0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quá trình hình thành và phát triển công ty:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: “NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU XI MĂNG HẢI VÂN “ PPSX (Trang 28 -33 )

VI. Lời cảm ơn

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty:

Công ty xi măng Hải Vân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, tiền thân là xi nghiệp liên doanh xi măng Hoàng Thạch với công

suất 80000 tấn / năm vào năm 1990 tại khu công nghiệp Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

Đến tháng 04 / 1994, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày một gia tăng của thị trường Quảng Nam Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung, công ty được chính phủ, Bộ xây dựng và UBND thành phố Đà Nẵng cho phép đầu tư thêm

một nhà máy nghiền xi măng với công suất thiết kế 520000 tấn / năm do hãng KRUPP POLYSIUS của Cộng hòa liên bang Đức cung cấp thiết bị, lắp đặt và

Công ty xi măng Hải Vân luôn phấn đấu là một trong những nhà cung ứng vật liệu

xây dựng hàng đầu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Với công suất thiết kế

600000 tấn / năm và dây chuyền sản xuất hiện đại, công ty đã được Bộ khoa hocj và công nghệ tặng giải thưởng chất lượng Việt Nam 2007 cho loại hình doanh nghiệp

sản xuất lớn. Sản phẩm xi măng Hải Vân đã cung cấp cho các công trình lớn trong

khu vực như Hầm đường bộ Hải Vân, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, đê chắn

sóng ở cảng Tiên Sa và nhiều công trình hạ tầng giao thông nông thôn khác. Trong

những năm qua, công ty xi măng Hải Vân đã đưa ra thị trường gần 5000000 tấn xi măng đạt tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó 2 công ty xi măng lớn là công ty xi măng Hà Tiên 1 và công ty xi măng Hoàng Thạch ký hợp đồng gia công với sản lượng

lớn.

Thàng 09/2000, công ty xi măng Hải Vân đượch cấp giấy chứng nhận hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 : 1994, đến tháng 03/2003 thì chuyển

sang phiên bản ISO 9001:2001 và duy trì cho đến nay.

Tháng 03/2001, công ty xi măng Hải Vân chính thức là đơn vị thành viên của tổng công ty xi măng Việt Nam, là đơn vị sản xuất xi măng duy nhất của tổng công ty xi măng Việt Nam tại khu vực Nam miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên. Vừa có lợi

thế về vị trí địa lý, vừa là thành viên của tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty xi măng Hải Vân có vai trò chiến lược trong việc phát triển ngành xi măng của tổng công ty xi măng Việt Nam tại các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên.

Tháng 04/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc sắp xếp, đổi

mới công ty nhà nước trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam. Tiếp theo, đến

tháng 03/2007 Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 367/ QĐ-BXD về việc thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Trong đó, công ty xi măng Hải Vân là doanh nghiệp được thực hiện cổ phần hóa trong năm 2007.

Văn phòng chính và cơ sở sản xuất đóng tại khu công nghiệp Liên Chiểu :

Số : 65 Nguyễn Văn Cừ - quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng Điện thoại : 0511.842095 - 0511.842622 Fax : 0511.842441 Email : xmhaivan@dng.vnn.vn

Công ty xi măng Hải Vân có các chức năng hoạt động kinh doanh như sau:

Công nghiệp sản xuất xi măng Kinh doanh xi măng các loại

2.2.2.đồ tổ chức của công ty:

Lãnh đạo đảm bảo có đủ nguồn lực cần thiết về con người cũng như cơ sở vật chất

kỹ thuật để thực hiện có hiệu lực và có hiệu quả các quá trình sản xuất kinh doanh

và cung cấp các dịch vụ. Để triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đã được

hoạch định, Lãnh đạo công ty đã quy định chức năng, quyền hạn và các mối quan

hệ giữa các phòng ban, phân xưởng trong công ty như sau:  Giám đốc công ty:

 Hoạch định chính sách và mục tiêu chất lượng.

 Cung cấp đủ nguồn lực để duy trì hoạt động của hệ thống

chất lượng

 Tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng chiến lược phát triển

Giám Đốc Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phòng TC- LĐ-TL Phòng HC-QT Phòng KT-TK-TC Phòng KT - KH Phòng KD Phòng Kỹ Thuật Phân Xưởng 2 Phân Xưởng 1 Phòng KSC Phân Xưởng

 Hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp phụ trách các phòng Kinh tế- Kế hoạch – Tài chính, phòng Tổ chức- Lao động- Tiền lương và phòng Hành chính- Quản trị

 Phó giám đốc kỹ thuật:

 Phụ trách điều hành toàn bộ lĩnh vực kỹ thuật sản xuất gồm:

kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa lớn, kỹ thuật công

nghệ, cơ điện, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm, tiến

bộ khoa học kỹ thuật, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản

xuất, công tác sửa chữa thiết bị công nghệ, công tác phòng chống bão lụt.

 Phụ trách trực tiếp các lĩnh vực: kỹ thuật, KCS, các phân

xưởng  Phó giám đốc kinh doanh:

 Phụ trách điều hành các hoạt động trong lĩnh vực kinh

doanh gồm: Kế hoạch kinh doanh, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, công tác đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị và nguyên vật liệu đảm bảo cho kế hoạch sản xuất.

 Phụ trách trực tiếp các phòng: Phòng Kinh tế kế hoạch và phòng Kinh doanh.

Phòng Kinh tế - Thống kê - Tài chính

Chịu trách nhiêm quản lý vốn, lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện

nghĩa vụ nộp ngân sách, trích lập các quỹ…

Phòng Hành chính – Quản trị:

Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát về pháp chế với các văn bản công ty gởi đi

hoặc nhận được, lưu trữ tài liệu, hồ sơ của công ty, quản lý, tổ chức sửa chữa cơ

sở vật chất của công ty.

Xây dựng, ban hành nội quy lao động. Thực hiện tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp

nguồn nhân lực cho công ty, xây dựng bậc lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong toàn công ty.

Phòng Kinh tế - Kế hoạch

Xây dựng và đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư. Tham gia

khai thác lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức mua và tiếp nhận hàng hóa theo hợp đồng.

Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, theo dõi báo cáo tình hình kinh doanh cho giám đốc.

Phòng Kinh doanh:

Lập kế hoạch cung ứng sản phẩm cho các nhà phân phối, thu thập thông tin về thị trường, tìm kiếm khách hàng, theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng,

giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Phòng Kỹ thuật:

Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát kỹ thuật, các quá trình công nghệ. Thường

xuyên nghiên cứu để giữ ổn định và tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lượng

sản phẩm, hiệu quả sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Thực hiện

kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị sản xuất, quản lý các thiết bị đo lường.

Chủ trì cùng với các đơn vị xây dựng và áo dụng các định mức kinh tế kỹ thuật.

Nghiên cứu, đề xuất, thẩm định các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và các biện pháp

hợp lý hóa sản xuất.

Phòng KCS:

Kiểm tra và thử nghiệm tất cả nguyên vật liệu nhập vào công ty, bán thành phẩm và thành phẩm. Theo dõi tình trạng, chất lượng của nguyên vật liệu để ra đơn phối liệu cho các phân xưởng sản xuất trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, duy trì

ổn định chất lượng sản phẩm ở mức hợp lý, kết hợp hài hòa giữa chất lượng cạnh

tranh và giảm chi phí sản xuất cho nguyên vật liệu. Thực hiện kế hoạch kiểm định,

hiệu chuẩn các thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm.

Các phân xưởng sản xuất:

Tổ chức sản xuất các loại sản phẩm đảm bảo các thông số về chất lượng theo kế

Vận hành thiết bị sản xuất đảm bảo các quy trình, quy phạm về vận hành và an toàn trong sản xuất.

Nghiên cứu đề xuất các phương án hợp lý hóa trong sản xuất, áp dụng các tiến bộ

kỹ thuật để nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của thiết bị công nghệ, giảm

tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: “NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU XI MĂNG HẢI VÂN “ PPSX (Trang 28 -33 )

×