Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng HC Lyell

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị HC lyell tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 31 - 34)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân mắc HC Lyell cho thấy các triệu chứng xuất hiện sau khi dùng thuốc trung bình 8,59 ± 8,84 ngày. Trong đó, số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lâm sàng sau 1-7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (51,28%) (Bảng 3.7). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Đoàn, thời gian xuất hiện triệu chứng của nhóm bệnh nhân mắc HC Lyell và SJS là 8,1±5,1 ngày [5] và các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác [22, 27, 47]. Tuy nhiên, thời gian này theo một số tác giả lại dài hơn. Nghiên cứu của Vinod K Sharma và cộng sự cho thấy triệu chứng lâm sàng xuất hiện sau dùng thuốc 24,4 ±37,0 ngày [58].

Sốt cao là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân HC Lyell. Nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân có triệu chứng sốt cao (Bảng 3.8), xuất hiện trong vòng 1 tuần kể từ lúc vào viện và kéo dài. Đây là một trong những dấu hiệu khác với SJS và hồng ban đa dạng, sốt thường không cao và chỉ trong vài ngày. Có 61,54% bệnh nhân có biểu hiện ngứa sau khi dùng thuốc và 87,18% bệnh nhân đau rát ở da và niêm mạc (Bảng 3.9). Theo Becker DS, nhiệt độ tăng cao ở các bệnh nhân mắc HC Lyell có thể do cơ thể

phản ứng với thuốc gây dị ứng, hoặc do sự hoại tử thượng bì làm giải phóng các chất gây sốt, hoặc do cả hai [22].

Tổn thương da thường gặp nhất là bọng nước (97,44%) và dát đỏ (84,62%). Điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác, tổn thương bọng nước xuất hiện ở 100% bệnh nhân có HC Lyell và SJS nói chung [10, 12, 16]. Các biểu hiện này thường xuất hiện một cách đột ngột, bọng nước nông và dễ vỡ, để lại những vết trợt lan tỏa do tình trạng hoại tử thượng bì. Xen kẽ với bọng nước là dát đỏ, thường là đỏ sẫm, đôi khi có hiện tượng xuất huyết.

Đánh giá diện tích thương tổn da ở bệnh nhân mắc HC Lyell không những có giá trị chẩn đoán xác định và phân biệt với SJS mà cũn giỳp cho vấn đề tiên lượng bệnh. Kết quả nghiên cứu của chỳng tôi thấy 100% bệnh nhân có tổn thương da chiếm trên 30% diện tích da cơ thể. Trong đó, 89,74% bệnh nhân có tổn thương da chiếm trên 80% (Bảng 3.10). Tuy nhiên, đánh giá của chúng tôi chỉ dựa vào mô tả lâm sàng kết hợp với sơ đồ tổn thương (theo nguyên tắc số 9 của Wallace [29]) trong hồ sơ bệnh án.

Dấu hiệu Nikolsky là triệu chứng quan trọng để xác định hiện tượng hoại tử thượng bì và giúp chẩn đoán phân biệt HC Lyell với các thể dị ứng thuốc khác. Trong bệnh án, có 37 trường hợp (94,87%) có ghi nhận dấu hiệu Nilolski dương tính, 2 trường hợp không ghi nhận dấu hiệu này. Tuy nhiên, tất cả các bệnh án đều mô tả tình trạng hoại tử thượng bì.

Tổn thương niêm mạc thường gặp là trợt, loét niêm mạc các hốc tự nhiên (Bảng 3.9). Có 36/39 (92,31%) bệnh nhân có tổn thương niêm mạc, trong đó 77,77% bệnh nhõn có tổn thương từ 2 hốc tự nhiên trở lên. Tổn thương niêm mạc miệng là thường gặp nhất, ở 28/39 (71,79%) bệnh nhân nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Morales ME, tổn thương niêm mạc chiếm tỷ lệ cao ở nhóm bệnh nhân mắc HC Lyell và SJS, trong đó 84% có tổn thương mắt [40].

Rối loạn nước điện giải là một trong những biểu hiện thường gặp trong dị ứng thuốc thể nặng. Tình trạng này được xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm sinh hóa. Nghiên cứu cho thấy 84,62% bệnh nhân có rối loạn nước với các biểu hiện sốt cao, mạch nhanh, da khô và những thay đổi về điện giải. Điều này cho thấy việc chú ý đến bù nước, điện giải cho bệnh nhân HC Lyell ngay từ khi mới vào viện, khi triệu chứng mới xuất hiện là điều rất quan trọng, thậm chí quyết định sự sống còn của bệnh nhân. Trong số 39 bệnh nhõn có 11 trường hợp (28,2%) phải chuyển sang khoa hồi sức cấp cứu hoặc nặng xin về (Bảng 3.13), đều có rối loạn nước điện giải và/ hoặc kết hợp với tình trạng nhiễm khuẩn hay các biến chứng gan thận.

Nghiên cứu các đặc điểm cận lâm sàng khác thấy có 53,58% bệnh nhân thiếu máu, 33,33% bệnh nhân có giảm bạch cầu trong máu ngoại vi (Bảng 3.11). Đây là một trong những biểu hiện cần lưu ý vì một số loại thuốc có tác dụng gây độc tế bào dẫn đến tan máu, thậm chí các thuốc này có thể ức chế sinh sản ở tủy. Có 35,9% bệnh nhân tăng bạch cầu, hầu hết các trường hợp này có bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, có thể do cơ thể đáp ứng với tình trạng nhiễm khuẩn. Trong 39 bệnh nhân có 1 trường hợp (2,56%) nhiễm khuẩn huyết, 4 trường hợp (10,26%) có biến chứng viêm phổi.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân có tăng men gan trong máu chiếm 64,1% tổng số bệnh nhân. Theo Yamane Y, gan là cơ quan thường hay bị tổn thương nhất trong nhóm bệnh nhân SJS và HC Lyell [61]. Nghiên cứu của Vũ Ngân Quỳnh năm 2005 tại khoa Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, 70,6 % bệnh nhân mắc HC Lyell và SJS có tăng men gan [13]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Đoàn [5] và Soza A [54]. Một số thuốc có thể gây độc và hủy hoại tế bào gan. Trong 2 bệnh nhân có viêm gan, 1 bệnh nhân bị phong sau điều trị theo phác đồ DDS, Rifampicin và Lampren, 1 bệnh nhân sau sử dụng Paracetamol. Cả 2 loại

thuốc này đều là những thuốc rất độc cho gan. Tổn thương tế bào gan càng gây ra nhiều khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị cũng như làm chậm hồi phục bệnh.

Có 30,9% bệnh nhân có protein niệu dương tính, 15,38% tổng số bệnh nhân có tăng creatine máu.

Để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng khả năng tử vong của bệnh nhân

mắc HC Lyell, ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thang điểm SCORTEN [21]. Tất cả bệnh nhân nhập viện cần được đánh giá chỉ số SCORTEN thường xuyên giúp cho vấn đề tiên lượng bệnh và có thái độ xử trí kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, do thiếu thông tin thu thập được từ các hồ sơ bệnh án nên chưa khảo sát, đánh giá được thang điểm này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị HC lyell tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 31 - 34)