Với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (Trang 105 - 107)

- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng

T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ

3.3.1. Với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần tăng cường hệ thống thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm tín dụng Ngân hàng (CIC), tạo điều kiện cho các ngân hàng truy cập rộng rãi về thông tin của người đi vay, báo cáo tài chính của khách hàng, số tiền vay, tình hình vay trả, tài sản đảm bảo... tại các ngân hàng khác để hỗ trợ các ngân hàng nắm bắt thông tin đầy đủ về khách hàng trước khi quyết định cho vay, làm tăng chất lượng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Sớm hoàn thiện và đưa vào áp dụng Quy định về phân loại nợ mới thay thế cho Quyết định 493. Có chế tài xử phạt đối với những ngân hàng chưa thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ để có tạo sự minh bạch, khách quan giữa các ngân hàng với nhau, tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư đối với ngân hàng.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra tại chỗ các tổ chức tín dụng nhằm giám sát, ngăn ngừa và cảnh báo kịp thời các rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng.

93

- Công ty mua bán nợ đã được thành lập song đến nay thì công ty này hoạt động không có hiệu quả, chưa thực hiện được nhiện vụ xử lý nợ đóng băng của các Ngân hàng. Công ty mua bán nợ cần mua lại các khoản nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại sau đó tiến hành phân loại trên cơ sở cơ cấu lại để nâng cao giá trị đem bán cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các công ty này là một bộ phận trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên hoạt động có tính chất như một doanh nghiệp Nhà nước.

- Thành lập một Công ty/Trung tâm chuyên nghiệp trong việc xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng để hỗ trợ tích cực ngân hàng trong việc khởi kiện ra Tòa, thực hiện thủ tục pháp lý, hành chính để đấu giá, phát mại tài sản thế chấ p được nhanh chóng, giúp ngân hàng phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ gốc, lãi quá hạn.

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BIDV Bank for Investment and Development of Vietnam - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CBTD Cán bộ tín dụng

94

KẾT LUẬN

Cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, bài học từ sự sụp đổ của những ngân hàng hàng đầu nước Mỹ có hàng trăm năm kinh nghiệm xuất phát từ nguyên nhân rủi ro tín dụng cho thấy vai trò của việc quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng chất lương QLRRTD tại BIDV, chỉ ra được những ưu điểm cần phát huy và những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Với những vấn đề mang tính vĩ mô nằm ngoài phạm vi của BIDV, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong những năm làm việc tại BIDV của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót - hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Nguyễn Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng và đồng nghiệp công tác tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hướng dẫn tận tình và các đồng nghiệp tại BIDV đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

95

Một phần của tài liệu (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w