- Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu
2.3.3. Nội dung phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tạ
Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam
Nội dung phân tích TCDN ở ngân hàng tương tự như nội dung phân tích TCDN thông thường với mục đích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để biết được năng lực tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính (nếu có). Tuy nhiên, ngân hàng thường quan tâm hơn tới các chỉ số về cơ cấu tài chính và khả năng thanh toán để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp nếu có sử dụng tín dụng của ngân hàng.
Cụ thể phân tích TCDN trong hoạt đông tín dụng của ngân hàng thường đi vào phân tích các nội dung cơ bản sau:
Phân tích tình hình tài chính (Phân tích BCĐKT)
Bảng CĐKT phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm (vào cuối kỳ kế toán), hay nói cách khác: Bảng CĐKT phản ánh một cách toàn diện về tài sản và nguồn vốn của DN tại một thời điểm.
Mục đích của ngân hàng khi phân tích bảng CĐKT của DN vay vốn là nhằm xem xét tình hình tài chính của DN thông qua việc đánh giá: cơ cấu tài chính, tình hình đầu tư, khả năng thanh toán của DN để từ đó thấy được qui mô vốn đầu tư của DN vào quá trình sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nợ và khả năng đảm bảo nợ vay của DN. Với tư cách là chủ nợ, ngân hàng luôn quan tâm tới khả năng thanh toán nợ của DN trong ngắn hạn và dài hạn, thông qua xem xét khả năng DN tạo ra đủ tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả đúng hạn.
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh:( Phân tích KQKD )
Báo cáo KQKD phản ánh tổng quát tình hình KQKD của DN trong một kỳ kế toán, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Thông qua phân tích báo cáo KQKD của doanh nghiệp, ngân hàng có thể thấy được:
- Các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận phát sinh trong kỳ báo cáo của DN.
- Đánh giá về tình hình tài chính của DN trên các mặt: năng lực hoạt động, khả năng sinh lời cũng như xem xét các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng
đến các
chỉ tiêu tài chính.
Nhận xét quan hệ tín dụng của doanh nghiệp:
- Xem xét tổng dư nợ vay tại các ngân hàng và TCTD tính đến thời điểm hiện tại (thời điểm đánh giá DN); kiểm tra DN có nợ quá hạn hay đã từng
có nợ
quá hạn tại các TCTD chưa, nếu có thì tìm hiểu về mức độ nợ quá hạn, nguyên
nhân nợ quá hạn và các thông tin về DN được gia hạn nợ. Bên cạnh đó là xem
xét về việc DN có bị chiếm dụng vốn không, nếu có thì khả năng thu hồi
vốn của
DN là như thế nào?
- Một trong những nội dung không thể thiếu trước khi thiết lập quan hệ tín dụng với DN là xem xét uy tín của DN: văn hóa DN, các mối quan hệ trong nội
bộ DN, mối quan hệ giữa DN với cộng đồng xã hội đặc biệt là trong các giao
dịch giữa DN với các tổ chức khác.
- Xep hạng tín dụng: căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá nội bộ, ngân hàng sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho DN.