0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Những hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY PPTX (Trang 34 -37 )

Thực tiễn năm 2000 đã phần nào cho thấy vai trò tích cực của công tác GPMB trong tiến độ thi công và trong công tác vận động ODA. Năm 2000 mặc dù hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện nhưng với quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương và đặc biệt là công tác vận động và thuyết phục nhân dân nên việc GPMB cho nhiều công trình trọng điểm đã được hoàn thành kịp thời, công trình nhanh chóng được khởi công. Nhờ vậy, năm 2000 tổng vốn ODA được giải ngân đạt 1.650 triệu USD, bằng 99.3% kế hoạch là mức cao nhất kể từ năm 1993 đến nay (năm 1999 là 83%, năm 1998 là 76.2%, năm 1997 là 66.8%). Qua kết quả

Nguyễn Thái Vũ A1 – CN8 58 giải ngân này, hội nghị nhóm tài trợ cho Việt Nam cuối năm ngoái đã cam kết tiếp tục tài trợ cho nước ta ở mức cao là 2.4 tỷ USD

Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhằm đẩy nhanh công tác GPMB nhưng các giải pháp của ta mới chỉ là các giải pháp tình thế, mang tính chất đối phó chứ chưa được đảm bảo bằng một khung pháp lý phù hợp. Chính vì lý do này nên chỉ một số ít dự án được sự quan tâm thích đáng của các ban ngành liên quan là có tiến độ GPMB khá còn hầu hết các dự án đều rất chậm trễ.

Công tác giải phóng mặt bằng là khâu then chốt quyết định tiến độ của một dự án. Rất nhiều dự án gặp khó khăn trong GPMB nên đành tập trung vào hạng mục chính và làm theo kiểu "cuốn chiếu" nghĩa là mặt bằng có đến đâu thì làm đến đó và đến khi không bàn giao mặt bằng kịp thì "tắc", máy móc thiết bị nhân lực và cả "nhà tài trợ" cũng đành ngồi đợi để giải ngân.

Có những tuyến đường đáng lẽ có thể được đưa vào sử dụng nhưng chỉ do vướng một vài điểm chưa giải phóng được mặt bằng nên không thể thi công nốt. Tình trạng máy móc thiết bị, nhân lực vật tư và cả vốn ngồi đợi mặt bằng diễn ra ở hầu hết các dự án GTVT.

Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều, song có thể đưa ra một vài nguyên nhân chủ yếu:

Nguyên nhân cơ bản chính là việc định giá đền bù mà vấn đề này lại liên quan đến một loại các chính sách chưa đủ "chín" và việc áp dụng các chính sách này cũng chưa thống nhất, dẫn đến sự chênh lệch cao trong mức chi trả đền bù trong cùng một khu vực và luôn luôn xảy ra một tình trạng là người dân cho rằng " giá đền bù như vậy là quá thấp", nhất là trong điều kiện nhà đất đang sốt như hiện nay. Sự không thống nhất trong việc định giá dẫn đến kết cục là người dân sẽ dựa vào mức giá thực tế chứ không cần biết đến các khung giá và hệ số K của Chính phủ và họ chỉ chịu đồng ý di dời khi thấy thoả mãn với giá trị đền bù.

Chính vì chưa có sự thống nhất về định giá đền bù nên như một Đại biểu Quốc hội đã phát biểu trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X "những người ngoan cố chây ỳ

Nguyễn Thái Vũ A1 – CN8 59 không chịu di dời trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình công cộng được lợi hơn những người có ý thức chấp hành chủ trương của một Nhà nước" là một thực tế. Nguyên nhân có một phần bắt nguồn chính từ Nghị định 22 của Chính phủ, trong đó còn nhiều điều bất cập như:

 Chưa có quy định về mức đất ở đối với các trường hợp đã sử dụng đất trước khi có Luật năm 1993, nhất là các trường hợp thừa kế.

 Quy định này cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất với Nghị Định 60/Cp và Nghị định 45/CP của Chính Phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.

 Những quy định về đất ở và đất nông nghiệp ở nông thôn còn chưa rõ ràng. Tình trạng chậm GPMB có một phần nguyên nhân là do người dân không có thông tin, hầu hết đến khi chuẩn bị phải di dời người dân mới biết chính xác là mình sắp bị "hót đi" như thế nào. Trước đó hầu hết là các thông tin ngoài luồng, các tin đồn thổi. Tình trạng rất phổ biến là khi thấy "mấy ông nhà nước" đi "đo đo". "vẽ vẽ", "cắm cái cọc chỗ này, chỗ kia" thì người dân thường tự đi hỏi nhau, tự nghe ngóng và khi được hỏi thì câu cửa miệng bao giờ cũng là "nghe người ta nói là..." chứ không bao giờ là "uỷ ban có thông báo với chúng tôi rằng...".

Nguyên nhân tiếp theo là sự nhận thức về luật pháp của người dân còn thấp. Trên thực tế thì không thể yêu cầu người dân có nhận thức cao vì rất nhiều tuyến đường giải phóng mặt bằng đi qua các khu vực có dân trí thấp. Tình trạng "phép vua thua lệ làng" là rất phổ biến, nhất là khi tại một số khu vực nhận thức ngay cả của các cấp chính quyền cũng chưa thấu đáo.

Sự tồn tại độc lập của các cơ quan quản lý cùng tham gia giải quyết GPMB cũng là một nguyên nhân gây ra các chậm trễ và ách tắc trong khâu này. Ví dụ như muốn di dời dù chỉ một cây cột điện trung thế cũng cần mời các ban ngành liên quan của ngành điện đến thực hiện các công tác đo đạc, lập biên bản, lập kế hoạch di chuyển. Sau đó phải chờ ngành chủ quản phê duyệt, quá trình phê duyệt này thường mất rất nhiều thời gian do phải qua nhiều bước. Sau khi phê duyệt rồi thì

Nguyễn Thái Vũ A1 – CN8 60 mới có thể tiến hành di dời nhưng cũng chưa hẳn đã hết các khó khăn. Chủ đầu tư dù có "sốt ruột" đến mấy cũng không thể "điều binh" của ngành khác được, còn chưa kể đến mối quan hệ giữa Chủ đầu tư, Ban GPMB địa phương và các cấp chính quyền địa phương không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió"

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY PPTX (Trang 34 -37 )

×