngoại tệ còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động nội tệ là 422.383 tỷ trong khi nguồn vốn huy động ngoại tệ chỉ là 52.558 tỷ.

dài hạn là 77.938 tỷ đồng, chiếm 43% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đến cuối năm 2006 là 14.500 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ cho vay.

Năm 2008, tổng dư nợ cho vay đạt 284.617 tỷ đồng chỉ tăng 15,61% so với năm 2007 do chính sách thắt chặt tiền tệ , tín dụng của Chính phủ. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 167.582 tỷ đồng, chiếm 58,88% tổng dư nợ cho vay; cho vay trung và dài hạn là 117.035 tỷ đồng, chiếm 41,12% tổng dư nợ cho vay. Dư

Một phần của tài liệu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w