7. Kết cấu của đề tài
3.3.4. Kiến nghị đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để phát triển hoạt động cho vay tại các NHTM, không chỉ cần sự nỗ lực từ phía ngân hàng mà cũng cần phải có sự thay đổi và hoàn thiện từ bản thân các DNNVV để có thể đáp ứng các yêu cầu vay vốn Ngân hàng. Luận văn này, tác giả có một số kiến nghị đối với các DNNVV như sau:
- Tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là hồ sơ không thể thiếu để ngân hàng xem xét phục vụ cho công tác XHTDNB và thẩm định cho vay. Do đó, để dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng, các DNNVV phải thực hiện minh bạch tình hình tài chính của mình để nâng cao uy tín đối với các TCTD.
- Tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia kiểm soát dòng tiền SXKD và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn.
Trong thực tế, các DNNVV thường nghĩ rằng, khi đã có đủ TSĐB và vay trả đầy đủ thì ngân hàng không nên quan tâm sâu vào dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, tuy nhiên nếu làm vậy các ngân hàng sẽ gặp trở ngại khi cấp tín dụng hoặc khi muốn tăng hạn mức cho vay do dòng tiền doanh thu là nguồn thu nợ vay quan trọng mà ngân hàng nhắm đến khi tài trợ phương án vay của doanh nghiệp.
- Chủ động nghiên cứu cơ chế chính sách của Nhà nước và tiếp cận thiết lập quan hệ với NHTM
Trong quá trình SXKD,DNNVV cần chủ động tìm hiểu cơ chế năm bắt chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động của mình để có thể nắm bắt được những ưu đãi của Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, kỹ năng quản lí, mặt bằng SXKD và tránh được hoạt động không phù hợp với quy định pháp luật. Bên cạnh vấn đề luật pháp, một bộ phận các DNNVV hiện nay ít khi chủ động tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Nguyên nhân một phần do tâm lý ngại công khai minh bạch thông tin, lo ngại thủ tục vay vốn còn rườm rà,... Vì vậy, bản thân doanh nghiệp cũng cần thay đổi suy nghĩ này và cần chuẩn bị cho mình những điều kiện đầy đủ, chủ động tìm đến với ngân hàng. Doanh nghiệp có thể thiết lập quan hệ với ngân
97
hàng trước khi xin vay thông qua việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như:chuyển tiền, trả lương, dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán hóa đon,...
- Đổi mới công nghệ sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong nước cũng như quốc tế
Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào trong nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với những đối thủ cạnh tranh lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý hiện đại. Để nhanh chóng thích ứng trong bối cảnh mới, các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng cần không ngừng đổi mới về công nghệ, thiết bị, áp dụng các hệ thống quản trị hiện đại, mô hình kinh doanh tiên tiến để nâng cao hiệu quả SXKD đồng thời tạo ra được những sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế về quy cách, chất lượng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hạn chế các rủi ro kinh doanh khi hàng không đủ chất lượng phải bị trả về,.. ..qua đó tạo thêm điểm cộng rất lớn trong quá trình xin vay vốn của DNNVV tại ngân hàng.
- Hạn chế tình trạng dàn trải quan hệ tín dụng với các ngân hàng
Các ngân hàng thường khá thận trọng cho vay đối với các Doanh nghiệp thiết lập quan hệ vay vốn cùng lúc với nhiều ngân hàng do ngân hàng khó kiểm soát nguồn thu doanh nghiệp thường phân tán dòng tiền về các ngân hàng cho vay. Do đó bản thân mỗi Doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn kỹ để chỉ nên quan hệ duy nhất với mỗi ngân hàng.
- Nâng cao khả năng lập phương án kinh doanh và dự án đầu tư
Bên cạnh việc minh bạch thông tin tài chính, các DNNVV cần phải nâng cao khả năng xây dựng phương án kinh doanh, dự án đầu tư phù hợp với quy định vay vốn Ngân hàng. Khi doanh nghiệp xây dựng phương án hoặc dự án đầu tư một cách đầy đủ,có sơ sở thực hiện, có khả năng hoàn trả nợ vay và cụ thể thì sẽ giúp Ngân hàng thấy sự cần thiết và hiệu quả đầu tư của dự án, tạo điều kiện cho ngân hàng sớm ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo ít rủi ro nhất.
98
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng phát triển cho vay DNNVV của BIDV Bình Định, nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác phát triển cho vay DNNVV của BIDV Bình Định đã trình bày ở Chương 2 và định hướng phát triển cho vay DNNVV của BIDV Bình Định trong thời gian tới, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước, BIDV Hội sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các DNNVV để góp phần thúc đẩy việc phát triển cho vay DNNVV của Bình Định nói riêng.
99
KẾT LUẬN
DNNVV ngày càng đóng một vài trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, việc phát triển việc cho vay đối với DNNVV của ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng, vừa giúp hỗ trợ cho các DNNVV phát triển và vừa tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong những năm qua, BIDV đã cố gắng mở rộng quy mô đi đôi với việc nâng cao chất lượng cho vay DNNVV, thể hiện ở dư nợ cho vay DNNVV có sự tăng trưởng và tỷ lệ nợ xấu DNNVV luôn ở mức thấp qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại và hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của một trong những ngân hàng lớn nhất tại địa bàn.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định ”
đã hoàn thành một số nội dung sau:
Hệ thống hóa các vấn đề về DNNVV, hoạt động cho vay DNNVV của NHTM, phát triển cho vay DNNVV của NHTM đồng thời đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay DNNVV của NHTM.
Nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển cho vay DNNVV tại BIDV Bình Định qua đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của BIDV Bình Định trong thời gian qua, từ đó tìm ra được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế đó.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã phân tích, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cho vay DNNVV tại BIDV Bình Định. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc phát triển cho vay DNNVV tại BIDV Bình Định, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với nhiều phía như: phía cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN Việt Nam, BIDV Hội sở chính, và bản thân các DNNVV. Tác giả hy vọng rằng với sự chung tay từ nhiều phía sẽ giúp cho mục tiêu phát triển cho vay DNNVV của BIDV Bình Định sẽ ngày được thuận lợi hơn.
Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu những hạn chế cũng như đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhưng vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp cũng
100
như những hạn chế và mặt kiến thức, kinh nghiệm nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Minh Anh (2016), Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chương Mỹ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Kim Bông (2018), Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
4. Chính Phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một sổ điều của Luật Hồ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,
Hà Nội.
5. Cục thống kê Bình Định(2020), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2020,
Bình Định.
6. Nguyễn Thị Anh Đào (2015),Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Phú Yên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 7. Lê Khắc Định (2016), Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Lê Thị Việt Hà (2017), Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Thanh Xuân, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
102
9. Phạm Thị Hằng (2017), Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.
10. Đặng Thị Thanh Mai (2015), Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Trương Xuân Hiếu (2018), Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNNngày 31/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Định,
Báo cáo kết quả kinh doanh 2016-2020, Bình Định.
15. Nguyễn Như Quý (2018), Phát triển cho vay DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành,
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. 16. Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/doanh-nghiep/.
17. Ngô Xuân Thanh (2019), Huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa qua tổ chức tín dụng và phát hành trái phiếu, https://tapchitaichinh.vn/tai-
chinh-kinh-doanh/huy-dong-von-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-qua- to-chuc-tin-dung-va-phat-hanh-trai-phieu-314698.html.
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2020), Báo cáo đánh giá 02 năm triển
103
khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh,
Bình Định.
19. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2018), Đổi mới phương thức hỗ trợ tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị cho Việt Nam, Hà Nội.
20. Phạm Phương Thảo (2013), Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Đống Đa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Phùng Thị Thu Trang (2015), Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
22. Nguyễn Thùy Trang (2017), Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Thanh Tùng (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàn Kiếm, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.