Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 49)

- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng

4- Nợ nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam tương đồng với mức độ hội nhập. Có thể thấy rằng, trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998, Việt Nam chưa bị ảnh hưởng quá nhiều vì khi đó hội nhập kinh tế còn ở mức hạn chế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã hội nhập hơn, đặc biệt là từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, mặc dù lãi suất huy động liên tục tăng cao song nguồn vốn vẫn rất căng thẳng, NHNN khống chế lãi suất trần cho vay, tỷ giá tăng cao và chênh lệch giữa tỷ giá ngân hàng và thị trường tự do dẫn đến việc khan hiếm vốn ngoại tệ, các doanh nghiệp cũng trong tình trạng tương tự (thiếu vốn, tăng chi phí sản xuất, khan hiếm ngoại tệ thanh toán...) làm nguyên nhân dẫn đến nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng cao.

Trong thời gian vừa qua, tình hình thị trường bất động sản Việt Nam cũng có những lúc "nóng lạnh" bất thường, đã có hiện tượng nhiều người dân bình thường vay tiền mua nhà để bán lại (đầu cơ nhỏ lẻ để kiếm lời) cũng như nhiều dự án nhà đất lớn trong thời gian vừa qua được các ngân hàng tài trợ vốn. Hiện nay, theo quan sát của giới chuyên môn, đến 80-90% người mua các căn hộ chung cư, nhà phân lô không phải để ở mà cho mục đích cầu cơ kiếm lời. Rủi ro “bong bóng” của thị trường đối với ngân hàng cho vay chắc chắn sẽ rất cao vì nhu cầu mua nhà sẽ có điểm dừng nhất định và nhanh chóng rớt xuống.

38

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản trong thời gian qua có xu hướng tăng mạnh. Thêm vào đó Thị trường chứng khoán điều chỉnh tăng giảm bất thường, nhiều đợt giảm mạnh nên nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang lĩnh vực bất động sản vì có cảm giác an toàn hơn, điều này khiến thị trường bất động sản đang dần sôi động trở lại. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cho vay để đầu tư bất động sản gia tăng trong thời gian qua. Mặc dù tỷ lệ cho vay bất động sản so với tổng dư nợ của toàn hệ thống tổ chức tín dụng chưa ở mức cao, nhưng với tốc độ tăng nhanh như thời gian qua cộng với tính lỏng kém trong thị trường này thì cần có những chính sách thích hợp để hạn chế những rủi ro tín dụng có nguy cơ gia tăng khi thị trường bất động sản đóng băng như những năm trước.

Để can thiệp, tránh tình trạng "bong bóng" của thị trường nhà đất, rút kinh nghiệm từ thực tế của các ngân hàng Mỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản nhắc nhở và các NHTM hạn chế cho vay bất động sản, các lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh, gần đây nhất là văn bản ngày 20/11/2009. Tuy nhiên, khi mà nhu cầu về nhà ở tăng mạnh, đặc biệt ở hai khu vực phát triển kinh tế nhất đất nước là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh thì các NHTM sẽ khó bỏ qua đối tượng cho vay khá hấp dẫn này.

Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong việc quản trị rủi ro tín dụng, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:

Một là: tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các

khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Hai là: xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo

tính độc lập giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro.

Ba là: nâng cao chất lượng hệ thống xếp hạng, chấm điểm khách hàng để

39

Bốn là: tăng cường kiểm soát tín dụng bất động sản, hạn chế cho vay đối

với những trường hợp đầu cơ kiếm lời, những dự án lớn mà năng lực, kinh nghiệm của khách hàng không đủ khả năng kiểm soát.

Năm là: không ngừng nâng cao chất lượng dự báo, phân tích những biến

động của thị trường để từ đó chủ động đề phòng và có những chính sách chuyển đổi phù hợp để hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh.

Kết luận chương I

Chương I của Luận văn đã đề cập đến những khái niệm cơ bản, sự cần thiết và các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng QLRRTD, kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng của các ngân hàng Thái Lan và bài học từ tín dụng nhà đất của Mỹ để có thể vận dụng vào Việt Nam. Những lý luận cơ bản của chương I sẽ tạo điều kiện để phát triển, ứng dụng vào thực tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong lĩnh vực QLRRTD.

Chỉ tiêu________________ 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng tài sản 117.976 158.165 201.382 242.316 292.198 Vốn huy động 85.747 106.496 138.233 200.539 219.735

40

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w