Những hạn chế trong công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông VN trong những năm gần đây pptx (Trang 31 - 34)

Xu hướng từ những năm 95 trở về đây cho thấy tỷ lệ % giá trúng thầu trên giá dự toán có xu hướng giảm dần. Những dự án đấu thầu năm 95, tỷ lệ này là 70-80%, năm 97 là 60-70%, đến năm 99 chỉ còn 50-60% và trong buổi mở thầu Hầm Hải Vân tháng 2 năm 2000, người ta đã không khỏi sửng sốt khi giá mở thầu chỉ bằng 30% giá dự toán (giá trúng thầu cả hai gói là 72.690 triệu USD trên giá dự toán là 241.890 triệu USD).

Bảng 8: So sánh giá trúng thầu của dự án ADB3 - nâng cấp quốc lộ 1A (Quảng Ngãi - Nha Trang)

S T T T Tên gói thầu Liên danh trúng thầu Giá trúng thầu VNĐ Giá trúng thầu so với giá dự Giá trúng thầu so với giá trung

Nguyễn Thái Vũ A1 – CN8 55

toán bình bỏ thầu

1 ADB 3-1 Cienco5-Kuk Dong 210.813.415.304 57.14% 69.98% 2 ADB 3-2 Cienco5-Thành An 201.996.115.097 45.79% 58.31% 3 ADB 3-3 Cienco5-Kuk Dong 252.739.583.428 54.78% 73.71% 4 ADB 3-4 Cienco5-Cienco 6 171.205.892.896 47.55% 62.70%

(Nguồn: Bộ GTVT)(13)

Sự chênh lệch quá lớn giữa giá đấu thầu và giá dự toán không thể do nguyên nhân giá dự toán được định quá cao vì giá dự toán được lập ra qua sự xem xét kỹ lưỡng cẩn thận của các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm và qua rất nhiều cấp xét duyệt. Sự chênh lệch này chỉ nói lên một hiện trạng là: các nhà thầu đang bằng mọi giá phải có được công trình, để có được công ăn việc làm.

Vì sợ trượt thầu nên ngay trước khi bỏ thầu người ta còn làm các thư giảm giá, đôi khi trị giá đến 15% của giá bỏ thầu để đảm bảo chắc chắn hơn cho sự thắng thầu của các giá bỏ thầu đã thấp hơn nhiều với giá dự toán. Các thư giảm giá này thực sự là không có cơ sở vì giá bỏ thầu đã được tính toán và giải trình đến từng chi tiết của từng hạng mục công việc, không thể bỏ hạng mục nào và cũng không thể giảm giá thành của hạng mục đó đi đến 15%. Một số nhà thầu khi được yêu cầu giải trình lý do của thư giảm giá thì chủ đầu tư được giải thích rằng họ sẽ cắt giảm lợi nhuận và tối ưu hoá các chi phí quản lý.v.v. Điều này nghe có vẻ có lý nhưng trên thực tế thì họ cứ giảm giá để trúng thầu, khi có công trình rồi thì tiếp tục xoay xở.

Tất cả các nhà thầu lớn nước ngoài đã từng đấu thầu rất đông đúc ở các dự án vào đầu những năm 1995-1997 đều nản lòng với giá bỏ thầu rẻ bất ngờ của các nhà thầu Việt Nam và các liên danh có nhà thầu Việt Nam. Cho đến các dự án ADB3 Quảng Ngãi - Nha Trang, không còn một Nhà thầu Châu Âu, Châu Mỹ và thậm chí cả Nhật Bản là nước cho vay đầu tư dự án cũng còn không nhiều, chỉ còn một số nhà thầu Đông Nam á, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc vẫn còn cố gắng theo đuổi dưới dạng liên danh với các nhà thầu Việt Nam. Khi trúng thầu, họ chỉ cử một

Nguyễn Thái Vũ A1 – CN8 56 vài người làm công tác quản lý, hưởng tỷ lệ % và tuyệt đối không tham gia trực tiếp vào bất kỳ hạng mục thi công nào. Có thể lấy Kuk-Dong, một nhà thầu Hàn Quốc từng được đánh giá là một nhà thầu tham gia thực sự một cách đúng đắn và nghiêm túc gói thầu WB1 (đoạn Dốc Xây - Vinh) và nay khi liên danh với Cienco 5 trúng thầu hai gói 1 và 3 của dự án ADB3 (Quảng Ngãi - Nha Trang) là một điển hình.

Sự thật hiển nhiên là các Tổng công ty hoặc liên danh Tổng công ty (TCT) gặp rất nhiều khó khăn trong việc chỉ định các Công ty thành viên tham gia vì giá quá thấp, càng làm càng lỗ. TCT không thể bù lỗ hàng trăm tỷ cho các gói thầu lớn và chỉ còn một giải pháp là "ép" các công ty thành viên nhận một phần của gói thầu như một nghĩa vụ "chia lửu và chịu lỗ" với TCT. Tiếp đến các công ty thành viên lại chia cho các xí nghiệp trực thuộc và đôi khi còn được chia tiếp đến các đội sản xuất dẫn đến một sự thật là người làm thầu thì ít trực tiếp thi công còn người thi công thì chẳng được bàn đến giá thầu.

Những gói thầu lớn, mang tiếng là đấu thầu quốc tế, gói thầu hàng mấy trăm tỷ nhưng đi hàng chục km cũng chẳng thấy bóng dáng"ông tây" nào cả, người chỉ đạo trực tiếp lại là những xí nghiệp sản xuất trực tiếp và rất mù mờ về những " thông lệ và quan hệ trong Dự án quốc tế, Điều kiện hợp đồng, Tài liệu đấu thầu...".

Xét về hình thức thì giá bỏ thầu thấp đã tiết kiệm được một khoản tiền cho nhà nước nhưng những hậu quả mà nó đem lại là nguy cơ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án, chất lượng công trình và bản thân sự phát triển bền vững của các nhà thầu. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng chung đến uy tín của Việt Nam đối với nhà tài trợ:

 Vì giá bỏ thầu quá thấp nên nhà thầu không còn khả năng thuê hoặc mua thêm máy móc thiết bị mà chỉ có thể dùng các thiết bị hiện có, nhà thầu sẽ không thể đáp ứng được năng lực về thiết bị khi công trình cần đẩy nhanh tiến độ.

 Với giá trúng thầu thấp, nhà thầu không còn đủ khả năng để thuê thầu phụ cho các phần việc không đủ máy móc thiết bị hoặc chuyên môn mà sẽ phải tự xoay xở, gây chậm trễ cho tiến độ công trình và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Nguyễn Thái Vũ A1 – CN8 57

 Nhà thầu có xu hướng trốn tránh tối đa các chi phí khi có điều kiện. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình và gây rất nhiều khó khăn cho tư vấn giám sát. Nhà thầu thường có tư tưởng đối phó nhiều hơn tự giác trong công tác đảm bảo chất lượng.

 Giá trúng thầu thấp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động, chế độ thưởng, đãi ngộ không thoả đáng dẫn đến tâm lý thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

 Đối với bản thân nhà thầu, nếu đảm bảo được chất lượng công trình thì cũng không thể có lãi, không tích luỹ thêm được vốn để mở rộng, đầu tư mới, tăng phúc lợi cho người lao động. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng về tài chính và nguy cơ phá sản.

 Về phía chủ đầu tư cũng không mong muốn một giá bỏ thầu quá thấp tới mức bất hợp lý vì nó gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý và đảm bảo tiến độ. Việc chậm tiến độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ giải ngân. Phía tại trợ không chỉ đánh giá việc nguồn vốn có được sử dụng hiệu quả hay không thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội vĩ mô mà trước hết là các chỉ tiêu cụ thể, trong đó có tiến độ của dự án và tốc độ giải ngân.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông VN trong những năm gần đây pptx (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)