Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1238 phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP công thương VN chi nhánh KCN phú tài (FILE WORD) (Trang 85 - 90)

2.3.2.1 Hạn chế

Mặc dù Vietinbank CN KCN Phú Tài được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu có thị phần và tăng trưởng tín dụng tốt trên địa bàn tỉnh Bình Định song trong quá trình hoạt động cho vay KHCN ngân hàng vẫn có những hạn chế:

Thứ nhất, Vietinbank đã ban hành một danh mục nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên tại Vietinbank CN KCN Phú Tài dư nợ vay chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống như vay vốn sản xuất kinh doanh và vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng

(vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng sửa chữa nhà ở, vay cầm cố giấy tờ có giá,.... ). Thứ hai, thị phần có tăng trưởng nhưng mức tăng khá khiêm tốn, số lượng khách hàng chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh.

Thứ ba, chất lượng CBTD còn thấp, đa số cán bộ trong chi nhánh là các cán bộ tuổi trung bình thấp, chủ yếu người mới có sức trẻ, nhiệt huyết, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm dẫn đến cho vay không hiệu quả, rủi ro cho chi nhánh.

Thứ tư, chất lượng dịch vụ tín dụng còn chưa tốt. Một số phòng giao dịch được chi nhánh thuê lại và cải tạo nên không gian làm việc còn hạn chế, đặc biệt là các giờ cao điểm, khách hàng đông gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình giao dịch. Hệ thống máy tính thiết bị đã sử dụng lâu nên thường xuyên trục trặc dẫn đến chậm trễ trong quá trình giải quyết hồ sơ vay vốn cho khách hàng.

2.3.2.2 Nguyên nhân

> Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, còn có vướng mắc và chồng chéo gây khó khăn trong hoạt động của ngân hàng. Hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề hỗ trợ thu hồi nợ quá hạn và xử lý nợ xấu chưa thật sự hỗ trợ hoạt động thu nợ của ngân hàng.

- Do thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ, giai đoạn đã tác động đến hoạt động chung của ngân hàng và phát sinh những tình huống bất thường, khó lường trước. Do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, cũng như sự thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của khách hàng, kéo theo khó khăn về mặt tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ. Cơ chế điều hành hoạt động tiền tệ, tỷ giá của NHNN Việt Nam dẫn đến việc can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho Vietinbank và các ngân hàng khác không chủ động trong việc thay đổi chính sách và chiến lược kinh doanh.

- Tình hình kinh tế tỉnh Bình Định gặp nhiều khó khăn, một số ngành nghề sau khủng hoảng chưa kịp phục hồi. Trong thời gian qua, các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của tỉnh vẫn tiếp tục gặp khó khăn về giá cả và thị trường tiêu thụ, các lĩnh

vực kinh doanh khác như công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 lên hầu hết các ngành nghề lĩnh vực trong đó có hoạt động của các NHTM. Do đó, việc tăng trưởng tín dụng bán lẻ cũng gặp nhiều khó khăn.

- Do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại ngày càng khốc liệt, đã phát sinh những vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh việc cạnh tranh giữa các ngân hàng này với ngân hàng khác còn có sự cạnh tranh không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, giảm các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng, an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, thậm chí mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng.

Do nguyên nhân khách quan từ nhận thức không đúng đắn về pháp luật và lừa dối của khách hàng. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với dự án, phương án vay vốn; thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính; một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng; khách hàng cố tình vi phạm quy định, gian lận trong giao dịch như giả mạo chữ ký, đóng dấu chữ ký khắc sẵn trên chứng từ khi phát hành séc hoặc lập ủy nhiệm chi...Trong quan hệ tín dụng phẩm chất đạo đức của khách hàng là yếu tố quyết định thiện chí trả nợ cũng như mức độ trung thực và điều này quyết định đến hoạt động trả nợ của khách hàng. Do đó mà nó cũng tác động đến phát triển hoạt động tín dụng.

> Nguyên nhân chủ quan

- Xây dựng chính sách chưa phù hợp, bám sát thị trường. Nhìn chung, chính sách cho vay dành cho đối tượng là KHCN của chi nhánh chưa rõ ràng, cụ thể, nhiều khi còn chưa linh hoạt và bám sát thực tế địa phương.

- Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế do chủ yếu là cán bộ trẻ. Tuy họ có sự năng động, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm công tác. Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của CBTD - những người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ số vốn từ khi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. CBTD cần phải phân tích kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích dự án vay vốn của khách hàng, quản lý giám sát tình hình sử dụng

vốn vay. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng CBTD ngày càng cao để có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng.

- Chi nhánh vẫn chưa chú trọng đến việc Marketing, quảng bá thương hiệu. Công tác marketing chưa được thực hiện tốt nên chưa phát huy vai trò trong việc thu hút mở rộng khách hàng mới. Các sản phẩm tín dụng vẫn chưa phổ biến đến khách hàng một cách rộng rãi, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, sơ sài.

- Nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong các nghiệp vụ ngân hàng là cần thiết vì nó không những giảm khoản chi phí bình quân cho các nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian giao dịch mà còn giúp ngân hàng dễ dàng nắm bắt cơ hội đầu tư mới... Một ngân hàng có công nghệ hiện đại không những có khả năng thu hút được nhiều khách hàng, mà còn có khả năng thu thập và xử lý thông tin về khách hàng một cách đầy đủ và toàn diện. Qua đó, tạo điều kiện cho việc ra quyết định trong quá trình cấp tín dụng và trích lập dự phòng chính xác góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay.

- Địa bàn hoạt động bó hẹp chủ yếu ở khu vực thành phố còn các huyện khác chưa được khai thác mạnh nên bỏ qua lượng khách hàng vay vốn lớn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đi sâu phân tích cụ thể tình hình tín dụng KHCN của Vietinbank CN KCN Phú Tài dựa trên nền tảng những cơ sở lý luận đã đưa từ chương 1.

Trong những năm qua nhìn chung hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank CN KCN Phú Tài đã được chú trọng hơn thể hiện trong việc ban hành cụ thể các quy định, dư nợ cho vay có bước tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống người dân và tổ chức trên địa bàn, cơ cấu cho vay đã có sự thay đổi phù hợp với tình hình chung. Tuy nhiên, công tác phát triển tín dụng còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Thông qua việc phân tích, tác giả đã đưa ra những đánh giá chung về hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại

Vietinbank CN KCN Phú Tài, những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện trong chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -

CHI NHÁNH KCN PHÚ TÀI

3.1 Định hướng chiến lược phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhântại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh KCN Phú Tài

Một phần của tài liệu 1238 phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP công thương VN chi nhánh KCN phú tài (FILE WORD) (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w